Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài: Các miền địa lý tự nhiên Việt Nam. Bài học nằm trong chương trình Khoa học xã hội 8. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Điều chỉnh:

Bài 29: Tiết

CÁC MIỀN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN

TIẾT 1:

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Qua bài học, học sinh đạt được:

  1. Kiến thức:
  • Biết được vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ của 3 miền địa lí tự nhiên: miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ; miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ; miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
  • Trình bày và giải thích được một số đặc điểm nổi bật về địa lí tự nhiên của mỗi miền.
  1. Kỹ năng:
  • Rèn luyện được các kí năng: đọc bản đồ địa lí tự nhiên, phân tích biểu đồ khí hậu để trình bày các đặc điểm tự nhiên của một miền.
  1. Thái độ:
  • Có ý thức trong vấn đề sự dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường ở địa phương.
  1. Định hướng hình thành phát triển năng lực:
  • Sống tự chủ, trách nhiệm.
  • Năng lực: Năng lực giải quyết vấn đề, tự nhận thức- tự học, sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo, năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, tranh ảnh...

II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM

  • Nội dung: Tìm hiểu về các miền địa lý tự nhiên tại nước ta:

+ Tìm hiểu vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của miền

+ Tìm hiểu về địa hình, khí hậu, sông ngòi.

+ Tìm hiểu về các địa điểm tự nhiên khác.

III. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM

  • Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở, vấn đáp, thảo luận nhóm, trình bày một phút kết quả thảo luận

IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

  1. Giáo viên:

+ Đồ dùng: Máy chiếu, lược đồ như SHD.

+ Phiếu học tập.       

+Một số bảng phụ (Kèm giáo án PP)

  1. Học sinh:

+  Đọc trước bài học.         

+  Hoàn thành một số phiếu (theo mẫu) và bảng phụ.    

+  Chuẩn bị trước mục B

V. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

  1. Ổn định lớp.
  2. Kiểm tra bài cũ.
  3. Bài mới.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh.

- Phương pháp: vấn đáp, giao tiếp

- Thời gian:

- Khởi động:

+ GV chiếu H1- Các miền địa lí tự nhiên.

+ Đặt câu hỏi như SHD

+ HS trả lời GV nhận xét và kết luận.

Dẫn dắt:

Việt Nam được chia làm ba miền địa lí tự nhiên. Mỗi miền có những nét nổi bật về cảnh quan tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, góp phần phát triển kinh tế- xã hội của cả nước…. Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về…..

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.

- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm…

- Thời gian:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG BÀI HỌC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.

Bước 1: Tìm hiểu về vị trí địa lý và lãnh thổ

*Hoạt động chung:

- GV: chiếu H2- SHD.

? Xác định vị trí, giới hạn của miền Bắc và ĐB Bắc Bộ?

? Vị trí đó có ảnh hưởng gì đến KH của vùng?

 

* GV: chốt.

Bước 2: Tìm hiểu về địa hình, khí hậu và sông ngòi.

* Hoạt động nhóm:

- GV: gọi HS đọc thông tin SHD/ 106.

- Đặt câu hỏi và yêu cầu hoàn thiện bảng theo yêu cầu SHD.

- GV: hỏi mở rộng, liên hệ

? Khí hậu lạnh có ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp và đời sống con người như thế nào?

+ Thuận lợi: đa dạng cây trồng

+ Khó khăn: thiệt hại SXNN, ảnh hưởng SK

 Lấy VD về những thiên tai xảy ra ở miền trong thời gian gần đây

? Trước những thiên tai đó, đồng bào cả nước đã có những hành động nào hướng về nhân dân của miền?

I- Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ

 

1. Tìm hiểu về vị trí địa lý và lãnh thổ.

- Nằm sát chí tuyến Bắc, gồm vùng đồi núi tả ngạn S. Hồng và ĐBBB

=> Có khí hậu cận nhiệt, nhiệt đới và ôn đới

=> Chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhiều đợt gió mùa Đông Bắc

 

2. Tìm hiểu về địa hình, khí hậu và sông ngòi.

( Nội dung theo kết quả PHT số 1)

 

 

 

 

 

* Kết quả PHT số 1:

 

Đặc điểm

Biểu hiện nổi bật

Địa hình đa dạng, phần lớn là đồi núi thấp

- Địa hình đồi núi thấp là chủ yếu, nhiều núi cánh cung mở rộng về phía bắc.

- Cao nhất nền cổ thượng nguồn sông Chảy.

Tính chất nhiệt đới giảm sút, màu đông lạnh nhất cả nước .

- Mùa đông: chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa ĐB

-> Đến sớm và kết thúc muộn, kéo dài nhất cả nước.

->Giá lạnh, mưa phùn

- Mùa hạ: chịu ảnh hưởng của gió mùa TN

-> nóng ẩm, mưa nhiều, có mưa ngâu.

Sông ngòi

 

 

 

 

 

-  Nhikho hệ thống sông lớn: Thái Bình, Sông Hồng; Kì Cùng - Bằng Giang.

- Việc đắp đê ngăn lũ làm thay đổi địa hình: trong đê không được bồi đắp thường xuyên, ngoài đê có các ô trũng khó cải tạo...

Bước 3: Tìm hiểu về các đặc điểm tự nhiên khác nhau.

* Hoạt động cá nhân:

GV: chiếu lược đồ H2

+ Gọi HS lên bảng chỉ vào lược đồ

? Nêu sự phân bố của những mỏ khoáng sản?

 

 

 

? Em hãy kể tên một số cảnh đẹp của miền mà em biết?

3. Tìm hiểu về các đặc điểm tự nhiên khác nhau.

Sự phân bố của một số mỏ khoáng sản ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ:

-         Than ở Quảng Ninh, Thái Nguyên quặng thiếc ở Cao Bằng

-         quặng sắt ở Thái Nguyên

-         Bô-xit ở Cao Bằng

-         Vàng ở Bắc Kạn.

Một số cảnh đẹp của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ mà em biết là:

-         Vịnh Hạ Long

-         Tam Đảo

-         Hồ Ba Bể

-         Núi Mẫu Sơn...

TIẾT 2

Hoạt động 2: Tìm hiểu miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

Bước 1: Tìm hiểu về vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

- HS: Hoạt động chung, quan sát lược đồ, xác định:

* Bản đồ TNVN/ Atlat- HĐ cá nhân< chiếu BĐ và câu hỏi

? Xác định vị trí của miền

? Vị trí tiếp giáp

? Giới hạn của vùng

? Đánh giá về vị trí của miền trong phát triển KT.

 

Bước 2: Tìm hiểu về địa hình, khí hậu, sông ngòi.

- GV: gọi HS đọc thông tin SHD/ 106.

- Đặt câu hỏi và yêu cầu hoàn thiện bảng theo yêu cầu SHD.

- HS: hoạt động nhóm- thảo luận, trình bày, nhận xét.

- GV chốt.

II- Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

1. Tìm hiểu về vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ.

 

 

 

 

 

- Giới hạn: hữu ngạn sông Hồng từ

Lai Châu - Thừa Thiên Huế

=> Thuận lợi trong giao lưu và ph triển KT

 

 

2. Tìm hiểu về địa hình, khí hậu, sông ngòi.

 

( Theo kết quả PHT số 2).

 

 

 

 

Đặc điểm

Biểu hiện nổi bật

Địa hình cao nhất nước ta, có nhiều dãy núi và sông lớn chạy theo hướng TB- ĐN.

- Nhiều núi cao, thung lung sâu, các dãy núi chạy so le nhau.

- Xen giữa là các sơn nguyên đồ sộ.

- Dãy HLS cao nhất VN.

- mạch núi lan ra sát biển xen ĐB -> cảnh quan đẹp, đa dạng.

-> ĐH được Tân kiến tạo nâng lên -> núi cao -> KH lạnh -> đai cao thổ nhưỡng -> SV á nhiệt đới và ôn đới núi cao.

Khí hậu đặc biệt do tác động của địa hình ảnh hưởng của GMĐB và gió phơn TN.

- Mùa đông đến muộn và kết thúc sớm.

- Khí hậu lạnh chủ yếu do núi cao, tác động của các đợt gió mùa đông bắc đã giảm nhiều.

- Mùa hạ đến sớm, gió Tây khô nóng.

- Chế độ mưa: mưa ít

+ TB: tập trung mùa hạ

+ BTB:  mùa mưa chuyển dần sang thu đông.

Sông ngòi

-  Có độ dốc lớn, nguồn nước dồi dào, có giá trị thủy điện.

- Các nhà máy thuỷ điện lớn: Sơn La, Hòa Bình, Lai Châu.

Bước 3: Tìm hiểu về các đặc điểm tự nhiên khác và vấn đề bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai.

* Hoạt động cá nhân:

- GV: gọi đọc thông tin – tr 109; 110; yêu cầu HS trình bày ý kiến theo hướng dẫn tr 109.

 

 

 

 

 

 

- GV: chốt

- Yêu cầu HS khái quát lại bài học.

3. Tìm hiểu về các đặc điểm tự nhiên khác và vấn đề bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai.

* Đặc điểm tự nhiên khác:

- Hàng trăm mỏ quặng, đất hiếm

- Có đầy đủ các vành đai TV và nhiều loài SV quý hiếm

- Tài nguyên biển đa dạng.

=> Tài nguyên phong phú nhưng khai thác còn chậm

* Bảo vệ môi trường.

- Khôi phục và phát triển rừng đầu nguồn

- Bảo vệ, nuôi dưỡng hệ sinh thái biển, đầm, sông

* Sẵn sàng, chủ động phòng chống thiên tai

 

Tiết 3

Hoạt động 3: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

Bước 1: Tìm hiểu về vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ.

 

- HS: hoạt động chung, quan sát lược đồ, trình bày liên hệ

- GV: yêu cầu HS quan sát H5, đọc thông tin và xác định vị trí tiếp giáp, phạm vi lãnh thổ.

 

 

 

- GV: chốt.

Bước 2: Tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên của vùng.

 

- GV: gọi đọc yêu cầu mục 2/ tr 111.

- Gọi đọc thông tin.

- Thực hiện các yêu cầu theo mục 2.

- GV : chốt.

 

? Đánh giá chung về tài nguyên của miền

? Cần khai thác, sử dụng TN và chú ý đến vấn đề gì?

III. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

1. Tìm hiểu về vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ.

- Tiếp giáp:

+ Bắc: miền TB và BTB

+ Nam: vịnh Thái Lan

+ Đông: biển Đông

+ Tây: Lào & CPC

=> Thuận lợi giao lưu phát triển KT, khó  khăn an ninh quốc phòng

- Phạm vi lãnh thổ: kéo dài từ Đà Nẵng -> Cà Mau chiếm 1/2 S cả nước

=> Miền tự nhiên rộng nhất cả nước.

2. Tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên của vùng.

( Kết quả theo PHT số 3)

 

 

 

 

 

* Phong phú, tập trung, dễ khai thác

=> Phát  triển đa dạng, toàn diện các ngành kinh tế.

 

* Kết quả PHT số 3.

 

Thành phần

 tự nhiên

 Đặc điểm nổi bật.

Địa hình và khoáng sản.

a. Trường Sơn Nam

- Núi cao và CN hùng vĩ

- Cảnh quan rộng lớn, đa dạng, khí hậu mát mẻ -> Phát triển du lịch

b. ĐB Nam Bộ

- Thấp, bằng phẳng.

- Chiếm 1/2 diện tích đất phù sa cả nước.

* Khoáng sản: Dầu khí tập trung ở các mỏ thuộc thềm lục địa phía Nam…

Khí hậu

- Nhiệt độ cao từ 210-> 250 => Nóng quanh năm

- Chế độ mưa không đồng nhất

- Mùa khô kéo dài, thiếu nước nghiêm trọng.

- Mùa khô ở phía nam diễn ra gay gắt hơn so với 2 miền phía bắc- do mưa ít, độ ẩm nhỏ, lượng nước bốc hơi lớn/ mùa khô vô cùng khắc nghiệt.

Sông ngòi

- Sông của NTB ngắn, dốc, có giá trị thủy điện.

- Sông ở Nam Bộ cung cấp phù sa mà mỡ.

Rừng

- Có nhiều loại sinh thái, chiếm 60% S cả nước, có nhiều SV quý hiếm.

Biển

- Có nhiều vũng, vịnh nước sâu, kín gió; vùng biển rộng nhiều tôm cá…

TIẾT 4

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được.

- Phương pháp: Vấn đáp

- Thời gian:

+ HS: làm việc cá nhân, hoàn thành bài tập trong SHDH.

+ HS: báo cáo kết quả; bổ sung

+ GV: nhận xét, đánh giá, kết luận

+ Bài tập luyện tập:

* So sánh 3 miền tự nhiên

(Kết quả PHT số 4)

 

           Miền

 

Yếu tố

Miền Bắc và ĐBBB

Miền Tây Bắc và BTB

Miền NTB và Nam Bộ

Địa hình

Địa hình đa dạng: núi cao, đồi núi thấp, đồng bằng.

Đây là vùng đồi núi thấp, nổi bật là những dãy núi hình cánh cung

Địa hình cao nhất nước ta, có nhiều dãy núi cao như: Hoàng Liên Sơn, dãy Pu Đen Đinh, Pu Đen Sao, Trường Sơn Bắc, ...

Hướng chủ yếu là Tây Bắc - Đông Nam với các bề mặt sơn nguyên, cao nguyên, đồng bằng giữa núi.

Khối núi cổ Kon Tum. Chủ yếu là cao nguyên, sơn nguyên, núi ở cực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. 

Đồng bằng ven biển thu hẹp, đồng bằng Nam Bộ thấp, bằng phẳng và mở rộng.

 

Khí hậu- Thủy văn

Lạnh nhất cả nước, mùa đông kéo dài

Sông Hồng, sông Thái Bình, sông Kì Cùng,… mùa lũ từ tháng 6-10

Mùa đông lạnh do núi cao và gió mùa đông bắc

Sông Đà, sông Mã, sông Cả,… mùa lũ ( Bắc Trung Bộ) từ tháng 9-12

Nóng quanh năm, lạnh do núi cao.

Sông Mê Công, sông Đồng Nai, sông Vàm Cỏ, lũ từ tháng 7 -11, kênh rạch nhiều

Đất- Sinh vật

Đất: Feralit ở đồi núi và phù sa màu mỡ ở đồng bằng

Sinh bật ưa lạnh cận nhiệt đới phát triển

 

Có đủ hệ thống đai cao: nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt đới gió mùa trên núi có đất mùn thô; đai ôn đới.

Rừng phong phú với nhiều kiểu loại sinh thái

Diện tích rừng của miền chiếm 60% diện tích rừng cả nước.

Rừng có nhiều loại động, thực vật quý hiếm.

 

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG- TÌM TÒI, MỞ RỘNG

- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Phương pháp: Vấn đáp các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới

- Thời gian:

GV: Hướng dẫn HS về nhà thực hiện các yêu cầu theo SHDH

HS: Tìm hiểu và đọc thêm kiến thức, tài liệu