Dưới đây là mẫu giáo án vnen bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới. Bài học nằm trong chương trình vnen ngữ văn 9 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích..
Ngày soạn: .../.../20... Ngày dạy: .../.../20... BÀI 20 - CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỈ MỚI I. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu bài học • Chỉ ra và phân tích được những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam và yêu cầu phải nhanh chóng khắc phục điểm yếu, hình thành những đức tính và thói quen tốt khi đất nước đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thế kỉ mới được thể hiện trong văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới. • Nhận biết được đặc điểm và công dụng của các thành phần biệt lập; biết cách sử dụng thành phần gọi, đáp trong câu. • Viết được bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. Nắm được kiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. 2. Phẩm chất và năng lực • Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm • Năng lực: tự học; hợp tác; năng lực giao tiếp; năng lực thưởng thức văn học , giải quyết vấn đề và sáng tạo... II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: • Máy chiếu, bảng phụ, PHT • Phương pháp: đọc sáng tạo; dùng lời có NT; thuyết trình, vấn đáp, gợi tìm; thảo luận nhóm ; nêu và giải quyết vấn đề; quan sát và phân tích ngôn ngữ, rèn luyện theo mẫu... • Kĩ thuật trình bày một phút, kĩ thuật học tập hợp tác; kĩ thuật động não;KT đọc tích cực, KT chia nhóm, KT công đoạn 2. Học sinh: Đọc, trả lời hệ thống câu hỏi Sgk theo sự hướng dẫn của giáo viên. III. NỘI DUNG BÀI 20: CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỈ MỚI (1) Tiết 96 Hình thức tổ chức Nội dung A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Năng lực: giao tiếp - PP: vấn đáp * HĐ cá nhân - Sử dụng câu hỏi phần A ? Em hiểu “hành trang” là gì? ? Theo em, học sinh lớp 9 cần chuẩn bị những hành trang gì để bước vào trường trung học phổ thông ? - Mời một số HS chia sẻ - HS nhận xét, bổ sug - GV ĐG, dẫn vào bài - "Hành trang" theo nghĩa đen nghĩa là đồ dùng mang theo và các thứ trang bị khi đi xa. Trong một số trường hợp, từ "hành trang" còn mang ý nghĩa là hành trang tinh thần như tri thức, kỹ năng, thói quen… Nghĩa này được sử dụng theo phương thức ẩn dụ. - Theo em, học sinh cần chuẩn bị: + Hành trang kiến thức + Hành trang tâm lí. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Năng lực: tự học; hợp tác; năng lực thưởng thức văn học - Phương pháp: đọc sáng tạo; dùng lời có NT; vấn đáp, gợi tìm; thảo luận nhóm ; * Hoạt động cá nhân, KT trình bày một phút,máy chiếu - Yêu cầu HS trình bày về tác giả, tác phẩm. - HS trình bày, bổ sung - GV chuẩn xác, đánh giá * Dạy học cả lớp - Hướng dẫn đọc, đọc mẫu - Gọi đọc, nhận xét - Yêu cầu HS giải thích 1 số chú thích. * Hoạt động cặp, máy chiếu - GV nêu câu hỏi ? Xác định PTBĐ? ? Vấn đề NL? ? Bố cục của văn bản? - HS hoạt động trao đổi, trình bày, bổ sung - GV chuẩn kiến thức, HS tự đánh giá. * Hoạt động cả lớp, máy chiếu ? Tìm câu văn nêu vấn đề? ? Nhận xét cách nêu vấn đề của tác giả ? ? Đặt vào hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, em có nhận xét gì về vấn đề này Giảng * Hoạt động cặp, KT hẹn hò (6h), máy chiếu - Chiếu câu hỏi ? Theo tác giả, vấn đề quan trọng nhất khi bước vào thế kỉ mới là gì? ? Tìm câu văn nêu luận điểm ? Tác giả đã đưa ra những luận cứ nào ? Nhận xét về lí lẽ, cách lập luận ? Qua đó, tác giả khẳng định điều gì - HS hoạt động trao đổi, trình bày, phản biện - GV chuẩn xác, HS đánh giá chéo * Hoạt động cá nhân, KT đọc tích cực, máy chiếu - Nêu câu hỏi ? Tìm chi tiết nêu bối cảnh thế giới và đất nước? ? Như vậy, bối cảnh đó đã đặt ra cho đất nước ta những mục tiêu và nhiệm vụ như thế nào? - HS suy nghĩ, trình bày, nhận xét - GV bổ sung, đánh giá Giảng, liên hệ bối cảnh hiện nay * Hoạt động nhóm (4), KT chia nhóm, bảng phụ, máy chiếu - Chiếu câu hỏi ? Tác giả nêu và phân tích những điểm mạnh, điểm yếu nào trong tính cách, thói quen của người Việt Nam? ? Nhận xét gì về cách lập luận, việc sử dụng ngôn ngữ? ? Tác giả chỉ rõ những điểm mạnh, điểm yếu nhằm mục đích gì? ? Thái độ của tác giả khi chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu của con người VN? - HS hoạt động trao đổi, trình bày, phản biện - Chiếu chuẩn xác, GV-HS đánh giá * Bình * Dạy học cả lớp, máy chiếu ? Phần kết thúc vấn đề, tác giả nêu nhiệm vụ gì? ? Từ đó, em hiểu gì về tg bài viết? ? Em có nhận xét gì về nhiệm vụ tác giả nêu ra? ? Qua văn bản, em hiểu gì về tác gỉa bài viết? * Dạy học cả lớp, KT trình bày một phút, máy chiếu ? Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật của văn bản? ? Qua bài văn, em hiểu thế hệ trẻ Việt Nam cần mang theo hành trang gì khi vào thế kỉ mới? - GV chuẩn kiến thức. I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả, tác phẩm a. Tác giả + Vũ Khoan, sinh năm 1937. + Quê ở Hà Tây. + Là một nhà hoạt động chính trị. b. Tác phẩm + Tác phẩm ra đời vào năm 2001- thời điểm chuyển giao giữa hai thế kỉ, hai thiên niên kỉ -> Thời điểm hết sức đặc biệt. + Văn bản được đăng trên tạp chí " Tia sáng" ( 2001), in trong tập " Một góc nhìn của tri thức". 2. Đọc, tìm hiểu chú thích 3. Tìm hiểu chung - PTBĐ: Nghị luận - Vấn đề NL: chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới - Bố cục: 3 phần + Hai đoạn đầu: Nêu vấn đề + Tiếp theo -> hội nhập: Giải quyết vấn đề (TB) + Còn lại: Kết thúc vấn đề -> Rõ ràng, mạch lạc, liên kết chặt chẽ II. Phân tích 1. Nêu vấn đề (MB) - Lớp trẻ....kinh tế mới - Nhận xét cách nêu vấn đề: Nêu trực tiếp, ngắn gọn => Vấn đề cấp thiết, vừa mang tính thời sự vừa mang ý nghĩa lâu dài. 2. Giải quyết vấn đề a. Sự chuẩn bị của con người * Luận điểm: Trong sự chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới thì sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. - Luận cứ: + Vì con người là động lực phát triển của lịch sử. + Trong nền kinh tế tri thức, con người càng có vai trò quan trọng hơn. - Nhận xét: + Lí lẽ xác đáng, thuyết phục + Phép lập luận phân tích => Khẳng định vai trò quan trọng của con người trong mọi thời điểm b. Bối cảnh thế giới và đất nước - Một thế giới khoa học công nghệ phát triển nhanh. - Sự giao thoa, hội nhập giữa các nền kinh tế ngày càng sâu rộng. - Phải cùng một lúc giải quyết 3 nhiệm vụ... => Bối cảnh thế giới ngày nay đã đặt ra những mục tiêu, nhiệm vụ nặng nề cho đất nước ta. c. Những điểm mạnh, điểm yếu của con người VN Điểm mạnh Điểm yếu Thông minh, nhạy bén với cái mới Hổng kiến thức cơ bản, khả năng thực hành, sáng tạo hạn chế Cần cù, sáng tạo Thiếu tỉ mỉ,không coi trọng quy trình công nghệ... Đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ nhau trong lịch sử Đố kị nhau trong làm ăn, trong cuộc sống thường ngày. Bản tính thích ứng nhanh Kì thị kinh doanh , thói quen bao cấp, ỷ lại, khô vặt, không coi trọng chữ tín... - Nhận xét: Các luận cứ được nêu song song, đối chiếu nhau; sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ. => Người VN cần nhìn nhận rõ những điểm mạnh, điểm yếu. Từ đó khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh tạo thành thói quen tốt khi bước vào thế kỉ mới.. - Thái độ tác giả: tôn trọng sự thật, nhìn nhận toàn diện, khách quan, không thiên lệch. 3. Kết thúc vấn đề (KB) - Lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu Làm cho lớp trẻ nhận rõ điểm mạnh, điểm yếu tạo thói quen tốt ngay từ những việc nhỏ nhất. => Nhiệm vụ rõ ràng, thiết thực - Tác giả: Ông là người có tầm nhìn xa trông rộng, lo lắng cho tiền đồ của đất nước, thấy rõ được vai trò của thế hệ trẻ Việt Nam. 4. Tổng kết - Nghệ thuật: + Bố cục mạch lạc, quan điểm rõ ràng. + Lập luận ngắn gọn, cô đọng. + Chứng minh, phân tích, so sánh, đối chiếu... - Nội dung: + Thế hệ trẻ nhìn nhận rõ những điểm mạnh, điểm yếu. + Rèn cho mình những đức tính và thói quen tốt. + Phát huy những điểm mạnh, khắc phục loại bỏ những điểm yếu. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Năng lực: tự học; - Phương pháp: vấn đáp * HĐ cặp, KT động não - Yêu cầu HS trả lời BT 1 - HS hoạt động trao đổi, trình bày, nhận xét - GV tổng kết chốt các đáp án đúng - GV - HS đánh giá Bài tập 1 - Điểm mạnh: nhiều HS đạt giải cao trong các kì thi quốc tế,; tinh thần đoàn kết của các cầu thủ U23; tinh thần tương thân, tương ái giúp đỡ đồng bào bị thiên tai... - Điểm yếu: nhiều sinh viên ra trường không có khả năng làm việc, không có khả năng thực hành; tác phong làm việc lề mề... D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Năng lực: giao tiếp - Phương pháp: vấn đáp * HĐ cá nhân, KT lắng nghe và phản hồi tích cực - Yêu cầu HS trả lời BT 2 - HS trao đổi, chia sẻ, nhận xét - GV đánh giá E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG - Năng lực: tự học, sử dụng CNTT - Phương pháp: vấn đáp * Dạy học cả lớp - Hướng dẫn HS thực hiện BT 1,2/mục E ở nhà. * Hướng dẫn học tập - Học bài + Điểm mạnh, điểm yếu của con người VN + Ý nghĩa của văn bản - Chuẩn bị : mục B.3,4; C.3 + Đọc ví dụ + Trả lời các câu hỏi + Làm các bài tập _____________________________________________________ Ngày soạn: …/…/20… Ngày dạy: …/…/20… Bài 20: CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỈ MỚI (2+3) III. NỘI DUNG Tiết 97 A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Năng lực: giao tiếp - PP: vấn đáp * HĐ cá nhân, máy chiếu - Chiếu VD và câu hỏi 1. Này, bạn đi đâu đấy? 2. Bạn Đông, lớp trưởng lớp 9A, rất nhanh nhẹn. a. Xác định CN, VN? b. Các từ in đậm có tham gia diễn đạt nghĩa sự việc trong câu không? Tác dụng? - HS trả lời, nhận xét - GV đánh giá, dẫn vào bài học mới. 1. Này, bạn // đi đâu đấy? CN VN 2. Bạn Đông, lớp trưởng lớp 9A, //rất nhanh nhẹn. CN VN - Các từ in đậm không tham gia diễn đạt nghĩa sự việc, dùng để gọi (1), bổ sung ý nghĩa cho từ đứng trước (2) B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Năng lực: tự học; hợp tác - Phương pháp: vấn đáp, gợi tìm; thảo luận nhóm; quan sát và phân tích ngôn ngữ * Hoạt động nhóm (bàn), KT hợp tác, máy chiếu - HS trả lời các câu hỏi mục a - HS hoạt động trao đổi, trình bày, nhận xét - GV chuẩn kiến thức, đánh giá - GV chốt * Hoạt động cặp, KT chia nhóm (2 bàn liền kề), máy chiếu - HS trả lời các câu hỏi mục b, bổ sung câu hỏi: ? Các cụm từ, câu in đậm được ngăn cách với CN, VN bằng dấu nào? - HS hoạt động trao đổi, trình bày, nhận xét. - GV chuẩn xác đáp án, HS tự đánh giá. - GV chốt * Chốt: Thành phần gọi - đáp, thành phần phụ chú được gọi là thành phần biệt lập. * Hoạt động cá nhân, máy chiếu - Yêu cầu HS điền từ mục c - HS suy nghĩ, trình bày, nhận xét - GV chuẩn xác, HS đánh giá chéo * Dạy học cả lớp ? Đặt câu có sử dụng thành phần gọi đáp, thành phần phụ chú ? Qua 2 tiết học, em hãy kể tên các thành phần biệt lập? - Chuẩn kiến thức. III. Tìm hiểu về các thành phần biệt lập (Tiếp) 1. Tìm hiểu ví dụ a. VD a * Những từ in đậm: này, thưa ông - Những từ ngữ trên được dùng để: + a. Này-> dùng để gọi, thiết lập quan hệ giao tiếp + b. Thưa ông-> dùng để đáp, duy trì quan hệ giao tiếp - Không tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu. => Các từ, cụm từ in đậm là thành phần gọi - đáp b. VD b - Nếu lược bỏ các từ ngữ in đậm, nghĩa sự việc của câu không thay đổi vì bộ phận in đậm bổ sung cho ND chính của câu. (1). Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh - và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi. - Cụm từ in đậm: + Bổ sung ý nghĩa cho cụm từ “ đứa con gái đầu lòng” + Được đặt giữa dấu gạch ngang và dấu phẩy (2). Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. - Cụm từ in đậm + Bổ nghĩa cho cả 2 cụm C- V còn lại, + Được đặt giữa 2 dấu phẩy => Các cụm từ, câu in đậm là thành phần phụ chú 2. Ghi nhớ (1) Thành phần gọi - đáp được dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp. (2) Thành phần phụ chú được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. - HS đặt câu C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Năng lực: tự học; hợp tác - Phương pháp: vấn đáp, gợi tìm; thảo luận nhóm; quan sát và phân tích ngôn ngữ * Hoạt động nhóm (bàn), KT động não, máy chiếu - GV yêu cầu HS hoàn thiện các ý của BT 2 - HS hoạt động trao đổi, trình bày, nhận xét - Chuẩn xác các đáp án đúng, GV-HS đánh giá 2. a. (1): Này (dùng để gọi) (2): Vâng (dùng để đáp) - Quan hệ: trên - dưới b. (1,2,3): TP phụ chú giải thích cho các cụm danh từ: mọi người, những người nắm giữ chìa khoá của cánh cửa này; lớp trẻ (4): thành phần phụ chú (cụm từ trong dấu()) nêu lên thái độ của người nói trước sự việc hay sự vật. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Năng lực: tự học - Phương pháp: vấn đáp * Hoạt động cá nhân, KT viết tích cực - Hướng dẫn HS thực hiện BT 1/D + Hình thức: viết đoạn văn diễn dịch, quy nạp; các câu có sự liên kết, có sử dụng thành phần phụ chú + ND: nêu được những đặc điểm của con người VN để có thể thích ứng được yêu cầu đổi mới: năng động, sáng tạo, trau dồi khả năng về ngoại ngữ, về CNTT, các kĩ năng mềm... - HS viết đoạn văn, đọc, nhận xét - GV sửa chữa, đánh giá E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG - Năng lực: tự học - Phương pháp: vấn đáp * Dạy học cả lớp - Yêu cầu HS thực hiện ở nhà: Tìm các thành phần biệt lập trong các văn bản đã được học . Tiết 98 Hình thức tổ chức Nội dung A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Năng lực: giao tiếp - PP: vấn đáp * Dạy học cả lớp, máy chiếu - Chiếu một đoạn văn NL về một vấn đề tư tưởng, đạo lí, yêu cầu HS đọc ? Đoạn văn nghị luận về vấn đề gì ? Thuộc lĩnh vực nào ? - HS trả lời, bổ sung - GV đánh giá, dẫn vào bài B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Năng lực: tự học; hợp tác; - Phương pháp: vấn đáp, gợi tìm; thảo luận nhóm ;rèn luyện theo mẫu * Hoạt động nhóm, KT hợp tác, KT phòng tranh, bảng phụ, máy chiếu - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi mục B.4 - HS hoạt động trao đổi, - GV - HS tham quan, HS trình bày, nhận xét, phản biện - Chuẩn xác, GV - HS đánh giá * Hoạt động cả lớp, máy chiếu - GV chốt ? Vậy, em hiểu thế nào là nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí - GV định hướng. IV. Tìm hiểu nghị luận về 1 vấn đề tư tưởng, đạo lí 1. Tìm hiểu ví dụ - PTBĐ: nghị luận - Vấn đề nghị luận: sức mạnh của tri thức -> Vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo lí - Bố cục: 3 phần + Mở bài: Nêu vấn đề tri thức là sức mạnh -> Giới thiệu vấn đề tư tưởng, đạo lí cần bàn luận + Thân bài: phân tích, chứng minh, so sánh, đối chiếu để làm rõ sức mạnh của tri thức ->Giải thích, chứng minh nôi dung vấn đề; nhận định, đánh giá vấn đề trong bối cảnh cuộc sống riêng, chung + Kết bài: Khẳng định lại vai trò của tri thức, liên hệ, rút ra bài học ->Kết luận, tổng kết, nêu nhận thức mới, tỏ ý khuyên bảo hoặc tỏ ý hành động. - Luận điểm: + Tri thức là sức mạnh trong KH-KT + Tri thức là sức mạnh trong CM, LĐSX + Mỗi con người cần phải có tri thức -> Đúng đắn, sáng tỏ. - Lập luận: Phân tích, chứng minh, so sánh, đối chiếu => Văn bản trên là văn bản nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí 2. Ghi nhớ - Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống...của con người. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Năng lực: tự học; - Phương pháp: vấn đáp * Hoạt động cá nhân ? Tìm 1 số đề văn nghị luận vấn đề tư tưởng, đạo lí? - HS trình bày, nhận xét - Sửa chữa, đánh giá Bài tập 1. Đạo lí Uống nước nhớ nguồn. 2. Bàn về tranh giành và nhường nhịn. 3. Lòng biết ơn thầy, cô giáo. E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG - Năng lực: tự học, CNTT - Phương pháp: thuyết trình * Dạy học cả lớp - Hướng dẫn HS thực hiện ở nhà + Sưu tầm các bài văn NL về vấn đề tư tưởng, đạo lí qua mạng Internet * Hướng dẫn học tập - Học bài + Khái niệm thành phần gọi - đáp, phụ chú; cách sử dụng + Đặc điểm, yêu cầu của bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí + Cách làm bài văn NL về vấn đề tư tưởng, đạo lí - Chuẩn bị : mục C.3.4; D + Đọc các đề văn tham khảo + Xem lại cách làm bài văn NL về sự việc, hiện tượng; NL về một vấn đề tư tưởng, đạo lí ____________________________________________________ Ngày soạn: .../.../20... Ngày dạy: .../.../20... Bài 20: CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỈ MỚI (4) III. NỘI DUNG Tiết 99 A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Năng lực: tự học; hợp tác; - Phương pháp: vấn đáp, gợi tìm; thảo luận nhóm ; * Hoạt động cả lớp - GV nêu câu hỏi ? Thế nào là văn bản nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí? Lấy VD 1 một đề văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí? - HS trả lời, bổ sung, nhận xét - GV đánh giá -> dẫn vào bài học mới. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Năng lực: tự học; hợp tác; - Phương pháp: vấn đáp, gợi tìm; thảo luận nhóm ; * Hoạt động nhóm (bàn), KT hợp tác, máy chiếu - Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi BT3 - HS hoạt động, trao đổi, trình bày, nhận xét. - GV chuẩn xác, HS tự đánh giá 3. Luyện tập nghị luận vấn đề tư tưởng, đạo lí - Kiểu NL về 1 vấn đề tư tưởng, đạo lí - Vấn đề NL: Thời gian quý báu như vàng (giá trị của thời gian) - Luận điểm: + Thời gian là sự sống + Thời gian là thắng lợi + Thời gian là tiền + Thời gian là tri thức - Phép lập luận: phân tích và chứng minh - Cách lập luận: đưa ra luận điểm, tìm dẫn chứng làm rõ. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Năng lực: hợp tác, giao tiếp - Phương pháp: thảo luận nhóm * Hoạt động nhóm (6), KT chia nhóm (đếm số), bảng phụ, máy chiếu - Chiếu yêu cầu ? Tìm hiểu đề, tìm ý cho đề văn sau: Đề bài: Suy nghĩ về đạo lí “ Uống nước nhớ nguồn”. - HS hoạt động trao đổi, trình bày, nhận xét. - GV bổ sung, đánh giá * Hoạt động cá nhân, KT viết tích cực - Yêu cầu HS viết mở bài cho đề văn trên - Hướng dẫn cách viết: có thể đi từ chung đến riêng, đi từ thực tế đến đạo lí. - HS viết, đọc, nhận xét - GV sửa chữa, đánh giá. Bài tập * Đề bài: Suy nghĩ về đạo lí “ Uống nước nhớ nguồn” a. Tìm hiểu đề, tìm ý a1. Tìm hiểu đề + Kiểu bài: NL + Vấn đề nghị luận: đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” + Phạm vi : đời sống, sách vở đặc biệt là văn học a2. Tìm ý - Giải thích câu tục ngữ: nghĩa đen, nghĩa bóng. - Chứng minh câu tục ngữ là hoàn toàn đúng đắn - Nhận định, đánh giá về câu tục ngữ. - Một số biểu hiện đi ngược lại nội dung câu tục ngữ và hậu quả - Biện pháp phát huy, liên hệ bản thân E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG - Năng lực: tự học, CNTT - Phương pháp: thuyết trình * Dạy học cả lớp - Hướng dẫn HS thực hiện ở nhà + Sưu tầm các bài văn NL về vấn đề tư tưởng, đạo lí qua mạng Internet * Hướng dẫn học tập - Học bài + Đặc điểm, yêu cầu của bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí + Cách làm bài văn NL về vấn đề tư tưởng, đạo lí - Chuẩn bị : mục C.4 + Đọc các đề văn tham khảo + Xem lại cách làm bài văn NL về sự việc, hiện tượng; NL về một vấn đề tư tưởng, đạo lí ________________________________________________ Ngày soạn:.../.../20... Ngày dạy: .../.../20... BÀI 20: CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỈ MỚI (5) III. NỘI DUNG Tiết 100 Hình thức tổ chức Nội dung C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - NL: giao tiếp, giải quyết vấn đề và sáng tạo - PP: nêu và giải quyết vấn đề * HĐ cá nhân, KT viết tích cực - Yêu cầu HS hoạt động cá nhân viết bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng xã hội. Bài tập 4: Viết bài tập làm văn số 5 – Nghị luận xã hội I. Đề bài Đề bài: Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 2 trang giấy) nêu suy nghĩ của em về hiện tượng vứt rác bừa bãi trong trường học hiện nay. II. Yêu cầu 1. Kĩ năng - Viết bài văn NL về một sự việc, hiện tượng xã hội. - Bố cục rõ ràng, chặt chẽ - Kĩ năng xác định hệ thống luận điểm, nêu và phân tích dẫn chứng - Vận dụng các phép lập luận phù hợp - Biết dựng đoạn và liên kết đoạn - Đảm bảo tính liên kết, mạch lạc - Diễn đạt lưu loát, trôi chảy - Dùng từ, đặt câu chính xác, viết đúng chính tả. 2. Nội dung: - Bài làm cần nêu đ¬ược những nội dung cơ bản sau: * Mở bài: Giới thiệu vấn đề NL : hiện tượng vứt rác bừa bãi trong trường học * Thân bài: Liên hệ thực tế, phân tích các mặt, đánh giá, nhận định ; gồm các ý: - Biểu hiện (thực trạng) của sự việc, hiện tượng. - Nguyên nhân của sự việc, hiện tượng. - Hậu quả của sự việc, hiện tượng. - Phương hướng và biện pháp khắc phục sự việc, hiện tượng. * Kết bài: Kết luận, đưa ra lời khuyên. * Hướng dẫn học tập - Học bài + Xem lại cách làm bài văn NL về một sự việc, hiện tượng + Lập lại dàn bài - Chuẩn bị bài 21: mục A, B.1,2 + Đọc văn bản + Trả lời các câu hỏi Rút kinh nghiệm ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ .......................................................................................................................................................... ..........................................................................................................................................................