Dưới đây là mẫu giáo án vnen bài Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-Ten. Bài học nằm trong chương trình vnen ngữ văn 9 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích..
Ngày soạn: .../.../20... Ngày dạy: .../.../20... BÀI 21: CHÓ SÓI VÀ CỪU TRONG THƠ NGỤ NGÔN CỦA LA PHÔNG - TEN I. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu bài học • Phân tích được mục đích và cách lập luận của nhà nghiên cứu trong bài văn nghị luận Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông – ten. • Nâng cao nhận thức và kĩ năng sử dụng một số biện pháp liên kết câu, liên kết đoạn văn. 2. Phẩm chất và năng lực • Phẩm chất: yêu thương, tự chủ, trách nhiệm • Năng lực: tự học; hợp tác; năng lực giao tiếp; năng lực thưởng thức văn học , giải quyết vấn đề và sáng tạo. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: • Máy chiếu, bảng phụ, PHT • Phương pháp: đọc sáng tạo; dùng lời có NT; thuyết trình, vấn đáp, gợi tìm; thảo luận nhóm ; nêu và giải quyết vấn đề; quan sát và phân tích ngôn ngữ, rèn luyện theo mẫu • Kĩ thuật trình bày một phút, kĩ thuật học tập hợp tác; kĩ thuật động não; KT đọc tích cực, KT chia nhóm, KT công đoạn, KT mảnh ghép. 2. Học sinh: Đọc , trả lời hệ thống câu hỏi sgk theo sự hướng dẫn của giáo viên. III. NỘI DUNG Tiết 101 Hình thức tổ chức Nội dung A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Năng lực: giao tiếp - PP: vấn đáp * HĐ cá nhân - Sử dụng câu hỏi mục A/27 ? Hãy kể tên những con vật mà em biết qua những truyện ngụ ngôn đã đọc hoặc những phim hoạt hình đã xem. Nêu nhận xét của em về những con vật đó. - Mời một số HS chia sẻ - Hs nhận xét - GV đánh giá, dẫn vào bài - Những con vật được biết qua những truyện ngụ ngôn: lừa, ngựa, ve, kiến, quạ, cáo, gà, rắn, sư tử, con khỉ, con voi,… - Nhận xét: + Biết nói tiếng người, có khả năng ứng xử, có tâm tính như con người. + Các con vật được xây dựng với những đặc điểm điển hình tượng trung cho tính cách khác nhau của con người. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Năng lực: tự học; hợp tác; năng lực thưởng thức văn học - Phương pháp: đọc sáng tạo; dùng lời có NT; vấn đáp, gợi tìm; thảo luận nhóm ; * Hoạt động cá nhân, KT trình bày một phút, máy chiếu - Nêu câu hỏi ? Trình bày vài nét về tác giả? ? Văn bản được trích từ tác phẩm nào? - HS suy nghĩ trả lời, nhận xét - GV bổ sung, đánh giá * Dạy học cả lớp - Hướng dẫn đọc - Đọc mẫu, gọi đọc - Yêu cầu theo dõi các chú thích 1,3,4,5. * Hoạt động cặp, KT chia nhóm (2 bàn liền kề), máy chiếu - Chiếu câu hỏi ? Phương thức biểu đạt? ? Bố cục của văn bản? ? Xác định trình tự lập luận của văn bản? - HS hoạt động trao đổi, trình bày, nhận xét - GV chuẩn xác, HS tự đánh giá. * Hoạt động cá nhân, KT đọc tích cực, máy chiếu - Chiếu câu hỏi ? Tìm chi tiết nói về những đặc điểm của cừu qua ngòi bút Buy-phông ? ? Qua đó, hình ảnh cừu hiện lên ntn - HS tìm chi tiết, nhận xét - Chuẩn xác, GV đánh giá * Hoạt động nhóm (bàn), KT hợp tác, máy chiếu - Chiếu câu hỏi ? Còn chó sói, qua ngòi bút Buy-phông, chó sói được nhắc tới với những đặc điểm nào? ? Qua ngòi bút của Buy-phông, em thấy chó sói hiện lên ntn ? Nhận xét về cách quan sát và phản ánh cừu và chó sói của Buy-phông ? Qua đó, em thấy cừu và chó sói hiện lên như thế nào? - HS hoạt động, thảo luận, trình bày, nhận xét - Bổ sung, GV- HS đánh giá - Giảng * Dạy học cả lớp, máy chiếu ? Nhận xét cách phản ánh cừu và chó sói của Buy-phông? - Giảng: Việc quan sát và phản ánh cừu và chó sói của Buy-phông là đặc trưng của việc quan sát và phản ánh thực tế của một nhà khoa học. ? Vậy khi quan sát và phản ánh thực tế, một nhà khoa học, cũng như khoa học nói chung có thái độ như thế nào? * Bình I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả, tác phẩm a. Tác giả: Hi pô lít Ten ( 1828-1893): triết gia, sử gia, nhà nghiên cứu văn học Pháp, viện sĩ viện Hàn lâm Pháp. b. Tác phẩm: Trích trong chương II công trình nghiên cứu nổi tiếng " La phông- Ten và thơ ngụ ngôn của ông"- viết 1853. 2. Đọc, tìm hiểu chú thích - Đọc - Chú thích 3. Tìm hiểu chung về văn bản - Nghị luận văn học - Bố cục: + Đoạn 1 (-> như thế): Hình tượng cừu trong thơ của La Phông - ten. + Đoạn 2 (còn lại): Hình tượng sói trong thơ của La Phông-ten. - Mạch nghị luận: Theo trật tự 3 bước: dưới ngòi bút của La Phông-ten - dưới ngòi bút của Buy-phông - dưới ngòi bút của La Phông-ten. II. Phân tích 1. Hình tượng cừu và chó sói dưới ngòi bút của Buy-phông * Hình tượng cừu - Thường tụ tập thành bầy, co cụm - Không biết trốn tránh nguy hiểm - Chỉ biết làm theo con đầu đàn. -> Ngu ngốc, nhút nhát, thụ động * Chó sói: - Ghét mọi sự kết bạn... - Thích chinh chiến. Khi chinh chiến thì ồn ào, ầm ĩ, la hú khủng khiếp - Khi chinh chiến xong : lặng lẽ, cô đơn - Bộ mặt lấm lét, dáng vẻ hoang dã, tiếng hú rùng rợn, mùi hôi gớm giếc, bản tính hư hỏng. - Sống có hại mà chết vô ích -> Hoang dã, xấu xí, hung dữ, đáng ghét (+) Phản ánh chính xác, khách quan, dựa trên những quan sát và nghiên cứu khoa học => Cừu và chó sói hiện lên với những đặc tính cơ bản của chúng. - Buy-phông giúp người đọc, người nghe biết được đặc tính của chúng, không bộc lộ cảm xúc chủ quan - Khi quan sát và phản ánh thực tế, nhà khoa học có thái độ khách quan và đó cũng là đặc trưng của phản ánh trong khoa học. * Hướng dẫn học tập - Học bài + Đặc trưng phản ánh của nhà khoa học + Đặc trưng phản ánh của người nghệ sĩ - Chuẩn bị : mục B.3; C.2 + Đọc ví dụ + Trả lời các câu hỏi + Làm các bài tập _____________________________________________________ Ngày soạn: .../.../20... Ngày dạy: .../.../20... BÀI 21: CHÓ SÓI VÀ CỪU TRONG THƠ NGỤ NGÔN CỦA LA PHÔNG – TEN (Tiết 2+3) Tiết 102 Hình thức tổ chức Nội dung A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Năng lực: tự học; giao tiếp - Phương pháp: vấn đáp * Hoạt động cả lớp ? Đặc trưng quan sát và phản ánh thực tế của các nhà khoa học? - HS trả lời, bổ sung - GV đánh giá, dẫn vào bài B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Năng lực: tự học; hợp tác; năng lực thưởng thức văn học - Phương pháp: đọc sáng tạo; dùng lời có NT; vấn đáp, gợi tìm; thảo luận nhóm ; * Hoạt động cá nhân, KT đọc tích cực, máy chiếu - Chiếu câu hỏi ? Trong đoạn thơ của La Phông-ten, cừu được đặt vào tình huống nào? ? Trước ý định (ăn thịt) của sói, cừu phản ứng ra sao? ? Cừu xưng hô với sói thế nào? ? Từ đó, em có nhận xét như thế nào về cừu qua ngòi bút của nhà thơ? - HS suy nghĩ trả lời, nhận xét - Chuẩn xác, HS tự đánh giá * Hoạt động cặp, KT hẹn hò (3h), máy chiếu. - Chiếu câu hỏi ? Hình tượng cừu còn được khắc họa trong tình huống nào? ? Theo tác giả, đó là một cảnh tượng như thế nào? ? Từ đó, tác giả chỉ ra đặc điểm nào của cừu? ? Hãy so sánh hình tượng này với hình tượng cừu qua cách viết của Buy- phông? - HS hoạt động trao đổi, trả lời, nhận xét. - Chuẩn xác, HS đánh giá chéo Bình * Dạy học cả lớp, máy chiếu ? Trong bài thơ của La Phông-ten, chó sói được đặt trong tình huống nào? ? Sói đã viện những cớ nào? ? Nhận xét những cái cớ của sói ? - Giảng ? Tình huống kết thúc ra sao? ? Qua đó, em có nhận xét như thế nào về chó sói? ? Chó sói còn được nói đến qua những chi tiết nào ? Chó sói còn hiện lên ntn ? So sánh với Buy-phông, em thấy chó sói dưới ngòi bút của La Phông-ten so với Buy-phông có gì giống và khác ? Để xây dựng hình tượng cừu và chó sói, La Phông-ten sử dụng NT gì - Giảng ? Nhận xét chung về hình ảnh cừu và chó sói qua cái nhìn của La Phông-ten ? Em có nhận xét gì về cách phản ánh của La Phông-ten ? Trong việc giới thiệu hình tượng cừu và chó sói dưới ngòi bút của Buy-phông và La Phông-ten, tác giả Hi- pô- lit Ten sử dụng NT gì? * Hoạt động nhóm(bàn), KT động não - Nêu câu hỏi ? Qua việc so sánh cách nhìn của nhà khoa học và nhà văn về 2 loài vật, tác giả nêu đặc trưng gì của sáng tác nghệ thuật ? - HS hoạt động trao đổi, trình bày, nhận xét. - GV chốt các đáp án đúng, GV đánh giá. Bình * Dạy học cả lớp, máy chiếu ? Nghệ thuật đặc sắc của văn bản? ? Qua văn bản, tác giả gửi gắm điều gì? - GV định hướng II. Phân tích (tiếp) 2. Hình tượng cừu và chó sói dưới ngòi bút của nhà khoa học và trong thơ của La Phông-ten a. Hình tượng cừu - Chú cừu non bé bỏng đối mặt với chó sói bên dòng suối: + Chỉ biết thanh minh và van xin bằng giọng buồn rầu, dịu dàng + Xưng hô kẻ hèn- bệ hạ -> Ngây thơ, nhỏ bé, yếu ớt, đáng thương - Cừu mẹ: chạy tới khi nghe tiếng kêu của con; đứng yên trên nền đất lạnh, nhẫn nhục... cho đến khi con bú xong. -> Cảnh tượng vô cùng cảm động -> Giàu tình yêu con và đức hi sinh cao đẹp => Cừu không chỉ ngu ngốc, sợ sệt mà chúng còn thân thương, tốt bụng và giàu tình mẫu tử. b. Hình tượng chó sói - Tình huống: chó sói đói meo, gặp cừu bên suối nên muốn ăn thịt cừu - Sói lấy cớ: cừu làm bẩn nước, năm ngoái cừu nói xấu sói -> Hết sức ngốc nghếch, dễ bị phản bác - Kết cục: sói vẫn ăn thịt cừu -> Chó sói là 1 tên bạo chúa - Gầy, đói, bị truy đuổi, ăn đòn - Tuy trộm cướp nhưng thường bị mắc mưu - Vụng về, chẳng có tài trí gì -> Đáng thương, bất hạnh => Chó sói không chỉ là 1 bạo chúa mà còn khổ sở, đáng thương và bất hạnh - Nhận xét: Hư cấu, tưởng tượng; nhân hóa * Cừu và chó sói hiện lên với những suy nghĩ, hành động, cảm xúc như con người - La Phông-ten: không chỉ phản ánh đặc tính của chúng mà còn bày tỏ và khơi gợi: lòng thương cảm đối với cừu- những con vật nhút nhát, yếu đuối; ca ngợi tình mẫu tử của chúng; đồng cảm với sự khổ sở và bất hạnh của chó sói, những kẻ ác - Nhận xét: So sánh, đối chiếu (*) Đặc trưng của sáng tác nghệ thuật là yếu tố tưởng tượng và in đậm dấu ấn cá nhân của người nghệ sĩ 3. Tổng kết 1. Nghệ thuật: Lập luận thông qua so sánh, đối chiếu kết hợp với phân tích và chứng minh. 2. Nội dung: Các con vật được nhân hóa thể hiện tính cách con người và đạo lý làm người. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Năng lực: tự học - Phương pháp: vấn đáp * Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS trả lời BT 1/31 - HS trình bày, nhận xét - Chuẩn kiến thức, GV đánh giá 1. Bài tập 1 - Đặc trưng của sáng tác nghệ thuật là yếu tố tưởng tượng và in đậm dấu ấn cá nhân của người nghệ sĩ. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo - Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề * Hoạt động nhóm (bàn), KT hợp tác, máy chiếu - Bổ sung câu hỏi ? Em vận dụng cách phản ánh của nhà khoa học và nghệ sĩ ntn trong việc quan sát, phản ánh hiện thực cũng như làm văn? - HS hoạt động, trao đổi, nhận xét - GV sửa chữa, đánh giá. * Vận dụng cách quan sát và phản ánh hiện thực của nhà khoa học và nghệ sĩ: - Cần có có thái độ khách quan, phản ánh chân thực hiện thực -> Giúp mọi người hiểu đúng hiện thực khách quan (làm văn thuyết minh) - Cần có sự tưởng tượng, sáng tạo mang dấu ấn cá nhân -> Bài văn sinh động, hấp dẫn (văn miêu tả, kể chuyện sáng tạo). E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG - Năng lực: tự học - Phương pháp: thuyết trình * Dạy học cả lớp - Yêu cầu HS thực hiện ở nhà Tiết 103 Hình thức tổ chức Nội dung A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Năng lực: giao tiếp - PP: vấn đáp . * Dạy học cả lớp, máy chiếu - Chiếu đoạn văn ‘Tết năm nay là sự chuyển tiếp giữa hai thế kỉ, và hơn nữa, là sự chuyển tiếp giữa hai thiên niên kỉ. Trong thời khắc như vậy, ai ai cũng nói tới việc chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới, thiên niên kỉ mới. ’’ ? Chỉ ra phương thức liên kết được sử dụng trong đoạn văn - GV đánh giá, dẫn vào bài mới. - PTLK: phép lặp từ ngữ: thế kỉ, thiên niên kỉ B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Năng lực: tự học; hợp tác; - Phương pháp: vấn đáp, gợi tìm; thảo luận nhóm ;rèn luyện theo mẫu * Dạy học cả lớp, máy chiếu ? Xác định chủ đề của đoạn văn? Chủ đề ấy có liên quan ntn với chủ đề của văn bản? ? Nội dung của mỗi câu có quan hệ ntn với chủ đề của đoạn văn? - Chốt ? Nhận xét trình tự sắp xếp của các câu trong đoạn văn? - Chốt * Dạy học cả lớp - Yêu cầu HS chú ý các từ in đậm ? Chỉ ra những từ lặp lại trong đoạn văn? Việc lặp lại từ ngữ đó có tác dụng gì Chốt: Phép lặp ? Chỉ ra những từ cùng trường liên tưởng? Tác dụng Chốt: ? Tìm từ được thay thế và từ thay thế trong đoạn văn? Chốt: ? Tìm những từ và cụm từ in đậm trong đoạn văn là từ đồng nghĩa? Chốt: ? Chỉ ra từ in đậm có nhiệm vụ nối giữa những câu trong đoạn văn? Chốt: * Hoạt động cặp, KT động não, máy chiếu - Chiếu câu hỏi ? Thế nào là liên kết chủ đề, liên kết lo-gic? ? Về hình thức, người ta thường dùng các biện pháp nào để liên kết các câu và các đoạn trong văn bản? - HS hoạt động trao đổi, trình bày, nhận xét - Chốt các đáp án đúng, đánh giá. III. Tìm hiểu về liên kết câu và liên kết đoạn văn 1. Tìm hiểu ví dụ a. Nội dung - Chủ đề đoạn văn: Nội dung của VN (đây là 1 ND ghép vào chủ đề chung: Tiếng nói của văn nghệ) + Nội dung của các câu đều hướng đến làm rõ chủ đề của cả đoạn văn =>Liên kết chủ đề + Các câu trong đoạn văn được sắp xếp theo trình tự hợp lí =>Liên kết lôgic => Liên kết chủ đề, liên kết lôgic – Liên kết nội dung trong văn bản. b. Hình thức + Từ tác phẩm được lặp lại ở câu thứ 3 nhằm liên kết câu 3 với câu 1 =>Phép lặp + Sử dụng từ tác phẩm- nghệ sĩ cùng trường liên tưởng với nhau để liên kết câu 2 với câu 1, câu3 => Phép liên tưởng + Dùng từ anh thay thế cho từ nghệ sĩ để liên kết câu 3 với câu 2 => Phép thế + Sử dụng các từ cái đã có rồi đồng nghĩa với các từ vật liệu mượn ở thực tại để liên kết câu 2 với câu 1 =>Phép đồng nghĩa + Sử dụng qht nhưng đặt ở đầu câu để liên kết câu 2 với câu 1 =>Phép nối 2. Ghi nhớ - Liên kết chủ đề: các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ chủ đề của văn bản. - Liên kết lô-gic: các đoạn văn và các câu phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí. - Về hình thức, các câu và các đoạn văn được liên kết bằng các chính biện pháp chính sau: phép lặp từ ngữ, phép đồng nghĩa, phép trái nghĩa, phép liên tưởng, phép thế, phép nối. * Hướng dẫn học tập - Học bài + Đặc điểm liên kết chủ đề, liên kết lô-gic + Các PTLK câu, LK đoạn - Chuẩn bị : mục C.2 + Đọc yêu cầu BT + Xác định HT, ND đoạn văn + Luyện tập viết đoạn văn ____________________________________________________ Ngày soạn: .../.../20... Ngày dạy: .../.../20... BÀI 21: CHÓ SÓI VÀ CỪU TRONG THƠ NGỤ NGÔN CỦA LA PHÔNG – TEN Tiết 104 Hình thức tổ chức Nội dung B. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - PP: vấn đáp - Năng lực: giao tiếp * Dạy học cả lớp, máy chiếu - Chiếu đoạn văn ‘Tết năm nay là sự chuyển tiếp giữa hai thế kỉ, và hơn nữa, là sự chuyển tiếp giữa hai thiên niên kỉ. Trong thời khắc như vậy, ai ai cũng nói tới việc chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới, thiên niên kỉ mới. ’’ ? Chỉ ra phương thức liên kết được sử dụng trong đoạn văn - GV ĐG, dẫn vào bài mới - PTLK: phép lặp từ ngữ: thế kỉ, thiên niên kỉ C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Phương pháp: vấn đáp, gợi tìm; thảo luận nhóm ; - Năng lực: tự học; hợp tác; *Hoạt động nhóm , KT chia nhóm (đếm số), bảng phụ, máy chiếu - Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi BT2 - HS trao đổi, trình bày, nhận xét - GV bổ sung, đánh giá 2. Luyện tập về liên kết câu và liên kết đoạn văn a. Liên kết nội dung - Chủ đề: năng lực trí tuệ của con người VN và những hạn chế cần khắc phục: + Mặt mạnh của trí tuệ Việt Nam + Những điểm hạn chế + Cần khắc phục hạn chế để đáp ứng sự ph.triển của nền kinh tế mới - Nội dung của các câu đều hướng vào chủ đề đó - Trình tự sắp xếp hợp lí của các ý trong các câu: b. Liên kết hình thức - Bản chất trời phú ấy nối câu 2 với câu 1 (phép đồng nghĩa) - Nhưng nối câu 3 với câu 2 (phép nối) - ấy là nối câu 4 với câu 3 (phép nối) - lỗ hổng ở câu 4 và câu 5 (phép lặp từ ngữ) - thông minh ở câu 5 và câu 1 (phép lặp từ ngữ) * Hướng dẫn học tập - Học bài + Đặc điểm liên kết chủ đề, liên kết lô-gic + Các PTLK câu, LK đoạn - Chuẩn bị : mục D + Đọc yêu cầu BT + Xác định HT, ND đoạn văn + Luyện tập viết đoạn văn Ngày soạn: .../.../20... Ngày dạy: .../.../20... BÀI 21: CHÓ SÓI VÀ CỪU TRONG THƠ NGỤ NGÔN CỦA LA PHÔNG - TEN III. NỘI DUNG Tiết 105 Hình thức tổ chức Nội dung A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - PP: vấn đáp - NL: giao tiếp, tự học * HĐ cá nhân, KT tia chớp - Nêu câu hỏi ? Kể tên các phép liên kết đã học? - HS suy nghĩ trả lời - GV đánh giá - Các phép liên kết: phép lặp từ ngữ, phép đồng nghĩa, phép trái nghĩa, phép liên tưởng, phép thế, phép nối. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - PP: nêu và giải quyết vấn đề - NL: giao tiếp, giải quyết vấn đề và sáng tạo * HĐ cá nhân, KT viết tích cực - Yêu cầu HS hoạt động cá nhân viết đoạn văn theo yêu cầu mục D - Hướng dẫn + Hình thức: chọn hình thức đoạn văn diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, câu chủ đề nêu được nhận định, đánh giá khái quát; sử dụng 2 phép liên kết phù hợp (phép lặp, phép nối, phép thế...) + Nội dung: nêu được cảm nhận về hình tượng con cừu và chó sói (cần bám sát nội dung của văn bản, theo cảm nhận của Buy-phông và La Phông-ten). - HS viết đoạn văn, đọc đoạn văn - GV sửa chữa, đánh giá * Viết đoạn văn E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG - PP: nêu và giải quyết vấn đề - NL: giao tiếp, giải quyết vấn đề và sáng tạo * HĐ cá nhân - Yêu cầu HS thực hiện ở nhà: sưu tầm các đoạn văn viết về hình tượng sói và cừu. * Hướng dẫn học tập - Học bài + Các phép liên kết đã học, việc vận dụng các phép liên kết trong tạo lập đoạn văn cũng như văn bản + Viết lại đoạn văn trên sự góp ý của bạn và cô giáo - Chuẩn bị bài 22: mục A, B.1,2 + Đọc văn bản + Trả lời các câu hỏi Rút kinh nghiệm ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ .......................................................................................................................................................... ..........................................................................................................................................................