Dưới đây là mẫu giáo án vnen bài Con cò. Bài học nằm trong chương trình vnen ngữ văn 9 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích..

Ngày soạn: .../.../20... Ngày dạy: .../.../20... BÀI 22: CON CÒ (1) I. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu bài học • Chỉ ra được những chi tiết, hình ảnh thể hiện vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong những câu hát ru xưa qua cách khai thác của Chế Lan Viên nhằm ca ngợi tình mẹ và lời ru. Phân tích được cách vận dụng sáng tạo ca dao và những đặc điểm về hình ảnh, thể thơ, giọng điệu của bài Con cò. • Biết các phép liên kết câu và liên kết đoạn văn; nhận ra và chữa được một số lỗi về liên kết. • Biết cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. 2. Phẩm chất và năng lực • Phẩm chất: yêu thương, tự chủ, trách nhiệm • Năng lực: tự học; hợp tác; năng lực giao tiếp; năng lực thưởng thức văn học giải quyết vấn đề và sáng tạo. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: • Máy chiếu, bảng phụ, PHT • Phương pháp: đọc sáng tạo; dùng lời có NT; thuyết trình, vấn đáp, gợi tìm; thảo luận nhóm ; nêu và giải quyết vấn đề; quan sát và phân tích ngôn ngữ, rèn luyện theo mẫu • Kĩ thuật trình bày một phút, kĩ thuật học tập hợp tác; kĩ thuật động não; KT đọc tích cực, KT chia nhóm, KT công đoạn, KT mảnh ghép. 2. Học sinh: Đọc , trả lời hệ thống câu hỏi sgk theo sự hướng dẫn của giáo viên III. NỘI DUNG Tiết 106 Hình thức tổ chức Nội dung A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - PP: vấn đáp - Năng lực: giao tiếp *Trò chơi : Ai nhanh hơn - Tổ chức thi 2 dãy, tìm những câu thơ, ca dao, bài hát có hình ảnh con cò - HS thi tìm, BGK và GV đánh giá - GV nhận xét, dẫn vào bài mới. - Con cò bay lả bay la Bay từ Cửa Phủ bay ra cánh đồng. - Cái cò đi đón cơn mưa Tối tăm mù mịt ai đưa cò về... B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Phương pháp: đọc sáng tạo; dùng lời có NT; vấn đáp, gợi tìm; thảo luận nhóm ; - Năng lực: tự học; hợp tác; năng lực thưởng thức văn học * Hoạt động cá nhân, KT trình bày một phút - Nêu câu hỏi ? Trình bày vài nét về tác giả Chế Lan Viên? ? Nêu xuất xứ của bài thơ? - HS trình bày, bổ sung - Nhấn mạnh: thơ Chế Lan Viên mang đậm chất suy tưởng, triết lí * Dạy học cả lớp - Yêu cầu HS xác định giọng đọc, gọi đọc, nhận xét - Yêu cầu HS theo dõi chú thích 1 sgk. * Hoạt động cặp, máy chiếu - Chiếu câu hỏi ? Xác định phương thức biểu đạt? ? Bài thơ được làm theo thể thơ nào? ? Tác dụng của thể thơ? ? Bài thơ chia làm mấy phần, nêu nội dung từng phần? - HS trao đổi, trình bày - GV chiếu đáp án, HS tự đánh giá * Hoạt động nhóm (4), KT công đoạn, máy chiếu, bảng phụ - GV giao nhiệm vụ + Nhóm 1,2: mục 1 (PHT 1) + Nhóm 3,4: mục 2 (PHT 2) - Chiếu câu hỏi * Phiếu 1 ? Hình ảnh con cò đượcgợi lên từ những lời thơ nào ? Hình ảnh con cò trong đoạn thơ này có gì đặc biệt ? Em hãy đọc những câu ca dao đó ? Một cuộc sống như thế nào được gợi lên từ những câu thơ trên ? Trong lời ru của mẹ, con cò còn có ý nghĩa biểu tượng nào khác ? Người mẹ hướng tới con bằng những câu thơ nào ? Nhận xét về âm điệu và lời thơ? Tác giả còn sử dụng BPNT nào ? Qua đó, người mẹ muốn gửi gắm điều gì qua lời ru ấy ? Như vậy, qua lời ru của mẹ, hình ảnh con cò đến với trẻ thơ ntn? - Giảng , so sánh với hình ảnh con cò trong ca dao * Phiếu 2 ? Hình ảnh con cò đã được thể hiện những thời điểm nào? Tìm câu thơ ? Nhận xét giọng thơ? ? Nghệ thuật độc đáo của đoạn thơ? ? Qua đó thể hiện ước mơ gì của mẹ? ? Ý nghĩa của hình ảnh con cò trong đoạn thơ là gì? - HS thảo luận, ghi kết quả bảng phụ - HS trao đổi kết quả, bổ sung bảng phụ, nhận xét - GV chuẩn xác (nếu cần), GV-HS đánh giá. *Bình I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả, tác phẩm: SHD 2. Đọc và tìm hiểu chú thích 3. Tìm hiểu chung về văn bản - PTBĐ: Biểu cảm (xen nghị luận) - Thể thơ tự do ->Biểu hiện cảm xúc linh hoạt - Bố cục: + P1: Hình ảnh con cò qua những lời hát ru bắt đầu đến với tuổi ấu thơ + P2: Hình ảnh con cò đi vào tiềm thức tuổi thơ, theo con người trên mọi chặng đường đời + P3: Suy ngẫm và triết lí về ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi người. II. Phân tích 1. Hình ảnh con cò đến với tuổi ấu thơ - Con còn bế trên tay ... Có cánh cò đang bay -> Con cò đến với con từ thuở ấu thơ qua những lời ru của mẹ - Hình ảnh cò qua lời ru của mẹ: Con cò bay la… …cò sợ xáo măng (+) NT: Hình ảnh con cò được phát triển từ những câu ca dao quen thuộc -> Miền quê rộng lớn, yên ả, thanh bình từ làng quê đến phố xá Cuộc sống không ít vất vả, gian nan - Ngủ yên… ....phân vân (+) NT: Âm điệu tha thiết, ngọt ngào Lời thơ giàu cảm xúc So sánh, điệp ngữ → Sự vỗ về, chở che của người mẹ để con được yên giấc ngủ * Hình ảnh con cò đến với con nhẹ nhàng từ thuở ấu thơ qua lời ru của mẹ Tấm lòng của mẹ: không chỉ yêu thương, chăm sóc mà còn chở che, nâng đỡ con 2. Hình ảnh con cò và cuộc đời của mỗi con người - Tuổi ấu thơ : cò đứng ở quanh nôi - Tuổi đến trường: mai khôn lớn con theo cò đi học… - Tuổi trưởng thành: lớn lên…cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ… - Nhận xét: + Giọng thơ ngọt ngào, tha thiết + Nhân hóa+ liên tưởng, tưởng tượng phong phú, độc đáo: cò đứng quanh nôi, cò đi học, cánh cò bay hoài không nghỉ..câu văn -> Cánh cò đã trở thành bạn đồng hành của con người trên suốt đường đời từ tuổi ấu thơ cho đến lúc trưởng thành * Hình ảnh con cò: gần gũi, thân thiết và sẽ theo cùng, nâng đỡ con người đến suốt cuộc đời. -> Biểu tượng cho lòng mẹ, cho sự dìu dắt, nâng đỡ dịu dàng và bền bỉ của mẹ. * Hướng dẫn học tập - Học bài + Hình ảnh con cò đến với tuổi ấu thơ + Hình ảnh con cò và cuộc đời của mỗi con người - Chuẩn bị : mục B.2; C.1 + Trả lời các câu hỏi + Làm các bài tập _____________________________________________________ Ngày soạn: .../.../20... Ngày dạy: .../.../20... BÀI 21: CON CÒ (3+4) III. NỘI DUNG Tiết 107 Hình thức tổ chức Nội dung A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - PP: vấn đáp - Năng lực: giao tiếp * Dạy học cả lớp ? Đọc thuộc một đoạn thơ mà em thích nhất trong bài Con cò ? - HS trả lời, nhận xét - GV đánh giá, dẫn vào bài mới. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Phương pháp: đọc sáng tạo; dùng lời có NT; vấn đáp, gợi tìm; thảo luận nhóm ; - Năng lực: tự học; hợp tác; năng lực thưởng thức văn học * Hoạt động căp, KT động não, máy chiếu - Chiếu câu hỏi ? Trong khúc ru thứ 3, hình ảnh con cò còn xuất hiện với ý nghĩa biểu tượng nào ? Hình ảnh ấy được diễn tả bằng những lời thơ nào ? Nhận xét về việc sử dụng ngôn ngữ và hình ảnh thơ ? Từ đó, em hiểu gì về cuộc đời và tấm lòng của mẹ - HS trao đổi, trình bày, nhận xét - GV bổ sung, đánh giá * Dạy học cả lớp, máy chiếu ? Phần còn lại của bài thơ viết về điều gì ? Nhận xét về giọng thơ? Nghệ thuật xây dựng hình tượng ? Qua đó, em hiểu lời ru của mẹ ở đây như thế nào? ? Qua phân tích, cho biết hình ảnh con cò trong đoạn thơ biểu tượng cho điều gì? ? Thái độ, tình cảm của tác giả được thể hiện như thế nào? * Dạy học cả lớp, máy chiếu - GV khái quát đặc sắc Nghệ thuật và Nội dung. 3. Suy ngẫm, triết lí về lời ru và tình mẹ - Con cò tượng trưng cho cuộc đời và tấm lòng người mẹ: Dù ở gần con… ...vẫn theo con. - Nhận xét: Sử dụng thành ngữ một cách khéo léo; hình ảnh thơ giàu suy tưởng, triết lí -> Tình yêu bền chặt, bao dung của mẹ dành cho con - Lời ru của mẹ: Một con cò thôi Con cò mẹ hát Cũng là cuộc đời Vỗ cánh qua nôi - Giọng thơ ngọt ngào tâm tình Sáng tạo hình tượng độc đáo -> Trong lời ru của mẹ, con cò tượng trưng cho những buồn vui của cuộc đời, những nỗi niềm, tấm lòng của mẹ được gửi gắm tới con một cách nhẹ nhàng, góp phần nuôi dưỡng, bồi đắp tâm hồn con. * Vai trò, ý nghĩa lớn lao của người mẹ, của lời ru đối với mỗi con người - Tác giả: đề cao, ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và khẳng định ý nghĩa của lời hát ru đối với cuộc đời mỗi con người. 4. Tổng kết a. Nghệ thuật: Giọng thơ êm ái, mượt mà. Hình ảnh thơ dựa trên những liên tưởng, tưởng tượng độc đáo. b. Nội dung: Khai thác hình tượng con cò trong những câu hát, lời ru, bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru trong cuộc đời mỗi người. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Phương pháp: vấn đáp, gợi tìm; thảo luận nhóm ; - Năng lực: tự học; hợp tác; *Hoạt động nhóm (bàn), KT động não, máy chiếu - Yêu cầu HS trả lời ý a/ BT1 - HS trao đổi, trình bày, nhận xét - GV bổ sung, đánh giá *Hoạt động cá nhân, KT viết tích cực, máy chiếu - Yêu cầu HS viết đoạn văn mục b/BT1 - Hướng dẫn HS viết + Hình thức: viết đúng đoạn văn tổng-phân-hợp, mô hình đoạn văn cảm thụ thơ + ND: nêu được ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò, tính triết lí được gửi gắm trong đoạn thơ. - HS viết đoạn văn, đọc, nhận xét - GV sửa chữa, đánh giá 1. Luyện tập đọc hiểu văn bản Con cò a. Trong thơ Nguyễn Khoa Điềm, tác giả vừa trò chuyện với đối tượng với giọng điệu gần như lời ru, lại có những lời ru trực tiếp từ người mẹ. - Ở thơ Chế Lan Viên, gợi lại điệu hát ru tác giả muốn nói về ý nghĩa của lời ru và ngợi ca tình mẹ đối với đời sống mỗi người. -> Tình mẹ và lời ru có ý nghĩa to lớn với cuộc đời mỗi người. b. Viết đoạn văn E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG - PP: vấn đáp - NL: tự học * HĐ cá nhân - Yêu cầu HS thực hiện ở nhà mục E Tiết 108 A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - PP: vấn đáp - Năng lực: giao tiếp * Dạy học cả lớp ? Thế nào là văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí ? - HS trả lời, nhận xét - GV đánh giá, dẫn vào bài mới. - Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống...của con người. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Phương pháp: vấn đáp, gợi tìm; thảo luận nhóm ;rèn luyện theo mẫu - Năng lực: tự học; hợp tác; * Hoạt động cặp, KT động não, máy chiếu - Yêu cầu HS thảo luận ý a - HS trao đổi, trình bày, nhận xét - Chuẩn xác, HS đánh giá chéo * Hoạt động nhóm (bàn), KT động não, máy chiếu - Yêu cầu HS thảo luận ý b - HS trao đổi tìm ý đúng, trình bày, nhận xét - Chuẩn kiến thức, HS đánh giá chéo * Hoạt động nhóm (4), KT hợp tác, máy chiếu, bảng phụ - Yêu cầu HS lập dàn ý chi tiết dựa vào mục c sgk/37 - HS thảo luận, trình bày, bổ sung - GV sửa chữa, đánh giá * Hoạt động cặp, máy chiếu - Yêu cầu HS hoàn thành mục d - HS trao đổi, trình bày, nhận xét - GV chuẩn xác, đánh giá III. Tìm hiểu cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí 1. Tìm hiểu ví dụ a. Đề bài nghị luận về 1 vấn đề tư tưởng, đạo lí - Các đề bài: + Nêu lên một vấn đề tư tưởng đạo lí + Yêu cầu: . Dạng mệnh lệnh (đề 1, 3,10): thường có các lệnh: suy nghĩ, bình luận, giải thích, chứng minh. . Dạng mở, không có mệnh lệnh (các đề còn lại): chỉ cung cấp một câu tục ngữ, một khái niệm đòi hỏi người làm bài suy nghĩ để làm sáng tỏ. b. Các bước làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí b. 1. Tìm hiểu đề và tìm ý * Tìm hiểu đề (1) Kiểu bài: nghị luận về 1 vấn đề tư tưởng, đạo lí * Tìm ý (2) Tìm ý: - Giải thích câu tục ngữ: nghĩa đen, nghĩa bóng. - Chứng minh câu tục ngữ là hoàn toàn đúng đắn - Nhận định, đánh giá về câu tục ngữ. - Một số biểu hiện đi ngược lại nội dung câu tục ngữ và hậu quả - Biện pháp phát huy, liên hệ bản thân b.2. Lập dàn ý A. Mở bài - Giới thiệu câu tục ngữ và nội dung tư tưởng đạo lí được thể hện trong câu tục ngữ đó => Giới thiệu vấn đề tư tưởng, đạo lí cần NL B.Thân bài * Giải thích câu tục ngữ: - Nghĩa đen: + Nước là một loại vật chất rất cần thiết cho cuộc sống + Nguồn là nơi xuất phát, khởi đầu của dòng nước + Uống nước nhớ nguồn nghĩa là khi uống nước cần phải biết, nhớ đến nơi khởi nguồn sinh ra nước. - Nghĩa bóng: + Nước: thành quả, sản phẩm vật chất, tinh thần. + “Uống nước”: hưởng thụ thành quả, sản phẩm vật chất, tinh thần do người khác tạo ra. + Nguồn: là nguồn gốc, cội nguồn, là những người đã có công tạo ra những thành quả . + Uống nước nhớ nguồn: Người được thừa hưởng những thành tựu, thành quả phải hiểu, biết ơn, giữ gìn, phát huy các thành quả của người làm ra chúng * Khẳng định và chứng minh vấn đề hoàn toàn đúng - Trong thực tế, không có thứ gì tự nhiên mà có mà nó đều có nguồn gốc, hoặc do bàn tay con người tạo ra: dẫn chứng - Để có được những thành tựu đó, biết bao người đã phải vất vả, khó nhọc, thậm chí hi sinh cả xương máu của mình: dẫn chứng - Việc ghi nhớ, biết ơn người đã tạo nên những giá trị để ta thừa hưởng là phù hợp với quy luật và đạo lí của dân tộc * Nhận định, đánh giá về câu tục ngữ. - Câu tục ngữ là lời dạy, lời khuyên, lời nhắc nhở, bởi cuộc đời có nhiều người tốt nhưng cũng không ít kẻ vô ơn, bạc nghĩa - Ngày nay, câu ấy có nhiều lớp nghĩa: không quên tổ tiên, nòi giống, những người đã chiến đấu, hi sinh để bảo vệ quê hương, đất nước; không quên ơn ông bà, cha mẹ, tổ tiên, những người đã có công dạy dỗ mình. - Một đất nước, xã hội, gia đình mà giữ được truyền thống Uống nước nhớ nguồn là một đất nước, gia đình, xã hội tốt đẹp, bền vững. - Người biết Uống nước nhớ nguồn là người có đạo đức và được mọi người yêu mến. * Một số biểu hiện đi ngược lại đạo lí và hậu quả - Biểu hiện đi ngược lại đạo lí: + Bất hiếu với ông bà cha mẹ + Coi thường, không chào hỏi thầy cô + Lãng quên quá khứ, quên công lao của những người đã hi sinh vì đất nước - Hậu quả + Nền đạo đức của xã hội sẽ bị xuống cấp nghiêm trọng + Xã hội, gia đình sẽ rối loạn + Chúng ta sẽ bị mọi người khinh ghét, coi thường * Biện pháp phát huy - Biết ơn, giữ gìn, bảo vệ thành quả đã có - Tạo ra những thành quả mới cho thế hệ sau => Giải thích, chứng minh nội dung vấn đề tư tưởng, đạo lí. Nhận định, đánh giá vấn đề tư tưởng, đạo lí. C. Kết bài - Khẳng định truyền thống đạo lí dân tộc; đưa lời khuyên - Liên hệ bản thân => Kết luận, tổng kết vấn đề, khẳng định giá trị vấn đề, đưa ra lời khuyên... b.3. Viết bài b.4. Đọc lại bài và sửa chữa 2. Ghi nhớ (1) Xác định các phép lập luận cần vận dụng: giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp. (2) Lập dàn bài: - Mở bài: Giới thiệu vấn đề tư tưởng, đạo lí cần bàn luận. - Thân bài: + Giải thích, chứng minh nội dung vấn đề tư tưởng, đạo lí + Nhận định, đánh giá vấn đề tư tưởng, đạo lí đó trong bối cảnh của cuộc sống riêng, chung - Kết bài: Kết luận, tổng kết, nêu nhận thức mới, tỏ ý khuyên bảo hoặc tỏ ý hành động. C. D- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG - Phương pháp: vấn đáp, gợi tìm; thảo luận nhóm ; - Năng lực: tự học; hợp tác; * Hoạt động cá nhân, KT viết tích cực - Yêu cầu HS viết mở bài cho đề văn đã lập dàn ý ở mục B - HS viết đoạn văn, đọc, nhận xét - Sửa chữa, đánh giá * Viết đoạn văn E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG - PP: vấn đáp - NL: tự học, CNTT * HĐ cá nhân - Yêu cầu HS thực hiện ở nhà: sưu tầm các đoạn văn, bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. * Hướng dẫn học tập - Học bài + Đề văn NL về một vấn đề tư tưởng, đạo lí + Các bước làm bài văn NL về một vấn đề tư tưởng, đạo lí - Chuẩn bị : mục C.2 + Đọc yêu cầu BT + Hoàn thành BT ________________________________________________ Ngày soạn: …/…/20… Ngày dạy: …/…/20… III. NỘI DUNG Tiết 109 Hình thức tổ chức Nội dung A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - PP: vấn đáp - Năng lực: giao tiếp * Dạy học cả lớp ? Lấy ví dụ một đoạn văn có sử dụng phép liên kết, chỉ rõ phép liên kết được sử dụng? - HS trả lời, nhận xét - GV đánh giá, dẫn vào bài C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Phương pháp: vấn đáp, gợi tìm; thảo luận nhóm ; - Năng lực: tự học; hợp tác; *Dạy học cả lớp, KT tia chớp - Yêu cầu HS trả lời ý a/ BT2 - HS trả lời, nhận xét - GV bổ sung, đánh giá *Hoạt động nhóm (4), KT chia nhóm (theo mùa), máy chiếu, BP - Yêu cầu HS hoàn thành ý b, c/BT2 - HS trao đổi, trình bày,nhận xét - GV sửa chữa, đánh giá 2. Luyện tập về liên kết câu và liên kết đoạn văn a. Các phép liên kết: phép lặp từ ngữ, phép đồng nghĩa, phép trái nghĩa, phép liên tưởng, phép thế, phép nối. b. (1). Trường học - Trường học (phép lặp, liên kết câu) - Như thế thay thế cho câu cuối ở đoạn trước (phép thế, liên kết đoặn văn) (2). văn nghệ – văn nghệ (phép lặp, liên kết câu) - sự sống – sự sống, văn nghệ – văn nghệ (phép lặp, liên kết đoạn) (3). Thời gian- Thời gian- Thời gian, con người- con người - con người (phép lặp, liên kết câu (4). yếu đuối- mạnh, hiền lành- ác (phép trái nghĩa, liên kết câu) c. - Thời gian Vật lí - Thời gian tâm lí + Vô hình + hữu hình + Giá lạnh + nóng bỏng + thẳng tắp + hình tròn + đều đặn + lúc nhanh lúc chậm -> Sự khác biệt giữa thời gian vật lí và thời gian tâm lí. * Hướng dẫn học tập - Học bài + Các phép liên kết + Tác dụng của các phép liên kết - Chuẩn bị : mục D + Đọc yêu cầu BT + Hoàn thành BT _____________________________________________________________ Ngày soạn: …/…/20… Ngày dạy: …/…/20… BÀI 22: CON CÒ (5) III. NỘI DUNG Tiết 110 Hình thức tổ chức Nội dung A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - PP: vấn đáp - NL: giao tiếp, tự học * HĐ cá nhân, KT trình bày một phút - Nêu câu hỏi ? Nội dung của bài thơ Con cò? - HS chia sẻ, nhận xét - GV đánh giá, dẫn vào bài Nội dung: Khai thác hình tượng con cò, Chế Lan Viên ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc sống của con người. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - PP: nêu và giải quyết vấn đề - NL: giải quyết vấn đề và sáng tạo * HĐ cá nhân, KT viết tích cực - Yêu cầu HS hoạt động cá nhân viết đoạn văn theo yêu cầu mục D.1 - Hướng dẫn + Hình thức: chọn hình thức đoạn văn diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, câu chủ đề nêu được cảm nhận, suy nghĩ về tình mẫu tử: “Từ nội dung của hai câu thơ..., ta nhận thấy tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng, cao đẹp của con người”... + Nội dung: nêu được cảm nhận, suy nghĩ về tình mẫu tử: giải thích tình mẫu tử, vai trò của tình mẫu tử, bàn luận...(dẫn chứng). - HS viết đoạn văn, đọc đoạn văn - GV sửa chữa, đánh giá * HĐ nhóm (4), KT hợp tác, bảng phụ, máy chiếu - Yêu cầu HS thảo luận mục D.2 - HS thảo luận, trình bày, bổ sung - GV sửa chữa, GV-HS đánh giá 1. Bài tập 1 * Viết đoạn văn 2. Bài tập 2 a. (1) Lỗi về liên kết nội dung: các câu không phục vụ chủ đề chung của văn bản - Chữa: thêm 1 số từ ngữ hoặc câu để thiết lập liên kết chủ đề giữa các câu “ Cắm .... địa đại đội 2 của anh ở phía bãi bồi bên một dòng sông. Anh chợt nhớ hồi đầu mùa lạc hai bố con anh cùng viết đơn xin ra mặt trận. Bây giờ, mùa thu hoạch lạc đã vào mùa cuối.” (2) Lỗi về liên kết nội dung: trật tự các sự việc nêu trong câu không hợp lí - Chữa: thêm trạng ngữ chỉ thời gian vào câu 2 để làm rõ mqh thời gian giữa các sự kiện VD: Suốt 2 năm anh ốm nặng, chị làm quần quật b. (1). Lỗi: dùng từ ở câu 2 và câu 3 không thống nhất. - Sửa: thay nó bằng chúng (2). Từ văn phòng và hội trường không cùng nghĩa - Sửa: thay hội trường ở câu 2 bằng từ văn phòng E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG - PP: vấn đáp - NL: tự học, sử dụng CNTT * Dạy học cả lớp - Yêu cầu HS thực hiện ở nhà: sưu tầm các bài tập về liên kết câu, liên kết đoạn. * Hướng dẫn học tập - Học bài + Hoàn thành đoạn văn + Các phép liên kết đã học, việc vận dụng các phép liên kết trong tạo lập đoạn văn cũng như văn bản - Chuẩn bị bài 23: mục A, B.1,2 + Đọc văn bản, tìm hiểu về tác giả, tác phẩm + Mỗi nhóm thiết kế power point trình chiếu mục I + Soạn bài, trả lời các câu hỏi mục 1.2 Rút kinh nghiệm ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ .......................................................................................................................................................... ..........................................................................................................................................................