Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài: Chất béo (T1). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 9 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Tuần: Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: BÀI 41: CHẤT BÉO (T1) I. MỤC TIÊU I. MỤC TIÊU Sau khi học xong, HS có thể 1. Kiến thức + Nêu được khá niệm, trạng thái thiên nhiên, công thức, tính chất của một số chất béo đơn giản; + Nêu được những ứng dụng quan trọng của chất béo đối với con người và sản xuất; phân biệt được chất béo với các chất khác. 2. Kỹ năng + Rèn các kĩ năng viết PTHH, làm được bài tập tính toán về phản ứng thủy phân và phản ứng xà phòng hóa có liên quan đến hiệu suất và nồng độ dd. 3. Thái độ tình cảm + Giáo dục lòng yêu môn hóa, tính cẩn thận. 4. Năng lực, phẩm chất + Phát triển các năng lực: Tư duy, tự học, giao tiếp, giải quyết vấn đề, hợp tác, xử lý thông tin. + Rèn phẩm chất sống tự chủ, có trách nhiệm, biết bảo vệ sức khoẻ II. TRỌNG TÂM Trạng thái thiên nhiên, tính chất vật lý Thành phần cấu tạo của chất béo Tính chất hóa học Ứng dụng của chất béo III. CHUẨN BỊ 1. GV - Đồ dùng: + Thí nghiệm: TCVL của chất béo; phản ứng xà phòng hóa + Hóa chất: Dầu ăn, mỡ lợn, nước, cồn, dd NaOH + Dụng cụ: cốc thủy tinh, đũa thủy tinh, đèn cồn, giá đun, lưới kim loại. - Bài giảng điện tử, bảng nhóm, bút dạ. 2. HS + Nghiên cứu trước bài mới. IV. PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT DẠY HỌC + Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, thực hành, học theo nhóm, học theo trạm, vấn đáp gợi mở + Kĩ thuật: Trình bày 1 phút, phòng tranh, mảnh ghép, lắng nghe và phản hồi tích cực… V. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 1. PP-KT: Hỏi đáp. 2. NL: giao tiếp. * Hoạt động tập thể: GV: Yêu cầu HS - Quan sát hình 41.1. - Trả lời câu hỏi mục A HS: Trả lời câu hỏi GV: Tổng kết hoạt động vào bài. A. Hoạt động khởi động * Nêu được: - Thành phần chính của dầu thực vật, mỡ, bơ… là chất béo. - Để xào, nấu, rán thức ăn thường sử dụng dầu ăn, mỡ, bơ… B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. PP-KT: học theo trạm, thực hành. 2. NL: giao tiếp, hợp tác, làm thí nghiệm. * Hoạt động nhóm: GV: Chia nhóm, giao nhiệm vụ - Chia thành 2 dãy, mỗi dãy 3 nhóm. Trạm 1: Trạng thái tự nhiên, TCVL Trạm 2: TCHH Trạm 3: Thành phần và ứng dụng. - Lần lượt nghiên cứu tại các trạm theo hướng dẫn trong tài liệu, ghi chép kết quả thu được (mỗi trạm 10 phút) - Lập sơ đồ tư duy về chất béo. HS: Báo cáo và chuẩn hóa tại nhóm. B. Hoạt động hình thành kiến thức I. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN Có nguồn gốc từ động vật (mỡ) hoặc thực vật (dầu). II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ Dầu là chất lỏng, mỡ là chất rắn; màu từ không màu tới vàng nhạt, mỡ trắng; có mùi hoặc không tùy theo nguồn gốc; không tan trong nước và nhẹ hơn nước, tan trong các dung môi hữu cơ. III. THÀNH PHẦN VÀ CẤU TẠO CỦA CHẤT BÉO Thành phần: Là trieste của glyxerol và axit béo – (RCOO)3C3H5. IV. TÍNH CHẤT HÓA HỌC 1. Phản ứng thủy phân 2. Phản ứng xà phòng hóa V. ỨNG DỤNG Với cơ thể: cấu trúc, dự trữ năng lượng, hấp thu và chuyển hóa vitamin tan trong dầu… Với sản xuất: sản xuất xà phòng, thực phẩm… 4. Hướng dẫn về nhà - Chuẩn bị trước mục C, D, E để tiết sau báo cáo.