Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài Cách thức truyền nhiệt (T4). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 8. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Tuần:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
BÀI 22: CÁCH THỨC TRUYỀN NHIỆT (T4)
I- MỤC TIÊU
- Kiến thức
- Nêu được có ba hình thức truyền nhiệt: dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ nhiệt.
- Lấy được ví dụ trong thực tế về dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt.
- So sánh được tính dẫn nhiệt của chất rắn, chất lỏng, chất khí.
- Kĩ năng
- Vận dụng được kiến thức về dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt để giải thích một số hiện tượng đơn giản trong thực tế.
- Thái độ
- Yêu thích môn học, tìm tòi, khám phá giải thích các hiện tượng tự nhiên.
- Năng lực, phẩm chất
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp.
- Năng lực chuyên biệt: Trình bày được kiến thức về các đại lượng, hiện tượng, định luật, nguyên lý vật lý; Tính toán các công thức làm cơ sở cho các phép đo.
- Phẩm chất: Hình thành phẩm chất tự trọng, tự lực, chăm chỉ, vượt khó, tự hoàn thiện.
II- TRỌNG TÂM
- Sự dẫn nhiệt
- Sự đối lưu và sự bức xạ
III- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên
- Dụng cụ thí nghiệm mỗi nhóm có: 1 giá đỡ, 1 ròng rọc động, 1 quả nặng, 1 lực kế, 1 thước thẳng.
- Học sinh
- Sách hướng dẫn học môn KHTN, vở ghi.
IV- CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Hình thức tổ chức dạy học: trong lớp; học sinh hoạt động cá nhân, nhóm…
- Phương pháp DH: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua thí nghiệm thực hành.
- Kĩ thuật dạy học: Giao nhiệm vụ, chia nhóm.
V- TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
- Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
- Các hoạt động học
Hoạt động của GV – HS |
Nội dung cần đạt |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 1. Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động nhóm nhỏ 2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, nêu và giải quyết vấn đề. 3. Kĩ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi. 4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ vật lý, NL nhận thức kiến thức vật lý. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ. |
|
GV: Tổ chức cho HS vào bài mới: Mặt trời truyền nhiệt xuống trái đất bằng hình thức truyền nhiệt nào? HS: Đưa ra dự đoán. |
A. Hoạt động khởi động
|
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp, nhóm 2. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác. 3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, chia nhóm, đặt câu hỏi, học tập hợp tác, lắng nghe và phản hồi tích cực. 4. Năng lực – phẩm chất: năng lực tự học và tự chủ…, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm… |
|
GV: Hướng dẫn và yêu cầu HS tiến hành TN HD học sinh tiến hành thí nghiệm HS: Tiến hành làm thí nghiệm theo nhóm. Mô tả hiện tượng xảy ra. GV: Thông báo kiến thức về bức xạ nhiệt.
|
B. Hoạt động hình thành kiến thức 2. Tìm hiểu về sự bức xạ nhiệt a) Tiến hành thí nghiệm: - Đặt bình cầu gần nguồn nhiệt, giọt nước màu dịch chuyển từ đầu A về phía đầu B - Lấy miếng gỗ chắn giữa nguồn nhiệt và bình câu, thấy giọt nước màu dịch chuyển trở lại đầu A So sánh:Khi chưa có miếng gỗ giọt nước màu di chuyển về đầu B; Có miếng gỗ: giọt ước màu chạy lại đầu A b) Ghi nhớ + Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng, chất khí. + Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. Bức xạ nhiệt có thể xảy ra cả ở trong chân không. Khả năng hấp thụ tia nhiệt của 1 vật phụ thuộc vào tính chất của bề mặt. Vật có bề mặt xù xì và màu càng sẫm thì hấp thụ tia nhiệt càng nhiều. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp, cá nhân 2. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác 3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, lắng nghe và phản hồi tích cực. 4. Năng lực – phẩm chất: năng lực tự học và tự chủ…, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm… |
|
GV: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm câu hỏi 3, 4, 5, 8. HS: Đại diện HS lên trình bày. GV: Thông báo đáp án đúng. |
C. Hoạt động luyện tập 3) Để làm tăng khả năng hấp thụ nhiệt 4) Để làm giảm khả năng hấp thụ nhiệt 5)Vì màu sẫm hấp thụ nhiệt nhiều làm căn nhà nóng lên. 8) Trong chân không và trong chất rắn ko xảy ra hiện tượng đối lưu vì trong chân không và trong chất rắn không thể tạo thành các dòng đối lưu. |
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
GV: Tổ chức cho HS vẽ sơ đồ tư duy kiến thức về các hình thức truyền nhiệt.
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
GV giao nhiệm vụ về nhà:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà hoàn thành phần mở rộng câu 2 (SHDH/145)