Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài Cách thức truyền nhiệt (T2). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 8. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.

Tuần:

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết:

BÀI 22: CÁCH THỨC TRUYỀN NHIỆT (T2)

I- MỤC TIÊU

  1. Kiến thức

- Nêu được có ba hình thức truyền nhiệt: dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ nhiệt.

- Lấy được ví dụ trong thực tế về dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt.

- So sánh được tính dẫn nhiệt của chất rắn, chất lỏng, chất khí.

  1. Kĩ năng

- Vận dụng được kiến thức về dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt để giải thích một số hiện tượng đơn giản trong thực tế.

  1. Thái độ

- Yêu thích môn học, tìm tòi, khám phá giải thích các hiện tượng tự nhiên.

  1. Năng lực, phẩm chất

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp.

- Năng lực chuyên biệt: Trình bày được kiến thức về các đại lượng, hiện tượng, định luật, nguyên lý vật lý; Tính toán các công thức làm cơ sở cho các phép đo.

- Phẩm chất: Hình thành phẩm chất tự trọng, tự lực, chăm chỉ, vượt khó, tự hoàn thiện.

II- TRỌNG TÂM

- Sự dẫn nhiệt

- Sự đối lưu và sự  bức xạ

III- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

  1. Giáo viên

- Dụng cụ thí nghiệm mỗi nhóm có: 1 giá đỡ, 1 ròng rọc động, 1 quả nặng, 1 lực kế, 1 thước thẳng.

  1. Học sinh

- Sách hướng dẫn học môn KHTN, vở ghi.

IV- CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

  1. Hình thức tổ chức dạy học: trong lớp; học sinh hoạt động cá nhân, nhóm…
  2. Phương pháp DH: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua thí nghiệm thực hành.
  3. Kĩ thuật dạy học: Giao nhiệm vụ, chia nhóm.

V- TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC

  1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
  2. Các hoạt động học

Hoạt động của GV – HS

Nội  dung cần đạt

          A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

1. Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động nhóm nhỏ

2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, nêu và giải quyết vấn đề.

3. Kĩ thuật: Chia nhóm,  giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.

4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ vật lý, NL nhận thức kiến thức vật lý.

5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.

GV: Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi thông qua trò chơi: Nung nóng một thỏi sắt rồi thả vào một cốc nước lạnh. Nhiệt năng của thỏi sắt giảm còn nhiệt năng của nước trong cốc tăng. Nguyên nhân của sự thay đổi nhiệt năng là do đâu? Liệu chất lỏng, chất khí, chất rắn có dẫn nhiệt như nhau hay không?

HS: Thực hiện yêu cầu của GV

A. Hoạt động khởi động

 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp, cá nhân

2. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề.

3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, chia nhóm, đặt câu hỏi, công não

4. Năng lực – phẩm chất: năng lực tự học và tự chủ…, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm…

GV: Hướng dẫn và yêu cầu HS tiến hành TN hình 22.2 SGK.

Các đinh ở đầu các thanh có rơi xuống đồng thời không?

Hiện tượng này chứng tỏ điều gì? Chất nào dẫn nhiệt tốt nhất? Kém nhất?

HS: Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi của GV.

Điền từ thích hợp vào chỗ trống.

I- Sự dẫn nhiệt:

B. Hoạt động hình thành kiến thức

2. Tìm hiểu về sự dẫn nhiệt của chất rắn, chất lỏng, chất khí

a) Sự dẫn nhiệt của các chất rắn khác nhau:

Các đinh ghim rơi xuống không đồng thời chứng tỏ các chất khác nhau dẫn nhiệt khác nhau

Đồng dẫn nhiệt tốt nhất, Thuỷ tinh dẫn nhiệt kém nhất. Trong chất rắn kim loại dẫn nhiệt tốt nhất.

b) Sự dẫn nhiệt của chất lỏng, khí:

- Khi nước trên miệng ống sôi cục sáp  ở đáy ống cũng  không nóng chảy từ đó rút ra kết luận chất lỏng dẫn nhiệt kém.

- Khi đáy ống nghiệm đã nóng thì miếng sáp gắn ở đáy ống nghiệm không bị nóng chảy.

=> Kết luận: Chất khí dẫn nhiệt kém.

          C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

1. Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp, cá nhân

2. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề.

3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, công não.

4. Năng lực – phẩm chất: năng lực tự học và tự chủ…, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm…

GV: Tổ chức cho HS hoạt động cá nhân làm các câu 1, 7.

HS – HS: Kiểm tra chéo.

GV: Tổ chức cho HS rút kinh nghiệm

 

C. Hoạt động luyện tập

1) Vì  nồi, xoong cần dẫn nhiệt tốt còn bát đĩa cần dẫn nhiệt kém.

7) Khi thời tiết lạnh. Đối với kim loại , do tốc độ nhận nhiệt của nó rất nhanh so với gỗ, nên khi tay bạn chạm vào tấm kim loại thì nhiệt từ tay bạn truyền sang tấm kim loại là nhanh hơn nhiều so với khi bạn chạm vào gỗ. Trong 1 khoảng thời gian ngắn, tay bạn bị mất một nhiệt lượng lớn làm bạn cảm thấy lạnh

     

D-E. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG – TÌM TÒI MỞ RỘNG

GV Giao nhiệm vụ:

- Giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà tìm hiểu khả năng dẫn nhiệt của các chất: Len, gỗ, nước, thủy tinh....với không khí. Coi khả năng dẫn nhiệt của không khí là 1.

- Thử làm thí nghiệm: Lấy sợi tóc quấn chặt một que sắt dài rồi dùng diêm đốt. Tóc không cháy, que sắt chỉ nóng lên. Cuốn tóc quanh một thanh thủy tinh hoặc gỗ thì tóc cháy ngay. Giải thích hiện tượng?