Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài: Cách mạng khoa học-kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX. Bài học nằm trong chương trình Khoa học xã hội 9 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Ngày soạn: Ngày dạy: Điều chỉnh: Bài 15: Tiết 43 đến 52: CÁCH MẠNG KHOA HỌC – KĨ THUẬT VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HÓA NỬA SAU THẾ KỈ XX I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. Học xong bài này học sinh đạt được: 1. Kiến thức: - Hiểu được nguồn gốc, những thành tựu chủ yếu, đánh giá được tác động của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật diễn ra từ sau CTTG thứ hai đến nay. - Nhận biết được những biểu hiện của toàn cầu hóa. - Lí giải được toàn cầu hóa là xu thế tất yếu của thời địa mới. - Nhận thức được những cơ hội và thách thức từ xu thế toàn cầu hóa đối với các dân tộc trên thế giới nhất là Việt Nam. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện các kĩ năng thuyết trình nội dung lịch sử, quan sát tranh ảnh lịch sử. Thu thập và xử lí thông tin, phân tích, đánh giá… 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh ý thức chăm chỉ học tập, có ý chí hoài bão vươn lên chiếm lĩnh thành tựu khoa học đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. * Tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường: + Giáo dục học sinh ý thức biết tận dụng cơ hội để học tập và bắt kịp với xu thế mới; có ý thức bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc trong xu thế hội nhập. + Đấu tranh chống việc xử dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật vào mục đích chiến tranh, phá huỷ môi trường, ảnh hưởng đời sống của nhân dân. 4. Định hướng hình thành phát triển năng lực: - Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo. - Năng lực chuyên biệt: Tái tạo kiến thức, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, nhận xét, đánh giá. II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM - Nội dung: + Cách mạng khoa học - kĩ thuật nửa sau thế kỉ XX + Xu thế toàn cầu hóa III. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM - Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở, vấn đáp, thảo luận nhóm, trình bày một phút kết quả thảo luận IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Giáo viên: - Một số tranh ảnh về những thành tựu mới của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ 2. 2. Học sinh: Đọc tài liệu, sưu tầm tranh ảnh. V. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Bài mới. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh. - Phương pháp: vấn đáp - Thời gian: - Khởi động: Quan sát h1,2,3/120. ? Nêu cảm nhận khi quan sát những hình ảnh này? ? Những hình ảnh đó đề cập đến những nội dung gì trong lịch sử loài người. Em biết gì về những nội dung đó? + GV tổ chức HS hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi. + HS trả lời GV nhận xét và kết luận. CMKHKT và xu thế toàn cầu là những gì đã và đang diễn ra trong cuộc sống hôm nay. Chúng ta đang thừa hưởng những thành tựu đó… HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động. - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm… - Thời gian: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Tìm hiểu về cách mạng khoa học- kĩ thuật nửa sau thế kỉ XX. GV nêu và giải thích: Cho đến nay loài người đã trải qua hai cuộc cách mạng lớn trong lĩnh vực khoa học và kĩ thuật. + Cách mạng kĩ thuật lần thứ nhất hay cách mạng chủ nghĩa thế kỉ XVIII. + Cuộc cách mạng kĩ thuật lần thứ hai hay cách mạng khoa học - kĩ thuật thế kỉ XX (bắt đầu từ sau chiến tranh thế giới thứ hai và hiện đang diễn ra ngày càng sâu rộng trên thế giới). ? Nguồn gốc (lí do) nào dẫn đến cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai. HS: HĐ cá nhân, báo cáo GV: Chốt + Do nhu cầu cuộc sống ngày càng cao hơn của con người, đòi hỏi con người phải suy nghĩ tìm tòi, phát minh => Cuộc sống no đủ, văn minh.những công cụ sản xuất mới có kĩ thuật cao nguồn năng lượng mới thay thế đặt ra cấp thiết. + Nhu cầu của cuộc chiến tranh hiện đại (chiến tranh thế giới thứ 2) => cần có vũ khí mới, thông tin liên lạc mới. * Thảo luận nhóm 4 ? Nêu đặc điểm nổi bật của cuộc CMKHKT? Tại sao có đặc điểm đó? HS: Hoạt động nhóm 4, đại diện nhóm báo cáo, phản hồi . HS: nhận xét. GV: Chốt, chuyển ý. - Cuộc cách mạng khoa học – KT ngày nay trải qua 2 giai đoạn: + Từ những năm 1940 đến nửa đầu 1970 + Từ nửa đầu 1970 - đến nay: Cuộc CM chủ yếu diễn ra trên lĩnh vực công nghệ tạo điều kiện cho SX phát triển theo chiều sâu. Đọc thông tin kết hợp quan sát kênh hình hãy ? Giới thiệu những thành tựu của cuộc CMKH-KT nửa cuối thế kỉ XX? ? Những thành tựu này có tác dụng như thế nào đối với đời sống con người? + Tháng 3-1997 các nhà khoa học đã tạo được một con cừu bằng phương phát sinh sản vô tính. + Giáo viên giới thiệu H1,8: Con cừu Đô - li động vật đầu tiên ra đời bằng phương pháp vô tính, các nhà khoa học đã lấy ruột tế bào ở tuyến vú của một con cừu đang mang thai. Đây là một thành tựu khoa học lớn nhưng cũng gây những lo ngại về mặt xã hội và đạo đức.... như công nghệ sao chép con người... + Tháng 6-2000, tiến sĩ Cô - lin giám đốc sở nghiên cứu gen nhân loại quốc gia (Mĩ) đã công bố " bản đồ gien người" mới được hoàn chỉnh. + Theo đó con người có từ 34 -> 40 ngàn gien và đã giải mã được 99% gien người. + Với thành tựu to lớn này loài người có thể chữa được những căn bệnh nan y : ung thư, tiểu đường, tim mạch,....có thể kéo dài tuổi thọ cho con người. - Máy tính điện tử được đánh giá là một trong những thành tựu kĩ thuật quan trọng nhất của thế kỉ XX. GV giải thích thêm: Các nhà khoa học còn tạo ra rô bốt "Người máy" đảm nhận những công việc con người không đảm nhận được: lặn sâu xuống đáy biển 6 - 7km, làm việc trong các nhà máy điện nguyên tử... người máy Asi-mô (Nhật Bản) sang Việt Nam 2005 là hiện thân của thành tựu kì diệu máy tính và tự động hoá. Nhằm giảm nhẹ lao động cho con người, năng xuất lao động rất cao. GV giới thiệu H7a,b,c,d: Năng lượng mặt trời, hạt nhân, gió, nước. + Năng lượng thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, con người đã tìm ra những nguồn năng lượng mới rất phong phú. + Trong đó năng lượng nguyên tử là quan trọng nhất dần dần được sử dụng phổ biến. tác dụng của những nguồn năng lượng mới này là: + Giải quyết được tình trạng cạn kiện tài nguyên. + Sử dụng năng lượng mới có hiệu qủa kinh tế rất cao. GV giới thiệu hình 9: + Nhiều loại chất dẻo nhẹ hơn nhôm hai lần, nhưng độ bền và sức chịu nhiệt lại hơn hẳn loại thép tốt nhất. + Chất dẻo này dùng để chế tạo vỏ xe tăng các động cơ tên lửa và máy bay siêu âm (chất ti tan) + Ti tan nhẹ = 1/2 của thép, độ nóng chảy cao hơn thép. Chất ti tan dùng cho ngành hàng không và vũ trụ. GV dẫn chứng minh hoạ: + Gần đây người ta chế ra chất Tê-phơ-tông làm chất cách điện rất tốt, không cháy, không thấm nước, đốt nóng 3500 hay làm lạnh - 2000 mà vẫn không việc gì (không bị biến dạng) + Về kim loại: Cách đây 2000 năm, con người chỉ biết đến 7 thứ Sắt, Chì, Kẽm, đồng, vàng, bạc, thuỷ ngân. Ngày nay, trên 80 thứ kim loại, trong đó nhôm và ti len được mệnh danh là "Kim loại của thời đại nguyên tử và vũ trụ". + Hiện nay các nhà thiết kế đang nghiên cứu và chế tạo loại máy bay dùng động cơ tên lửa, bay ở độ cao 80 km, với tốc độ 2 vạn km2 / giờ (gọi là máy bay tên lửa). GV dẫn chứng chứng minh - minh hoạ: + Để tránh ô nhiễm môi trường, hiện nay con người đã chế tạo ô ô bằng năng lượng mặt trời (triển lãm 1973 tại Pa-ri). Có nhà bác học đã chế tạo ôtô chạy bằng pin nhiên liệu, mà thường gọi là "ô tô chạy bằng nước lã" + Tàu hoả chạy tới 300 km / giờ (tới đích đúng giờ tuyệt đối) nếu sai trên 30 giây phải phạt tiền, loại này xuất hiện ở Nhật, Anh, Pháp... GV: giới thiệu h10 - Hiện nay, con người đang nghiên cứu những bí ẩn của sao kim, sao Hoả, sao Thuỷ, sao Mộc... GV minh hoạ: Với tốc độ phát triển của các ngành khoa học ngày nay, người ta dự kiến. Năm 2005 Mặt trăng sẽ đón đoàn du lịch đầu tiên của trái đất. * GV tổ chức học sinh thảo luận nhóm. ? Bản thân em và gia đình đang sử dụng những thành tựu nào của cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật? Xác định nhiệm vụ chủ yếu của em hiện nay là gì để tiến kịp với sự phát triển như vũ bão của khoa học-kĩ thuật? + HS: trả lời , nhận xét + GV: kết luận, chuyển ý. => Việt Nam đang trên con đường đổi mới thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Việc phấn đấu để đạt được những thành tựu trên là rất cần thiết được đặt lên hàng đầu. Mỗi chúng ta phải cố gắng học tập và làm chủ kiến thức, mai ngày xây dựng đất nước. I. Cách mạng khoa học - kĩ thuật nửa sau thế kỉ XX. 1. Nguồn gốc, đặc điểm của cuộc CM KHKT nửa cuối thế kỉ XX. a. Nguồn gốc - Nước Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai, diễn ra từ giữa những năm 40 của thế kỉ XX. - Do nhu cầu cuộc sống ngày càng cao hơn của con người + Dân số càng tăng. + Tài nguyên thiên nhiên ngày càng vơi cạn b. Đặc điểm - Đặc điểm lớn nhất là KH đã trở thành LLSX trực tiếp - Mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu KH. Khoa học đi trước mở đường cho kĩ thuật, kĩ thuật đi trước mở đường cho sản xuất. Vì vậy khoa học trở thành nguồn gốc của mọi tiến bộ khoa học và công nghệ - Thời gian từ phát minh KH đến ứng dụng vào SX ngày càng rút ngắn, hiệu quả KT ngày càng cao. 2. Những thành tựu tiêu biểu của cuộc CMKH-KT nửa cuối thế kỉ XX STT Các lĩnh vực Thành tựu 1 Khoa học cơ bản Đánh dấu những bước phát triển nháy vọt trong toán học, Vật lí, Hóa học, Sinh học... 2 Công cụ sản xuất mới Máy tính điện tử, máy tự động, hệ thống máy tự động. 3 Vật liệu mới Chất Pô li me ( chất dẻo), vật liệu na-no, vật liệu com-po-sit,... 4 Nguồn năng lượng mới Nguyên tử, mặt trời, gió, thuỷ triều. 5 " Cách mạng xanh" Lai tạo giống mới, phân bón hóa học, cơ khí hóa,... 6 Giao thông vận tải và TTLL Máy bay siêu thanh, tàu hoả tốc độ cao, điện thoại thông minh... 7 Chinh phục vũ trụ Phóng thành công vệ tinh nhân tạo, phóng tàu vũ trụ đưa con người bay vào vũ trụ trụ, đặt chân lên Mặt trăng. Quan sát hình 11,12 Thảo luận nhóm 4 ? Chứng minh: Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai có ý nghĩa to lớn và tác động tích cực đến đời sống con người? GV: lấy dẫn chứng để chứng minh. => Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần này đưa loài người bước sang nề vãn minh thứ ba "văn minh hậu công nghiệp" hay còn gọi "văn minh trí tuệ ". Con người có bước nhảy vọt về sản xuất và năng xuất lao động. - Mức sống và chất lượng cuộc sống của con người được nâng cao với hàng hoá và tiện nghi sinh hoạt mới. - Làm thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động, dân cư lao động nông - công nghiệp giảm, dân cư lao động trong các dịch vụ tăng (nhất là ở các nước tư bản phát triển cao) Quan sát hình 13,14 Thảo luận nhóm 4 ? Phân tích tác động tiêu cực của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai? GV dẫn chứng CM. => Đòi hỏi các quốc gia trên thế giới phải giải quyết mặt tiêu cực này, để loài người được sống hoà bình, tiếp tục phát huy mặt tích cực của cách mạng khoa học – kĩ thuật, đưa xã hội ngày càng văn minh. 3. Tác động của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật nửa cuối thế kỉ XX. - Tãng nãng suất lao động, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người. - Ðưa đến những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động trong nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. - Hình thành thị trường thế giới theo xu thế toàn cầu. Tác động tiêu cực - Ô nhiễm môi trường - Trái đất nóng dần. - Những tai nạn lao động và giao thông - Các loại dịch bệnh mới, những đe doạ về đạo đức xã hội và an ninh. - Chế tạo các loại vũ khí và các phương tiện quân sự có sức huỷ diệt lớn... Hoạt động 2: Tìm hiểu về xu thế toàn cầu hóa. GV: chính cuộc CM KH-KT này đã đưa đến xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa. Toàn cầu hoá là sự gia tăng những vấn đề toàn cầu, sự tăng lên mạnh mẽ các mối liên hệ ảnh hưởng, tác động lẫn nhau của tất cả các dân tộc, các khu vực. Có rất nhiều vấn đề toàn cầu, song bản chất của toàn cầu hóa là toàn cầu về kinh tế, nó chi phối và làm nảy sinh các vấn đề toàn cầu khác HĐ 1: Cá nhân ? Những biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa về KT? Xu thế này đặt nền kinh tế 1 nước trong phạm vi lớn của thị trường thế giới. Nó gắn bó với 3 yếu tố là: Thông tin, thị trường, sản xuất HÐ 2: Cá nhân, cả lớp (?) Hãy chỉ ra mặt tích cực và hạn chế của xu thế toàn cầu hóa? VD? HĐ 3: Nhóm ? Giải thích tại sao nói toàn cầu hóa vừa là thời cơ, vừa đặt ra thách thức đối với các dân tộc. ? Liên hệ về những tác động của xu thế toàn cầu hóa đến VN. GV: Toàn cầu hóa là xu thế khách quan không đảo ngược, vừa là cõ hội vừa là thách thức đối với mỗi quốc gia, dân tộc II. Xu thế toàn cầu hóa 1. Xu thế toàn cầu hóa và những biểu hiện của nó a. Khái niệm: Là hệ quả của cuộc CM KH-CN từ những năm 80. b. Biểu hiện: - Sự phát triển nhanh chóng của các quan hệ thương mại quốc tế - Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia - Sự sát nhập và hợp nhất của các công ty thành các tập đoàn lớn. - Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực 2. Tác động của xu thế toàn cầu hoá a. Tích cực: Thúc đầy nhanh sự phát triển và xã hội hoá lực lượng sản xuất, đưa lại sự tăng trưởng cao góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế b. Tiêu cực: Làm trầm trọng thêm sự bất công XH, đào sâu hố ngăn cách giàu nghèo trong từng nước và giữa các nước; làm cho mọi mặt hoạt động và đời sống con người kém an toàn với nhau ngày càng lớn, tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc và xâm phạm nền độc lập chủ quyền quốc gia. = > Toàn cầu hóa là xu thế khách quan không đảo ngược, vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với mỗi quốc gia, dân tộc c. Thời cơ và thách thức trước xu thế toàn cầu hóa - Thời cơ: Tạo thời cơ thuận lợi cho các nước đang phát triển trong đó có VN: nguồn vốn, thị trường mở rộng, tận dụng thành tựu CMKH- CN.., nhanh chóng đưa đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng, rút ngắn khoảng cách... - Thách thức: Trình độ lực lượng sản xuất thấp kém, nguy cơ chệch hướng CNXH, suy thoái về đạo đức, đánh mất bản sắc dân tộc => Nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, phát triển mạnh mẽ trong thời kì mới đó là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và nhân dân ta. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: + HS: làm việc cá nhân, hoàn thành bài tập trong SHDH. + HS: báo cáo kết quả; bổ sung + GV: nhận xét, đánh giá, kết luận + Bài tập luyện tập: Bài 1: 1.1. B 1.2. B 1.3. D 1.4. D Bài 2: 1-c, d, e. 2-a, b, g. Bài 3: Làm thế nào để hạn chế tác động tiêu cực của cuộc CM KH-KT hiện đại. Bài 4: Đánh giá vai trò của cuộc CM KH-KT đối với đời sống con người. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Phương pháp: Vấn đáp các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới - Thời gian: GV: hướng dẫn học sinh về nhà làm theo các yêu cầu của tài liệu HD HS: đến lớp chia xẻ với bạn HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Mục tiêu: sưu tầm, mở rộng các kiến thức đã học - Phương pháp: đàm thoại - Thời gian: GV: hướng dẫn học sinh về nhà làm theo các yêu cầu của tài liệu HD (HS chia sẻ sản phẩm với bạn bè: trao đổi bài viết với bạn, trưng bày,…) GV: đánh giá sản phẩm của HS, tuyên dương, khen ngợi HS. HS: về nhà học bài, hoàn thành phận vận dụng và tìm tòi mở rộng, tìm hiểu bài mới. 4. Hướng dẫn về nhà. a. Học bài cũ và làm bài tập b. Chuẩn bị bài tiếp theo: Kiểm tra học kì I