Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài: Cacbohiđrat (T4). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 9 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Tuần: Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: BÀI 42: CACBOHIĐRAT (T4) I. MỤC TIÊU Sau khi học xong, HS có thể 1. Kiến thức + Nêu được CTPT, trạng thái thiên nhiên, công thức, tính chất của một số cacbohiđrat; + Nêu được tầm quan trọng của cacbohiđrat đối với đời sống và sản xuất; + Phân biệt được một số cacbohiđrat và một số chất khác. 2. Kỹ năng + Rèn các kĩ năng viết PTHH, quan sát và làm thí nghiệm, làm được bài tập tính toán sản xuất có liên quan đến hiệu suất và nồng độ dd. 3. Thái độ tình cảm + Giáo dục lòng yêu môn hóa, tính cẩn thận. 4. Năng lực, phẩm chất + Phát triển các năng lực: Tư duy, tự học, giao tiếp, giải quyết vấn đề, hợp tác, xử lý thông tin. + Rèn phẩm chất sống tự chủ, có trách nhiệm, biết bảo vệ sức khoẻ II. TRỌNG TÂM + Tính chất vật lí, tính chất hóa học của cacbohiđrat III. CHUẨN BỊ 1. GV + Thí nghiệm: TCVL của cacbohidrat; phản ứng tráng gương, thử tinh bột bằng dd Iod. + Hóa chất: đường glucozơ, saccarozơ, gạo, bông, nước, dd AgNO3/NH3, dd cồn Iod. + Dụng cụ: cốc thủy tinh, đũa thủy tinh, đèn cồn, giá đun. + Bài giảng điện tử, bảng nhóm, bút dạ. 2. HS + Nghiên cứu trước bài mới. IV. PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT DẠY HỌC + Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, thực hành, học theo nhóm, + Kĩ thuật: mảnh ghép, vấn đáp gợi mở, trình bày 1 phút, phòng tranh, lắng nghe và phản hồi tích cực… V. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 1. PP-KT: trình bày 1 phút, lắng nghe và phản hồi tích cực. 2. NL: Sử dụng CNTT, tư duy, giao tiếp. * Hoạt động tập thể: GV: Yêu cầu HS - Chia sẻ nội dung đã chuẩn bị ở nhà. HS: Lắng nghe, nhận xét và bổ sung GV: Nhận xét, đánh giá D. Hoạt động vận dụng Bài 1: Quả chín chứa Glucose: nho, chuối… Bài 2: - Nhiều chất bột: khoai lang - Nhiều đường: kẹo - Nhiều đạm: trứng - Nhiều chất béo: dầu ăn. Bài 3: Khối lượng CO2: 13,2 tấn Khối lượng O2: 9,6 tấn. Bài 4: Cho đường vào nước khuấy tan rồi cho đá vì đường tan ít trong nước lạnh. Bài 5: Trong thân mía có đường saccarozơ, để lâu ngày sẽ bị thủy phân và lên men thành rượu etylic nên có mùi rượu. E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG 1. PP-KT: lắng nghe và phản hồi tích cực. 2. NL: Sử dụng CNTT, giao tiếp. * Hoạt động tập thể: GV yêu cầu HS: - Hùng biện về vai trò của cây xanh. HS: Nhận xét, đánh giá. E. Hoạt động tìm tòi mở rộng 4. Hướng dẫn về nhà - Nghiên cứu trước bài 43 “Protein”