Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài: Các nước, Á, Phi, Mĩ-la- tinh từ 1945 đến nay. Bài học nằm trong chương trình Khoa học xã hội 9 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Ngày soạn: Ngày dạy: Điều chỉnh: Bài 12. Tiết: 10,13,16,19,22: CÁC NƯỚC Á, PHI MĨ LA-TINH TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học sinh hiểu được: 1. Kiến thức: - Tình hình châu Á sau chiến tranh thế giới thứ hai. - Sự ra đời và các giai đoạn phát triển chính của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ năm 1949 đến nay, tình hình Đông Nam Á trước và từ 1945 đến nay, tình hình chung của các nước châu Phi và Mĩ La-tinh từ năm 1945 đến nay. - Nêu và phân tích được sự ra đời và vai trò của tổ chức ASEAN đối với sự phát triển của đất nước trong khu vực Đông Nam Á; cuộc đấu tranh giải phóng của nhân dân Cu-ba và những thành tựu nổi bật mà nhân dân Cu-ba đạt được trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. 2. Kĩ năng: - Rèn được các kĩ năng: sử dụng, khai thác bản đồ, khai thác kênh hình trong học tập lịch sử, kĩ năng phân tích, so sánh, khai thác vấn đề lịch sử. 3. Thái độ: - Tự hào về những thành tựu đạt được của nhân dân các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh; bồi dưỡng tình đoàn kết hữu nghị, ủng hộ các dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập và hợp tác phát triển giữa các nước trong khu vực và trên thế giới. 4. Định hướng hình thành phát triển năng lực: - Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo. - Năng lực chuyên biệt: Tái tạo kiến thức, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử, so sánh, phân tích, tổng hợp, giải thích, chứng minh, nhận xét, đánh giá. * Tích hợp: kiến thức địa lý II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM - Nội dung: Tìm hiểu tình hình chung của các nước: Châu Á: + Tình hình chung các nước châu Á + Tình hình Trung Quốc + Các nước Đông Nam Á trước và sau năm 1945. Tình hình chung các nước châu Phi ( cộng hòa Nam Phi) Tình hình chung các nước Mĩ La-tinh (các nước Mĩ La tinh, Cuba) III. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM - Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở, vấn đáp, thảo luận nhóm, trình bày một phút kết quả thảo luận IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: - Bản đồ thế giới. - Lược đồ các nước Đông Nam Á, các nước châu Phi, các nước Mĩ La-tinh. - Tranh ảnh. 2. Học sinh: Đọc bài, tư liệu liên quan. V. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Bài mới. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh. - Phương pháp: vấn đáp - Thời gian: - Khởi động: Đọc thông tin, kết hợp quan sát kênh hình. ? Đoạn thông tin nói về phong trào ở khu vực nào trên thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai? Em biết gì về tình hình khu vực đó? ? Hình 1,2 liên qua đến sự kiện lịch sử thế giới nào. Sự kiện đó có tác dụng gì đến lịch sử Việt Nam? + GV: tổ chức HS hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi + HS: trả lời GV nhận xét và kết luận. + GV: Vậy để tìm hiểu rõ hơn chúng ta tìm hiểu bài hôm nay HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động. - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm… - Thời gian: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Tìm hiểu các nước châu Á GV: giới thiệu vị trí địa lí Châu Á trên lược đồ. Hoạt động chung: Yêu cầu HS qua sát lược đồ, kênh hình. ? Cho biết Châu Á có đặc điểm gì về diện tích, dân số, tài nguyên? - Diện tích: Rộng nhất thế giới, gần 43.500.000 km2 (gấp hơn 4 lần Châu Âu). - Dân số: Nhiều nhất thế giới: 1990 gần 3 tỉ người (gấp 4 lần Châu Âu) => có nguồn lao động dồi dào... - Là châu lục giàu có về tài nguyên: Dầu mỏ nhiều nhất thế giới. GV: + Trung Đông: chiếm 2/3 trữ lượng dầu mỏ thế giới. + Việt Nam: Có nhiều giếng dầu đang được khai thác... GV kết luận: Châu Á có nhiều tài năng vươn lên mạnh mẽ, đóng góp to lớn vào nền văn minh nhân loại. ? Với đặc điểm tự nhiên như trên thì lịch sử Châu Á trước chiến tranh thế giới thứ 2 như thế nào? - Trước chiến tranh thế giới thứ II, đều là thuộc địa, nửa thuộc địa. GV: Là thuộc địa của các nước tư bản: Anh, Pháp, Mĩ, Hà Lan, Nhật… Cuối thế kỉ XIX, CNTB thắng lợi xác lập trên phạm vi thế giới ra sức xâm lược, nô dịch các nước thuộc địa với nội dung và tính chất khác nhau, vì vậy Châu Á với những ưu thế nói trên đã sớm trở thành miếng mồi ngon cho CNTB phương Tây: + Thực dân Anh xâm lược Miến Điện bằng chính sách gặm dần”. + Thực dân Pháp dùng cách chia để trị, ở Việt Nam dùng người Việt trị người Việt…Trong khi đó giai cấp phong kiến lại không có ý chí đấu chống ngoại xâm nên đã trở thành tầng lớp tay sai cho đế quốc => Nhân dân Châu Á đã mất dần độc lập và trở thành thuộc địa, nửa thuộc địa của các nước đế quốc thực dân: Anh, Pháp, Mĩ, Hà Lan…. * Hoạt động thảo luận (nhóm bàn) ? Sau chiến tranh thế giới thứ II, lịch sử Châu Á có nét gì đáng chú ý? HS: Báo cáo, nhận xét GV: chốt. ? Vì sao sau chiến tranh thế giới thứ II, phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á lại phát triển mạnh mẽ? HS: thảo luận nhóm – trình bày GV bổ sung: + Truyền thống lịch sử lâu đời; yêu nước, yêu chuộng hoà bình quyết tâm bảo vệ nền độc lập dân tộc. + Với truyền thống đó, nhân dân các nước Châu Á đã vùng dậy đánh bại các nước đế quốc thực dân. Tiêu biểu: * Việt Nam: Cách mạng tháng 8/1945. * Lào: Cách mạng Tu La tháng 10/1945. * Ấn Độ: Nhân dân Bom Bay tẩy chay hàng hoá Anh 1946. ? Kết quả của các cuộc đấu tranh này là gì? - Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a (GV chỉ bản đồ) ? Sau khi giành được độc lập tình hình các nước châu Á tiếp tục diễn biến như thế nào? * Thảo luận nhóm HS: báo cáo GV: chốt GV: Hiện nay, tình hình châu Á vẫn diễn biến phức tạp, nhiều sự kiện chính trị bất ổn vẫn đang diễn ra. Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng các nước châu Á đã vươn lên và đạt được nhiều thành tựu to lớn. ? Trong quá trình xây dựng kinh tế, phát triển đất nước, các nước châu Á đã đạt được những thành tựu như thế nào? GV: Nhiều nước đã đạt được sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, có nhiều nước trở thành cường quốc công nghiệp (Nhật Bản), nhiều nước trở thành con rồng của Châu Á: Hàn Quốc, Singapore. Nhiều người dự đoán rằng thế kỉ XXI sẽ là thế kỉ của Châu Á, trong đó Ấn Độ là một ví dụ. ? Xác định vị trí Ấn độ trên bản đồ và trình bày những nét khái quát về đất nước Ấn Độ? ? Sự phát triển kinh tế Ấn Độ từ 1945 đến nay ra sao? - Ấn Độ là nước lớn thứ 2 ở Châu Á. Từ sau khi giành được độc lập (1950) đã thực hiện các kế hoạch dài hạn để phát triển kinh tế, xã hội… ? Em có nhận xét gì về lịch sử Châu Á từ sau chiến tranh thế giới thứ II đến nay? * Thảo luận cặp đôi HS: báo cáo GV kết luận: Lịch sử Châu Á từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến nay có nhiều biến đổi quan trọng. Từ những nước thuộc địa, phụ thuộc các nước hầu hết đã giành được độc lập, xây dựng đất nước theo những con đường khác nhau và bước lên vũ đài chính trị thế giới. góp phần quan trọng vào sự phát triển của lịch sử. GV: dùng bản đồ giới thiệu vị trí Trung Quốc. - Diện tích: trên 9,5 triệu km2. - Dân số: gần 1,3 tỉ người (2002) => Là nước lớn ở Châu Á và trên thế giới. Qua sát kênh thông tin ? Tóm tắt quá trình dẫn đến sự ra đời của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa? HS: + Trong những năm 1946 – 1949, diễn ra cuộc nội chiến giữa Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc và thắng lợi thuộc về ĐCS + Chủ tịch Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa - Tại quảng trường Thiên An Môn. ? Nước Cộng hoà Trung Hoa ra đời có ý nghĩa lịch sử như thế nào đối với Trung Quốc và thế giới? (Thảo luận cặp đôi) * Thảo luận nhóm: ? Trình bày những nét nổi bật về tình hình Trung Quốc qua các giai đoạn phát triến sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay? HS: báo cáo GV: chốt Quan sát hình ảnh, thảo luận. ? Thành tựu đạt được trong công cuộc cải cách kinh tế của Trung Quốc? GV: Với công cuộc cải cách mở cửa, Trung Quốc đã đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế khiến cho bộ mặt của Trung Quốc có nhiều thay đổi. Hiện nay Trung Quốc là nước lớn có tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định cao vào bậc nhất thế giới. GV: giới thiệu những thành tựu đối ngoại của Trung Quốc trong thời kỳ này: + Bình thường quan hệ với Liên Xô, Mông Cổ, Lào, In-đô-nê-xi a, Việt Nam. + Mở rộng quan hệ hợp tác trên thế giới. ? Em nhận xét gì về các thành tựu mà Trung Quốc đã đạt được? Ý nghĩa các thành tựu trên khi Trung Quốc bước vào thế kỉ XXI? ? Kể những hiểu biết của em về mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc hiện nay? - Quan điểm của Việt Nam thực hiện 16 chữ " Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai". - Có nhiều cuộc gặp gỡ giữa cấp cao 2 nước, kí các hiệp định về đường biên giới, bộ, biển, giao lưu kinh tế... - 9/10/2004, thủ tướng Ôn Gia Bảo (Trung Quốc) chính thức thăm Việt Nam. - Từ 18 đến 22/7/2005, Chủ tịch nước Trần Đức Lương thăm và làm việc tại Trung Quốc. GV: dùng lược đồ thế giới để giới thiệu vị trí Đông Nam Á: + Đông Nam Á là khu vực rộng gần 4,5 triệu km2; có vị trí chiến lược, giàu tài nguyên, thiên nhiên. + Dân số: 536 triệu người (năm 2002). + Gồm 11 nước. ? Căn cứ vào lược đồ em hãy kể tên các nước Đông Nam Á? -Việt Nam, Lào, Căm-pu-chia, Thái Lan, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Singapore, Bru-nây, Đông Ti-mo. ? Tình hình Đông Nam Á trước năm 1945 có gì nổi bật? GV: là thuộc địa của các đế quốc: Anh, Pháp, Mĩ, Hà Lan... ? Tại sao trong các nước Đông Nam Á chỉ có Thái Lan lại giữ được phần chủ quyền của mình? - Anh, Pháp, chia nhau "khu vực ảnh hưởng " của Thái Lan => Duy nhất chỉ có Thái Lan là thoát khỏi tình trạng là nước thuộc địa. + Mặt khác giai cấp tư sản Thái Lan có chính sách ngoại giao khôn khéo, biết lợi dụng >< giữa Anh, Pháp => Đã giữ được phần chủ quyền của mình. => Thái Lan là nước "Đệm" của Anh, Pháp, song thực chất Thái Lan bị phụ thuộc chặt chẽ vào Anh, Pháp. *Thảo luận nhóm: ? Sau chiến tranh thế giới thứ II, tình hình Đông Nam Á ra sao? HS: báo cáo GV: chốt GV: Sau độc lập nhiều nước đứng lên kháng chiến chống đế quốc xâm lược trở lại. ? Kết quả của các phong trào đấu tranh đó ra sao? - Các nước Anh và Mĩ phải trả lại độc lập cho nhân dân: + Phi-líp-pin (7/1946) + Mi-an-ma (1/1948) + Ma-lai-xi-a (8/1957) ? Xác định vị trí những nước đã giành được độc lập trên bản đồ ? GV khái quát… ? Sau khi giành được độc lập tình hình các nước Đông Nam Á tiếp tục diễn biến như thế nào ? ? Hiểu thế nào là chiến tranh lạnh ? - Là chính sách thù địch của các nước đế quốc trong quan hệ với Liên Xô và các nước XHCN sau chiến tranh thế giới thứ II. Đặc trưng tiêu biểu của chiến tranh lạnh là gây tình hình căng thẳng, đe dọa, dùng bạo lực bao vây kinh tế, phá hoại chính trị, đẩy mạnh chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh, thành lập các khối liên minh xâm lược, tiến hành chiến tranh tâm lí chống cộng => làm tình hình thế giới thường xuyên căng thẳng “ bên miệng hố chiến tranh” ? Khởi đầu cho sự việc căng thẳng đó là sự việc nào ? ? Mục đích của Anh, Pháp, Mĩ trong việc thành lập khối SEATO là gì ? Đọc thông tin, quan sát hình ảnh 7,8 sgk/94 * Thảo luận nhóm : ? Nêu hoàn cảnh ra đời, mục tiêu hoạt động của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước ASEAN ? HS : báo cáo GV : chốt. Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á – Hiệp ước Ba-li (2/1976) đã xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước thành viên. ? Trình bày các mốc chính trong quá trình phát triển của ASEAN? ? Sau khi phát triển thành 10 thành viên, hoạt động của ASEAN có những nét gì mới? GV: giới thiệu H9: “Hội nghị thượng đỉnh các nước ASEAN tại Hà Nội” ? Bức tranh thể hiện điều gì? - Thể hiện sự hợp tác, hữu nghị, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển của ASEAN. GV: Trong hơn nửa thế kỉ qua cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ, các dân tộc Đông Nam Á đã giành lại độc lập cho đất nước. Bộ mặt khu vực Đông Nam Á đã thay đổi căn bản, với sự ra đời của tổ chức ASEAN, các dân tộc Đông Nam Á càng gắn bó nhau hơn trong công cuộc hợp tác phát triển vì hoà bình, ổn định, và phồn vinh của khu vực. I. Các nước châu Á. 1. Tình hình chung của các nước châu Á. - Sau chiến tranh thế giới thứ II một cao trào giải phóng dân tộc đã lan nhanh ở châu Á. - Cuối những năm 50 phần lớn các nước Châu Á đã giành được độc lập. - Sau đó tình hình Châu Á không ổn định bởi đã diễn ra các cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc, nhất là ở khu vực Đông Nam Á và Trung Đông. Ở một số nước xảy ra xung đột, li khai, khủng bố dã man. - Một số nước đã đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế như: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore - Ấn Độ là một trường hợp tiêu biểu với cuộc Cách mạng xanh trong nông nghiệp, sự phát triển của công nghiệp phần mềm, các ngành công nghiệp thép, xe hơi... 2. Tình hình Trung Quốc. - 1/10/ 1949, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời. - Đây là một sự kiện có ý nghĩa lịch sử đối với đất nước, nhân dân Trung Quốc và thế giới. - 1949 -1959 xây dựng chế độ mới, khôi phục kinh tế. - Tháng 12/1978, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra đường lối mới với chủ trương lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, thực hiện cải cách mở cửa nhằm xây dựng Trung Quốc thành nước giàu mạnh, văn minh. * Thành tựu: - Nền kinh tế phát triển nhanh chóng với tốc độ tăng trưởng cao. Đời sống nhân dân được nâng cao rõ rệt. - Năm 2010, Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sau Mĩ. 3. Các nước Đông Nam Á trước và sau năm 1945. a) Đông Nam Á trước và sau năm 1945 * Trước 1945: Các nước Đông Nam Á đều là thuộc địa của thực dân phương Tây (trừ Thái Lan). * Sau năm 1945 và kéo dài hầu như cả nửa sau thế kỉ XX, tình hình Đông Nam Á diễn ra căng thẳng và phức tạp. Các sự kiện tiêu biểu là: - Nhân dân nhiều nước Đông Nam Á đã nổi dậy giành chính quyền như ở In-đô-nê-xi-a, Việt Nam và Lào từ tháng 8 đến tháng 10 – 1945. - Đến giữa những năm 50, hầu hết các nước trong khu vực đã được giành độc lập. - Từ năm 50 của thế kỉ XX, trong bối cảnh chiến tranh lạnh, tình hình Đông Nam Á trở nên căng thẳng, chủ yếu do sự can thiệp của đế quốc Mĩ. - Năm 1954 Khối quân sự Đông Nam Á (SEATO) được thành lập nhằm đẩy lùi ảnh hưởng của CNXH và phong trào giải phóng dân tộc trong khu vực. Từ 1954-1975, Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. b) Sự ra đời và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. * Hoàn cảnh ra đời: - Sau khi giành được độc lập, nhiều nước Đông Nam Á ngày càng nhận thức rõ sự cần thiết phải cùng nhau hợp tác để phát triển đất nước và hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực - 8/8/1967, hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước: In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po. * Mục tiêu: Tuyên bố Băng Cốc Tháng 8/1967, xác định mục tiêu của ASEAN là tiến hành sự hợp tác kinh tế, văn hóa giữa các nước thành viên trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực. * Nguyên tắc: Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực đối với nhau; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa binh; hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. - Năm 1984, Bru-nây gia nhập làm thành viên thứ 6 của tổ chức ASEAN. Lần lượt các nước đã gia nhập ASEAN: Việt Nam 7-1995, Lào và Mi-an-ma 7-1997, Cam-pu-chia 4-1999. - Với 10 nước thành viên, ASEAN đã chuyển trọng tâm sang hoạt động kinh tế, xây dựng một khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định cùng phát triển: + Năm 2007 các nước thành viên kí Hiến chương ASEAN. + Tháng 12 – 2015, cộng đồng ASEAN được thành lập. Hoạt động 2: Tìm hiểu về các nước châu Phi GV: dùng lược đồ hình 10 SGK giới thiệu về Châu Phi: + Châu Phi với các đại dương hoặc biển bao bọc ở các phía Đông, Tây, Nam, Bắc. + Diện tích: 30,3 triệu km2 + Dân số: 839 triệu người (2002), đứng thứ 4 về dân số. + Tài nguyên phong phú: dầu mỏ, kim loại, đá quý… + Trước chiến tranh thế giới thứ II, hầu hết là thuộc địa của Anh, Pháp, Bỉ, Italia, Bồ Đào Nha ? Từ sau chiến tranh thế giới thứ II, Châu Phi có những biến đổi như thế nào? GV: Đặc biệt là sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ở Việt Nam năm 1954, đã thúc đẩy mạnh mẽ nhân dân Châu Phi tăng cường chống đế quốc thực dân. ? Phong trào nổ ra sớm nhất ở đâu? Vì sao? GV trình bày phong trào tiêu biểu: + Khởi đầu là phong trào của các sĩ quan yêu nước do đại tá Nat-xe lãnh đạo, nhằm lật đổ chế độ quân chủ ở Ai Cập + Ngày 1/11/1954, mặt trận giải phóng dân tộc phát động cuộc đấu tranh vũ trang chống Pháp ở vùng rừng núi đông nam An-giê-ri, cuộc khởi nghĩa lan rộng khắp nơi. Từ 1956, cuộc đấu tranh được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia ( nông thôn và thành thị) => vùng giải phóng ngày càng được mở rộng. Trước làn sóng đấu tranh vũ trang ở An-giê-ri, thực dân Pháp điều động 80 vạn quân đến tham chiến ở An-giê-ri: lập vành đai, bịt chặt biên giới, tàn sát cuộc kháng chiến. Song trong cuộc điều quân này, Pháp gặp nhiều khó khăn về kinh tế, chính trị (hao người, tốn của, thế giới phản đối, nhân dân Pháp phản đối). Trước sức mạnh của phong trào giải phóng dân tộc ở An-giê-ri, chính phủ Pháp buộc phải kí hiệp định công nhận nền độc lập của An-giê-ri. ? Năm 1960 ở Châu Phi diễn ra sự kiện quan trọng gì? Dựa vào lược đồ hình 10 kể tên các nước dành được độc lập. * Thảo luận cặp đôi ? Em nhận xét gì về phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau năm 1945? Kết quả? - Hệ thống thuộc địa của các nước đế quốc lần lượt tan rã, các dân tộc Châu Phi giành lại được độc lập và chủ quyền. ? Sau khi giành được độc lập dân tộc, các nước Châu Phi đã làm gì? GV: điển hình như một số nước Ai Cập, cộng hòa Nam Phi, An-giê-ri…Tuy một số nước đạt được nhiều thành tựu song phần lớn các nước Châu Phi chưa đủ sức làm thay đổi bộ mặt Châu Phi. + Hiện nay các nước Châu Phi còn gặp rất nhiều khó khăn trong công cuộc xây dựng đất nước và phát triển kinh tế xã hội, là châu lục nghèo và kém nhất thế giới: sản lượng lương thực bình quân đầu người hiện nay chỉ bằng 70% của những năm 70. Là Châu lục có tỉ lệ dân số tăng cao nhất thế giới: + Ru-an-đa: 5,2%/ năm + Tỉ lệ người mù chữ cao nhất thế giới : Ghi-nê là 70%, Xê-nê-gan là 68%... ? Để giúp Châu Phi vượt qua được những khó khăn trên cộng đồng quốc tế đã có những biện pháp giải quyết như thế nào? HS: Các nước châu Phi đang tích cực tìm kiếm giải pháp để giải quyết các xung đột, khắc phục khó khăn về kinh tế. GV: ngày nay các nước Châu Phi tiếp tục đấu tranh chống nghèo đói, lạc hậu, mù chữ, đòi quyền bình đẳng và thoát khỏi mọi sự lệ thuộc vào các nước tư bản giàu mạnh đồng thời khắc phục mọi tình trạng chia rẽ, tình trạng chiến tranh sắc tộc. Như vậy, có thể nói rằng cuộc đấu tranh để xóa bỏ đói nghèo, lạc hậu ở Châu Phi còn lâu dài, gian khổ hơn là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. GV: dùng lược đồ giới thiệu vị trí cộng hoà Nam Phi. ? Nêu những hiểu biết của em về cộng hoà Nam Phi? - Là nước giàu về tài nguyên thiên nhiên: Vàng, Kim Cương... - Diện tích: 1,2 triệu km2, dân số 43,6 triệu người (2002), hơn 75% là người da đen… - Năm 1662 người Hà Lan đến Nam Phi lập ra xứ thuộc địa Kếp. Đầu thế kỉ XX, Anh chiếm thuộc địa này. 1910 Liên bang Nam Phi được thành lập nằm trong khối liên hiệp Anh. 1961, trước áp lực đấu tranh của nhân dân, Liên bang Nam Phi rút ra khỏi khối Liên hiệp Anh và tuyên bố là nước cộng hoà Nam Phi (1961) GV: Là quốc gia độc lập nhưng phải sống cơ cực, tủi nhục dưới ách thống trị của chế độ phân biệt chủng tộc. Quan sát hình 11,12. Thảo luận cặp đôi. ? Thế nào là chế độ phân biệt chủng tộc, nêu suy nghĩ của em về chế độ phân biệt chủng tộc? GV: Trước đây ở Nam Phi có tới 70 đạo luật phân biệt chủng tộc: Người da đen không có quyền tự do dân chủ, sống trong khu biệt lập cách biệt với người da trắng… ? Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc đã diễn ra như thế nào? ? Ai là người giữ vai trò quan trọng trong cuộc đấu tranh này? - Nen-xơn Man-đê-la. - GV giới thiệu Nen-xơn Man-đê-la: sinh 1918, ông là nhà hoạt động chính trị Nam Phi, sinh tại Tơ-ran-xkay – khu tự trị giành riêng cho người Phi. Năm 1944, gia nhập Đại hội dân tộc Phi, sau giữ chức tổng thư kí ANC. Năm 1964, bị nhà cầm quyền Nam Phi bắt giam và kết án tù chung thân. Sau 27 năm bị giam giữ trước áp lực đấu tranh của nhân dân tiến bộ trong nước và ngoài nước, 11/2/1990 chính quyền Nam Phi buộc phải trả tự do cho ông. Sau khi ra tù ông được bầu làm phó chủ tịch ANC. 5/7/1991, hội nghị toàn quốc ANC đã bầu ông làm chủ tịch... - Rời khỏi chức vụ này năm 1999 ông được tặng giải thưởng Nô-bel về hòa bình (1993), ông được nhân dân Châu Phi và thế giới ngưỡng mộ như người anh hùng chống chế độ phân biệt chủng tộc. ? Sự kiện này có ý nghĩa gì ? - Là thắng lợi có ý nghĩa lịch sử to lớn : Chế độ phân biệt chủng tộc bị xoá bỏ ngay tại xào huyệt cuối cùng của nó sau hơn 3 thế kỉ tồn tại. GV : Như vậy sau chiến tranh thế giới thứ II, hầu hết các nước Châu Phi đã giành được độc lập, song Châu Phi luôn trong tình trạng bất ổn. Trải qua thời gian đấu tranh gian khổ, lâu dài Nam Phi đã xoá bỏ được chế độ A-pác-thai. II. Các nước châu Phi. 1. Tình hình chung của châu Phi. - Sau chiến tranh thế giới thứ II phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra sôi nổi ở Châu Phi. - Phong trào nổ ra sớm nhất ở Bắc Phi - nơi có trình độ phát triển cao. + Ở Ai Cập đã nổ ra cuộc đảo chính lật đổ chế độ quân chủ (1952). + Nhân dân An-giê-ri tiến hành khởi nghĩa vũ trang lạt đổ ách thống trị của thực dân Pháp (1954 - 1962) + 1960 – năm Châu Phi với 17 nước Châu Phi giành độc lập. - Sau khi giành được độc lập, các nước Châu Phi bắt tay vào xây dựng đất nước và thu được nhiều thành tựu. Tuy nhiên, nhiều nước Châu Phi vẫn còn trong tình trạng đói nghèo, lạc hậu, thậm chí lại diễn ra các cuộc xung đột nội chiến đẫm máu. - Thành lập tổ chức thống nhất châu Phi nay là liên minh châu Phi (AU) 2. Cộng hoà Nam Phi. - Là nước nằm ở cực Nam Châu Phi với dân số: 43,2 triệu người (2002), trong đó: 75,2% là người da đen, 13,6% người da trắng, 11,2% người da màu. - Hơn 3 thế kỉ (từ 1662 – 1993) chế độ phân biệt chủng tộc (A-pác-thai) đã thống trị cực kì tàn bạo với người da đen và da màu ở Nam Phi. - Người da đen đã ngoan cường và bền bỉ đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc. Dưới sự lãnh đạo của tổ chức “Đại hội dân tộc Phi” (ACN), người da đen giành được những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử. 1993, chế độ phân biệt chủng tộc được tuyên bố xóa bỏ. - 1994, cuộc bầu cử dân chủ đa chủng tộc lần đầu tiên được tiến hành, Nen-xơn Man-đê-la – lãnh tụ ANC được bầu và trở thành tổng thống da đen đầu tiên ở cộng hòa Nam Phi. Hoạt động 3: Tìm hiểu về các nước Mĩ La-tinh GV: giới thiệu về khu vực Mĩ La-tinh: + Là một khu vực rộng lớn, trên 20 triệu km2 (1/7 diện tích thế giới). + Gồm 23 nước cộng hoà (Từ Mê-hi-cô ở Bắc Mĩ đến cực Nam của Châu Mĩ). + Dân số gần 60 triệu người (1993) + Tài nguyên phong phú (nông, lâm, khoáng sản). ? Tại sao lại có tên gọi Mĩ La-tinh? - Là vùng đất mới, được phát hiện từ cuối thế kỉ XV. - Thành phần cư dân ở Mĩ La-tinh rất đa dạng, bao gồm những người di cư từ Châu Âu tới, thổ dân da đỏ, những người từng là nô lệ đưa đến từ Châu Phi. GV : Trước kia vùng đất này là của người da đỏ. Thế kỉ XVI, ông Cơ-rip-tôp Cu lông đã phát hiện ra châu lục này, bắt đầu bọn thực dân Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan đến xâm chiếm, thôn tính đất đai của người da đỏ, biến mảnh đất này thành thuộc địa của người Châu Âu. Chúng đưa dân các nước Châu Âu sang ở, đưa nô lệ da đen sang khai phá vì thế những nước này chịu ảnh hưởng của tiếng nói, văn hóa của các nước Châu Âu (Đa số nhân dân Mĩ La-tinh nói tiếng Tây Ban Nha trừ Bra-xin nói tiếng Bồ Đào Nha) => văn hóa các nước này thuộc ngữ hệ la tinh nên gọi là khu vực Mĩ La-tinh. ? Quan sát lược đồ em có nhận xét gì về vị trí của Mĩ La-tinh? - Có vị trí chiến lược quan trọng. ? Trước chiến tranh thế giới thứ II, Mĩ La-tinh có điểm gì khác biệt so với tình hình ở Châu Á, Châu Phi? ? “Sân sau” có nghĩa là gì ? - Châu Mĩ là của người Mĩ. Mĩ độc chiếm, biến Mĩ La-tinh thành bàn đạp, chỗ dựa vững chắc của Mĩ trong chính sách bành trướng xâm lược ra thế giới. ? Phong trào giải phóng dân tộc của Mĩ La-tinh có gì khác với phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á, Châu Phi ? - Ở Châu Á, Châu Phi là chống đế quốc tay sai, giành độc lập tự do và thành lập nhà nước. - Mĩ La-tinh : thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ. ? Từ sau chiến tranh thế giới thứ II đến nay tình hình Mĩ La-tinh có gì đáng chú ý ? GV : Được mở đầu bằng cuộc cách mạng Cu Ba năm 1959, do Phi-đen Ca-xtơ-rô lãnh đạo giành thắng lợi đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh của nhân dân các nước Mĩ La-tinh và khu vực này được ví như “lục địa bùng cháy”. Đấu tranh vũ trang diễn ra ở nhiều nước : Bô-li-vi-a, Vê-nê-xu-ê-la, Cô-lôm-bi-a, Ni-ca-ra- goa. *Thảo luận nhóm : ? Tại sao trong những năm Mĩ La-tinh lại được mệnh danh là " Lục địa bùng cháy" hay gọi là " Đại lục núi lửa" ? - Sau chiến tranh thế giới thứ II, nhân dân các nước Mĩ La-tinh đã giác ngộ được vận mệnh, chủ quyền dân tộc. - Khởi nghĩa vũ trang mang tính chất toàn lục địa bùng nổ mạnh mẽ ở Mĩ La-tinh, các phong trào này ngấm ngầm từ lâu đến giai đoạn này bùng nổ mạnh mẽ để giành lại độc lập dân tộc, cũng từ đó cơn bão táp cách mạng mà hình thức chủ yếu là đấu tranh vũ trang ở Mĩ La-tinh bùng nổ -> trở thành lục địa bùng cháy. ? Phong trào đấu tranh của nhân dân các nước Mĩ La-tinh đã thu được kết quả gì ? - Chính quyền độc tài nhiều nước bị lật đổ, chính phủ dân tộc dân chủ được thiết lập. ? Thắng lợi này có ý nghĩa gì ? - Làm thay đổi cục diện ở Mĩ La-tinh, tiêu biểu là Chi lê và Ni-ca-ra-goa ? Xác định vị trí của 2 nước trên bản đồ ? ? Trình bày những thay đổi của cách mạng Chi-lê, và Ni-ca-ra-goa trong thời gian này ? - Ở Chi-lê: do thắng lợi của cuộc bầu cử 4/9/1970 ở Chi-lê, Chính phủ liên minh đoàn kết nhân dân do tổng thống A-gien-đê lãnh đạo đã thực hiện những chính sách tiến bộ để củng cố độc lập và chủ quyền dân tộc (1970-1973). - Ở Ni-ca-ra-goa: dưới sự lãnh đạo của mặt trận Xan-đi-nô, nhân dân đã lật đổ chế độ độc tài thân Mĩ, đưa đất nước vào con đường dân chủ. GV : Song do nhiều nguyên nhân, nhất là sự can thiệp của Mĩ nên phong trào cách mạng Chi-lê và Ni-ca-ra-goa đều thất bại vào những năm 1973 và 1991. + Đối với Chi-lê : Mĩ đã giúp đỡ bọn phản động tiến hành đảo chính lật đổ chính phủ, tập đoàn phát xít do Pi-nô cầm đầu thi hành đàn áp, khủng bố… + Ni-ca-ra-goa : sau thắng lợi của Ni-ca-ra-goa, Mĩ lo sợ cho rằng đây là Cu Ba thứ 2 nên Mĩ đã ủng hộ thế lực thân Mĩ bầu cử đưa người thân Mĩ lên và quay lại nắm chính quyền vì vậy đến nay Ni-ca-ra-goa vẫn lệ thuộc vào Mĩ. ? Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước các nước Mĩ La - tinh đã đạt được những thành tựu gì ? ? Đầu những năm 90 thì tình hình Mĩ La-tinh ra sao ? GV: + Bước vào thập niên 90, Mĩ La-tinh nợ nước ngoài 400 tỉ USD, kinh tế các nước bị giảm sút. + 1989 buôn bán thế giới chiếm 2,8% tổng giá trị buôn bán thế giới. + Tốc độ tăng trưởng kinh tế thập kỉ 70 là: 5,9%; thập kỉ 80 là 1%. + Lạm phát cao nhất thế giới: năm 1980 là 56,1%. => Hiện nay các nước Mĩ La-tinh đang tìm cách khắc phục và đi lên… Quan sát hình 15, kết hợp đọc thông tin. ? Trình bày sự hiểu biết của em về đất nước Cu Ba? - Đất nước Cu Ba có hình dạng giống như con cá sấu vươn dài trên vùng biển Ca-ri-bê, cách bán đảo Plo-ri-đa của Hoa Kỳ là 150km. - Diện tích: 111.000 km2. - Dân số: 11,3 triệu người (2002). GV minh hoạ: + Nói đến Cu Ba là nói đến một đất nước có nhiều sự kiện lịch sử. Từ 1899, Mĩ đã tiến hành chiến tranh với Tây Ban Nha để cướp giật Cu Ba. Sau đó Mĩ biến Cu Ba thành nước phụ thuộc, bắt nhân dân Cu Ba phải phục vụ quyền lợi của Mĩ: nhượng cho Mĩ căn cứ quân sự, trồng mía cung cấp đường cho Mĩ => Cu Ba được mệnh danh là " Hòn đảo đường cay đắng”, trước cách mạng Cu Ba đã nhiều lần đấu tranh chống lại Mĩ và tay sai. + Cách mạng Cu Ba có nhiều nét tương đồng với lịch sử cách mạng Việt Nam. ? Cho biết tình hình đất nước Cu Ba sau chiến tranh thế giới thứ II? - Tồn tại chế độ độc tài Ba-ti xta. - GV: Dưới chế độ độc tài, đất nước rơi vào tình trạng đói nghèo => mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt, đây là nguyên nhân bùng nổ cách mạng. * Thảo luận nhóm: ? Trình bày nét chính về cuộc cách mạng Cu-ba (1953-1959)? ? Cuộc tấn công pháo đài Môn-ca-đa nhằm mục đích gì? - Cướp kho vũ khí của địch => lật đổ chế độ độc tài Ba-ti-xta. -Kết quả không giành được thắng lợi. Phi-đen bị bắt) HS: quan sát h 17 GV: Ông sinh 1927, là luật sư có văn phòng luật ở La-ha-ba-na, nhưng ông không làm công việc luật mà tham gia hoạt động cách mạng. Căm phẫn chế độ độc tài, ông đã tập hợp 135 thanh niên yêu nước tấn công pháo đài Môn-ca-đa – một trong ba pháo đài lớn của Cu Ba. - Phi-đen trở thành người lãnh đạo chính phủ Cu Ba… ? Cách mạng Cu Ba thắng lợi có ý nghĩa gì? HS: thảo luận nhóm – trình bày : GV bổ sung: - Là lá cờ đầu của phong trào giải phóng dân tộc cắm mốc đầu tiên của XHCN ở Tây Bán Cầu. - Cách mạng Cu Ba thắng lợi đem lại nền độc lập - tự do thực sự cho nhân dân Cu Ba. - Là tấm gương sáng cho Mĩ La-tinh trong việc lựa chọn con đường tiến lên độc lập tự do. ? Sau khi cách mạng thắng lợi, chính phủ Cu Ba đã làm gì để thiết lập chế độ mới? GV nêu: + 4/1961, Cu Ba diệt gọn 1.300 tên lính đánh thuê của Mĩ trong vòng 72 giờ và Phi Đen tuyên bố với toàn thế giới: Cu Ba tiến lên CNXH. + Mặc dù bị Mĩ bao vây, cấm vận song với sự giúp đỡ của các lực lượng trên thế giới, đặc biệt là sự giúp đỡ của Liên Xô, Việt Nam gắn bó cùng Cu Ba trong tuyến đầu chống Mĩ, Cu Ba vẫn đứng vững và đạt được nhiều thành tựu trong công cuộc xây dựng CNXH. Quan sát hình 18, thảo luận ? Nêu những thành tựu mà Cu Ba đã đạt được trong công cuộc xây dựng CNXH? GV: Từ một nền kinh tế nông nghiệp độc canh (cây mía) và công nghiệp đơn nhất (khai mỏ), Cu Ba đã xây dựng được một nền sản xuất nông nghiệp nhiều mặt: lúa, rau quả, cà phê, thuốc lá và nền công nghiệp với cơ cấu hệ thống các ngành hợp lí. ? Qua các phương tiện thông tin đại chúng em biết được điều gì về đất nước Cu-ba hiện nay và mối quan hệ giữa Cu-ba và Việt Nam trước kia và hiện nay ? HS: Trình bày hiểu biết của bản thân GV: Bổ sung tư liệu, liên hệ thực tế. III. Các nước Mĩ La-tinh. 1. Khái quát về các nước Mĩ La-tinh. - Nhiều nước đã giành được độc lập từ những thập niên đầu thế kỉ XIX như Bra-xin, Vê-nê-xu-ê-la…nhưng sau đó lại rơi vào vòng lệ thuộc và trở thành sân sau của Mĩ. - Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhất là từ đầu những năm 60 của thê kỉ XX, một cao trào đấu tranh đã diễn ra ở nhiều nước với mục tiêu là thành lập các chính phủ dân tộc, dân chủ và tiến hành các cải cách tiến bộ, nâng cao đời sống của nhân dân. Tiêu biểu là cuộc cách mạng ở Cu-ba năm 1959. - Các nước Mĩ La-tinh đã thu được nhiều thành tựu trong công cuộc củng cố độc lập dân tộc, dân chủ hóa chính trị, tiến hành cải cách dân chủ…. - Tuy nhiên, ở một số nước có lúc gặp phải những khó khăn: tăng trưởng kinh tế chậm lại, tình hình chính trị không ổn định do sự tranh giành quyền lực giữa các phe phái 2. Cu Ba - Hòn đảo anh hùng. - Ngày 26-7-1953, 135 thanh niên yêu nước, dưới sự chỉ huy của Phi-đen đã tấn công pháo đài Môn-ca-đa. - Nhân dân cu- ba dưới sự lãnh đạo của Phi đen đã bền bỉ đấu tranh chống chế độ độc tài Ba-ti-xta thân Mĩ. - 1/1/1959, cuộc cách mạng Cu Ba thắng lợi. - Sau ngày cách mạng thắng lợi, Cu Ba tiến hành cuộc cải cách dân chủ triệt để - Tiến hành cải cách dân chủ triệt để: cải cách ruộng đất, quốc hữu hoá các xí nghiệp của tư bản nước ngoài, xây dựng chính quyền cách mạng các cấp và thanh toán nạn mù chữ, phát triển giáo dục y tế…Bộ mặt đất nước Cu-ba thay đổi căn bản và sâu sắc - Xây dựng một nền công nghiệp với hệ thống cơ cấu ngành hợp lí, nông nghiệp đa dạng, giáo dục, y tế thể thao phát triển, mức tăng trưởng ngày càng gia tăng. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: + HS: làm việc cá nhân, hoàn thành bài tập trong SHDH. + HS: báo cáo kết quả; bổ sung + GV: nhận xét, đánh giá, kết luận + Bài tập luyện tập: Bài 1: Lập và hoàn thành bảng hệ thống về các nước trong tổ chức ASEAN theo yêu cầu sau: TT Tên nước Thủ đô Năm giành được độc lập Thời gian gia nhập ASEAN Bài 2: Hoàn thành bảng so sánh: Nội dung so sánh Châu Á Châu Phi Khu vực Mĩ La-tinh Đối tượng đấu tranh Mục tiêu đấu tranh PP đấu tranh Kết quả HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Phương pháp: Vấn đáp các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới - Thời gian: GV: Hướng dẫn HS về nhà thực hiện các yêu cầu theo SHDH HS: Hoàn thiện thêm câu hỏi vận dụng: ? Tại sao cách mạng Trung Quốc thành công (10-1949) có tác động tích cực đến cách mạng Việt Nam? ? Việt Nam gia nhập ASEAN đã tạo ra thời cơ thạch thức gì? HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Mục tiêu: sưu tầm, mở rộng các kiến thức đã học - Phương pháp: đàm thoại - Thời gian: GV: Hướng dẫn HS về nhà thực hiện các yêu cầu theo SHDH HS: Tìm hiểu và đọc thêm kiến thức, tài liệu ? Đóng góp của Việt nam trong sự nghiệp phát triển của Hiệp hội các nước Đông Nam Á. - Tham khảo về chế độ phân biệt chủng tộc của Nam Phi/SHDH/103 4. Hướng dẫn về nhà. a. Học bài cũ và làm bài tập b. Chuẩn bị bài mới: Soạn bài tiếp theo: Kiểm tra giữa kì