Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài Bảo vệ môi trường sống và bảo vệ thiên nhiên hoang dã (T4). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 8. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.

Tuần: Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: BÀI 32: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ BẢO TỒN THIÊN NHIÊN HOANG DÃ (T4) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nêu được ý nghĩa của việc cần thiết phải khôi phục môi trường và bảo vệ sự đa dạng sinh học. - Nêu được các biện pháp bảo vệ thiên nhiên: xây dựng khu bảo tồn, săn bắt hợp lí, trồng cây gây rừng, chống ô nhiễm môi trường. - Nêu được sự đa dạng của các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước. - Nêu được vai trò của các hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái biển, hệ sinh thái nông nghiệp và đề xuất các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái này. - Nêu được sự cần thiết ban hành luật và hiểu được một số nội dung của luật bảo vệ môi trường. - Liên hệ với địa phương về những hoạt động cụ thể nào của con người có tác dụng bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên. 2. Kĩ năng - Quan sát; làm việc với bảng biểu; phân tích, so sánh, tổng hợp. - Kĩ năng hợp tác nhóm. 3. Thái độ - Nghiêm túc trong học tập. - Giáo dục ý thức giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên. 4. Năng lực, phẩm chất - Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, tư duy logic. - Năng lực riêng: Năng lực nghiên cứu, quan sát, NL vận dụng kiến thức vào thực tiễn, năng lực sử dụng công nghệ thông tin. - Phẩm chất: Tự lập, tự chủ, tự tin; có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng; bảo vệ môi trường. II. TRỌNG TÂM - Các biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên - Các biện pháp bảo vệ các hệ sinh thái III. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Tranh về môi trường, phiếu học tập, máy chiếu. - Bảng nhóm, bút dạ, máy chiếu. 2. Học sinh - Tìm hiểu về môi trường. IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HOC 1. Phương pháp dạy học - Dạy học nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, trực quan. 3. Kĩ thuật dạy học - Giao nhiệm vụ, chia nhóm, khăn phủ bàn, lắng nghe và phản hồi tích cực, chia sẻ nhóm cặp đôi, phòng tranh. V. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 1. Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động nhóm, cá nhân 2. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học nhóm, trực quan. 3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, phòng tranh. 4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL nhận thức kiến thức sinh học. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ. GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm trả lời câu hỏi: Em biết gì về luật bảo vệ môi trường? HS: Thảo luận nội dung theo kĩ thuật phòng tranh. GV: Nhận xét đánh giá A. Hoạt động khởi động B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, HĐ nhóm nhỏ. 2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, dạy học giải quyết vấn đề. 3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, lắng nghe và phản hồi tích cực, phòng tranh. 4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL quan sát, NL nhận thức kiến thức sinh học, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, chăm chỉ. Hoạt động 6: Luật bảo vệ môi trường GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân: Đọc thông tin, trả lời câu hỏi: + Vì sao phải ban hành luật bảo vệ môi trường? + Nếu không có luật bảo vệ môi trường thì hậu quả sẽ như thế nào? - Yêu cầu HS hoạt động nhóm hoàn thành bảng 32.6 HS: Đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét, bổ sung. (Theo kĩ thuật phòng tranh) GV: Liên hệ ở các nước phát triển, mỗi người dân đều rất hiểu luật và thực hiện tốt  môi trường được bảo vệ và bền vững. Em đã thấy có sự cố môi trường chưa và em đã làm gì? B. Hoạt động hình thành kiến thức III. LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG + Lí do ban hành luật là do môi trường bị suy thoái và ô nhiễm nặng. - Luật bảo vệ môi trường nhằm ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấudo tác động của con người vào tự nhiên gây ra hại cho môi trường tự nhiên. - Luật bảo vệ môi trường điều chỉnh việc khai thác, sử dụng các thành phần môi trường hợp lí để phục vụ sự phát triển bền vững của đất nước. VD: Singapore: vứt mẩu thuốc lá ra đường bị phạt 5 USD và tăng ở lần sau. + Cháy rừng, lở đất, lũ lụt, sập hầm, sóng thần… C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, nhóm 2. Phương pháp: Vấn đáp, dạy học nhóm. 3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, lắng nghe và phản hồi tích cực. 4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực. GV: Yêu cầu HS thảo luận về chủ đề: không sử dụng phương tiện giao thông quá cũ nát. HS: Đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV: Nhận xét và đánh giá C. Hoạt động luyện tập D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, nhóm 2. Phương pháp: Dạy học giải quyết vấn đề, PP thuyết trình 3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ 4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực. GV: Đặt câu hỏi + Em có thể làm gì để tuyên truyền cho mọi người cùng hành động bảo vệ thiên nhiên. D. Hoạt động vận dụng E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG 1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, nhóm nhỏ 2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, dạy học giải quyết vấn đề. 3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, chia nhóm, cộng não. 4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực. GV: Yêu cầu HS về nhà Tìm hiểu về việc áp dụng luật bảo vệ môi trường ở địa phương. E. Hoạt động tìm tòi mở rộng