Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài Bài tiết và cân bằng nội môi (T2). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 7. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Tuần: Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: BÀI 26: BÀI TIẾT VÀ CÂN BẰNG NỘI MÔI (T2) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Liệt kê được các thành phần của hệ bài tiết nước tiểu. - Mô tả được cấu tạo của thận và chức năng của chúng. - Mô tả được quá trình thải tạo thành nước tiểu ,quá trình thải nước tiểu. - Trình bày được khái niệm bài tiết ,cân bằng nội môi và vai trò của nó đối với cơ thể sống. - Trình bày được tác nhân gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu và hậu quả của nó. 2. Kĩ năng Rèn năng quan sát, mô tả, phân tích. 3. Thái độ Có ý thức xây dựng các thói quen sống KH để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu. 4. Các năng lực, phẩm chất - Năng lực: NL quan sát, hợp tác, trình bày vấn đề trước tập thể, NL giải thích một số vấn về về sức khỏe có liên quan đến hệ bài tiết và VS hệ bài tiết. - Phẩm chất: Sống yêu thương và bảo vệ môi trường. II. TRỌNG TÂM - Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu - Tạo thành nước tiểu, thải nước tiểu - Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu - Bài tiết và cân bằng nội môi III. CHUẨN BỊ - Giáo viên: Các tranh vẽ có liên quan đến hệ bài tiết. + Phiếu học tập: Bảng 26.1. - HS: Tìm hiểu trước bài, chuẩn bị theo yêu cầu của GV IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. Hình thức tổ chức dạy học: HS hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm nhỏ trong lớp học 2. PPDH: Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học nhóm nhỏ 3. KTDH: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, khăn trải bàn, đặt câu hỏi, động não... V. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Các hoạt động học Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 1. Mục tiêu: Tạo hứng khởi giúp HS muốn tìm hiểu về cấu tạo, chức năng của hệ bài tiết trong cơ thể người. 2. NL: Hợp tác, hđ cá nhân, NL giao tiếp...; Phẩm chất: Sống yêu thương, biết VS cơ thể 3. Hình thức tổ chức dạy học: HS hoạt động nhóm nhỏ giải quyết tình huống 4. PP: PP trò chơi, dạy học nhóm nhỏ 5. KT: giao nhiệm vụ, động não... GV: Cho HS hoạt động như sách hướng dẫn HS: Thảo luận, trả lời câu hỏi GV: Vào bài A. Hoạt động khởi động B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Mục tiêu: HS trình bày được quá trình hình thành nước tiểu 2. NL – PC: tư duy sáng tạo, năng lực tri thức sinh học. NL giao tiếp, NL sử dụng NN sinh học. PC: tự tin, tự chủ, sống yêu thương 3. PP - KTDH: nêu và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác nhóm 4. Kỹ thuật: động não, đặt câu hỏi, tia chớp, hoạt động hợp tác Hoạt động 1: Thải nước tiểu GV: giao nhiệm vụ cho nhóm HS (5 phút) + Thảo luận trả lời các câu hỏi: Sắp xếp lại theo thứ tự đúng. HS: Các nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi. GV mời đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác NX và bổ sung. HS: Đại diện nhóm chia sẻ trước lớp, nhóm khác NX và bổ sung. GV chốt KT B. Hoạt động hình thành kiến thức 3. Thải nước tiểu - Sự thải nước tiểu diễn ra như sau: Nước tiểu chính thức đổ vào bể thận, qua ống dẫn nước tiểu xuống tích trữ ở bóng đái rồi được thải ra ngoài nhờ hoạt động của cơ vòng ống đái, cơ bóng đái và cơ bụng. Hoạt động 2: Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu 1. Mục tiêu: HS trình bày được các biện pháp VS hệ bài tiết nước tiểu 2. NL – PC: tư duy sáng tạo, năng lực tri thức sinh học. NL giao tiếp, NL sử dụng NN sinh học. PC: tự tin, tự chủ, sống yêu thương 3. PP - KTDH: nêu và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác nhóm 4. Kỹ thuật: động não, đặt câu hỏi, tia chớp, hoạt động hợp tác GV: tổ chức cho HS chơi trò chơi một dán số viết tắt cho nội dung thẻ chữ thẻ chữ vào ô trống H26.1 HS chơi trò chơi Hoàn thành bảng trong (5 phút) + Báo cáo bảng hoàn thành. Tác nhân gây hại Cơ quan bị ảnh hưởng Mức độ ảnh hưởng Các thói quen sống... Vi trùng gây bệnh Thận – Đường dẫn nước tiểu (bể thận, ống dẫn nước tiểu,bóng đái, ống đái) Viêm cầu thận →Suy thận → Lọc máu tạo nước tiểu đầu có thể kém hiệu quả hay ngưng trệ hoặc ách tắc. Đường dẫn nước tiểu bị viêm → Hoạt động bài tiết nước tiểu bị ách tắc. Giữ gìn vệ sinh cơ thể cũng như hệ bài tiết nước tiểu Các chất độc (Hg, độc tố vi khuẩn, độc tố trong mật cá trắm,...) Ống thận - Các tế bào của ống thận bị tổn thương → Hoạt động hấp thụ lại và bài tiết tiếp của ống thận cũng có thể kém hiệu quả hoặc bị ách tắc. Không ăn thức ăn ôi thiu và nhiễm chất độc hại Các chất vô cơ và hữu cơ trong nước tiểu...... - Đường dẫn nước tiểu - Viên sỏi làm tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu → Hoạt động bài tiết nước tiểu bị ách tắc. - Khi buồn đi tiểu thì đi ngay, không nên nhịn lâu - Uống đủ nước - Không ăn quá nhiều prôtêin, quá mặn, quá chua, quá nhiều chất tạo sỏi. GV tuyên bố nhóm thắng cuộc. GV giao NV: Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi SHD ? Kể tên một số bệnh thường gặp của hệ bài tiết nước tiểu? ? Những tác nhân nào có thể gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu ? ?Liệt kê các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu? HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi SHD. GV: gọi đại diện 1 nhóm lên báo cáo sản phẩm. HS: Đại diện nhóm báo cáo. HS khác: Nhận xét, bổ sung. GV: chốt đáp án 4. Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu - Một số bệnh thường gặp của hệ bài tiết nước tiểu: Viêm cầu thận, suy thận, đường dẫn nước tiểu bị viêm,các tế bào của ống thận bị tổ thương,sỏi thận... - Những tác nhân gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu: Vi trùng gây bệnh ,các chất độc (Hg, độc tố vi khuẩn, độc tố trong mật cá trắm …), Các chất vô cơ và hữu cơ trong nước tiểu như axit uric, canxiphotphat… có thể bị kết tinh ở nồng độ quá cao và pH thích hợp tạo nên những viên sỏi . - Các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu: Giữ gìn vệ sinh cở thể cũng như hệ bài tiết nước tiểu, Không ăn thức ăn ôi thiu và nhiễm chất độc hại, khi buồn đi tiểu thì đi ngay, uống đủ nước, không ăn quá nhiều protein,quá mặn, quá chua, quá nhiều chất tạo sỏi… C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. Mục tiêu: Củng cố các kiến thức đã nghiên cứu trong bài 2. Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân 3. NL cần đạt: năng lực nghiên cứu, năng lực tri thức về sinh học. PC: Tự tin, tự lập 4. PP: Nêu và giải quyết vấn đề 5. KT: đặt câu hỏi, công não GV: Yêu cầu HS HĐ cá nhân làm BT2 hoạt động luyện tập HS: Hoạt động cá nhân, trình bày ra nháp => các học sinh trình bày ý kiến của bản thân GV: Chữa bài C. Hoạt động luyện tập 1. các đơn vị chức năng của thận 2. ống góp 3. ống dẫn nước tiểu 4. ống đái D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG GV: Yêu cầu HS vận dụng kiến thức trong bài tìm hiểu thực tế cơ thể về quá trình thải nước tiểu và các bệnh về hệ bài tiết HS: Vận dụng KT vừa học tìm hiểu E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu các bệnh về hệ bài tiết