Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài Ánh sáng với đời sống sinh vật (T1). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 7. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Tuần:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
BÀI 15: ÁNH SÁNG VỚI ĐỜI SỐNG SINH VẬT (T1)
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức
- Nhận biết ánh sáng có tác dụng nhiệt lên mọi vật.
- Nêu được tác động của ánh sáng tới sinh vật và con người.
- Kĩ năng
- Ứng dụng được một số tác dụng của ánh sáng trong thực tiễn cuộc sống.
- Rèn luyện kĩ năng thực hành, phát triển năng lực tìm tòi, khám phá trong tập nghiên cứu khoa học: Thiết kế thí nghiệm tác động của ánh sáng tới sinh vật.
- Thái độ
- Say mê nghiên cứu khoa học.
- Nghiêm túc, cẩn thận.
- Năng lực, phẩm chất
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp.
- Năng lực chuyên biệt: Trình bày được kiến thức về các đại lượng, hiện tượng, định luật, nguyên lý vật lý cơ bản. Mô tả được các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ vật lý và chỉ ra các quy luật vật lý trong hiện tượng đó.
- Phẩm chất: Hình thành phẩm chất tự trọng, tự lực, chăm chỉ, vượt khó, tự hoàn thiện.
II. TRỌNG TÂM
- Ý nghĩa của ánh sáng đối với đời sống sinh vật
- Tác động của ánh sáng đối vơi đời sống động vật
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên
- Các bộ thiết bị theo yêu cầu của bài học: H15.1 và H15.2 (SHDH)
- Học liệu cho bài học phiếu đánh giá hoạt động nhóm
- Học sinh
- Sách hướng dẫn học môn KHTN, vở ghi.
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Hình thức tổ chức dạy học: trong lớp; học sinh hoạt động cá nhân, nhóm…
- Phương pháp DH: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua thí nghiệm thực hành.
- Kĩ thuật dạy học: Giao nhiệm vụ, chia nhóm.
V. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
- Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
- Các hoạt động học
Hoạt động của GV – HS |
Nội dung cần đạt |
|
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 1. Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động nhóm nhỏ, cá nhân 2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, nêu và giải quyết vấn đề. 3. Kĩ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi. 4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ vật lý, NL nhận thức kiến thức vật lý. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ. |
||
GV: Tổ chức cho HS quan sát H15.1 (SHDH) để trả lời câu hỏi ở SHDH Dựa vào hiểu biết thực tế lấy ví dụ về tác dụng của ánh sáng lên sinh vật. HS làm việc cá nhân trả lời. GV: Để hiểu rõ hơn về tác dụng của ánh sáng, ta qua nội dung B. |
A. Hoạt động khởi động
|
|
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp, cá nhân, nhóm. 2. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác. 3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, chia nhóm, đặt câu hỏi, học tập hợp tác, lắng nghe và phản hồi tích cực. 4. Năng lực – phẩm chất: Nhận thức kiến thức vật lí, tìm tòi và khám phá thế giới tự nhiện dưới góc độ vật lí.…, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm… |
||
GV: Tổ chức cho HS đọc và ghi nhớ các nội dung ở mục 1, mục 2: Đọc thông tin. HS: Hoạt động cá nhân. Đọc thông tin nêu ý nghĩa của ánh sáng đối với đời sống sinh vật, tác động của ánh sáng đối với đời sống động vật, lấy ví dụ minh họa. GV: Chốt kiến thức.
|
B. Hoạt động hình thành kiến thức 1. Đọc thông tin dưới đây và nêu Ý nghĩa của ánh sáng đối với đời sống sinh vật. - Tất cả sinh vật trên Trái Đất bao gồm động vật, thực vật, vi sinh vật và kể cả con người đều sống nhờ vào năng lượng từ ánh sáng mặt trời: + Thực vật thu nhận năng lượng ánh sáng mặt trời trực tiếp thông qua quang hợp. + Động vật thì phụ thuộc vào năng lượng hóa học được tổng hợp từ cây xanh. + Một số sinh vật như nấm, vi khuẩn trong quá trình sống sử dụng một phần năng lượng ánh sáng. - Tùy theo cường độ và thành phần tia sáng mà có ảnh hưởng nhiều hay ít đến quang hợp của thực vật và nhiều hoạt động sinh lí của các cơ thể sống: + Môi trường có quá ít ánh sáng sẽ hạn chế sự phân bố của các sinh vật quang hợp. + Môi trường có quá nhiều ánh sáng cũng hạn chế sự tồn tại của các loài. 2. Tìm hiểu tác động của ánh sáng tới động vật |
|
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp, cá nhân 2. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề. 3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, công não. 4. Năng lực – phẩm chất: năng lực tự học và tự chủ…, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm… |
||
Giáo viên: Tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi: Nêu ví dụ về tác dụng cảu ánh sáng đối với cây cối và đối với cơ thể con người. HS: Nêu ví dụ |
C. Hoạt động luyện tập
|
D, E. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG- TIM TÒI MỞ RỘNG
GV giao nhiệm vụ về nhà:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà lấy một số ví dụ về tác dụng của ánh sáng đối với đời sống sản xuất.