Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Trả bài tập làm văn số 5. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 2. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Ngày soạn :
Ngày dạy :
Tuần 24 -Tiết 112
Tập làm văn: TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
- Mục tiêu bài dạy:
Sau bài học, HS có khả năng :
1 Kiến thức:
+ Thông qua giờ trả bài, củng cố cho học sinh về kiến thức văn nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống.
2 Kỹ năng:
+ Học sinh được rút kinh nghiệm về các kĩ năng làm bài, vận dụng kiến thức để làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
+ Phát hiện ra ưu điểm, nhược điểm trong bài tập làm văn số 5 và biết sửa các lỗi về diễn đạt, chính tả, dấu câu...
3 Đánh giá năng lực:
Năng lực viết, cảm thụ, năng lực tự đánh giá.
- Thái độ:
+ Giáo dục học sinh ý thức học tập, tự giác, tích cực khi chữa lỗi và rút kinh nghiệm trong bài kiểm tra
- Chuẩn bị:
* Giáo viên: Bài chấm và nhận xét cụ thể. chuẩn bị các phiếu học tập, bảng phụ
* Học sinh: Xem lại phương pháp làm bài nghị luận, bố cục, lập dàn ý chuẩn bị cho đề bài viết số 5 chuẩn bị cho giờ trả bài.
- Phương pháp:
+ Thuyết trình, vấn đáp, nhận xét đánh giá, phân tích, qui nạp, thảo luận nhóm,
+ Kĩ thuật động não, trình bày một phút, chia nhóm, ...
- Tiến trình bài dạy:
1 Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
2 Kiểm tra bài cũ:
( Kết hợp trong quá trình trả bài kiểm tra)
3 Giảng bài mới:
Bài viết Tập làm văn số 5 là dạng bài văn nghị luận xã hội yêu cầu bàn luận về một sự việc, hiện tượng phổ biến trong cuộc sống hiện nay " hiện tượng vứt rác bừa bãi", nó gây những tác hại không nhỏ tới môi trường, đời sống sức khỏe của con người cũng như cảnh quan xã hội. Nhưng ở bài viết này các em cũng còn rất nhiều nhược điểm mà giờ trả bài hôm nay cô trò ta cùng rút kinh nghiệm cho các bài văn nghị luận lần sau.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV -HS |
NỘI DUNG BÀI HỌC |
* Giáo viên chép lại đề bài và yêu cầu học sinh đọc lại đề bài. HS làm nhóm- Thời gian: 5 phút
Câu 1: Nhóm 1: - Đáp án: bên Câu 2: nhóm 2: - Câu hỏi ? Xác định thể loại, yêu cầu của đề văn trên? ? Nội dung, hình thức cần đảm bảo cho đề bài văn tự sự trên? Câu 3,4: nhóm 3 * Giáo viên cho học sinh trình bày dàn ý đã chuẩn bị ở nhà -> Học sinh nhóm khác nhận xét và bổ sung hoàn chỉnh.
* Giáo viên cho học sinh theo dõi dàn ý sơ lược và ghi chép lại
* Giáo viên dựa vào kết quả bài kiểm tra đã chấm của học sinh để nhận xét đánh giá chung
* Giáo viên dùng bảng phụ cho học sinh chữa lỗi sai chính tả( gọi những học sinh hay sai lỗi tạo cơ hội cho các em phát hiện lỗi và cách sửa lỗi chính tả)
* Giáo viên dùng phiếu học tập cho học sinh chữa lỗi sai về cách dùng từ, đặt câu( gọi những học sinh hay sai lỗi tạo cơ hội cho các em phát hiện lỗi và cách sửa lỗi dùng từ đặt câu)
* Giáo viên dùng phiếu học tập cho học sinh thảo luận nhóm để chữa lỗi sai phương pháp(lập luận-> Các nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét và bổ sung hoàn chỉnh * Giáo viên tiếp tục cho học sinh thảo luận nhóm (mỗi phiếu học tập chỉ gồm 2 đoạn văn chưa hoàn chỉnh cần sửa chữa) chỉ ra lỗi sai trong các phần của Bố cục-> Đưa ra một đoạn văn Mở bài và Kết bài đầy đủ nội dung và trình bày rõ ràng mạch lạc-> các nhóm khác nhận xét và bổ sung hoàn chỉnh
* Giáo viên dùng các phiếu học tập cho học sinh đọc rút kinh nghiệm các đoạn, các phần bài viết của những học sinh Khá, Giỏi để các em nhận xét và rút ra kinh nghiệm làm bài cho bản thân. * Giáo viên thống kê điểm bài viết số 1 cho học sinh nghe. |
I Đề bài: Tiết 104,105 II Đáp án: Câu 1: Xác định luận điểm:Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn nhưng đễ phạm sai lầm - Thực trạng của việc chơi điên tử - Nguyên nhân của việc HS sa đà vào ĐT - Hậu quả của việc sa đà vào ĐT - Giải pháp khắc phục.
Câu 2: * Xác định yêu cầu của đề + Thể loại: xác định rõ đây là thể loại nghị luận xã hội. + Nội dung: Hiện tượng vứt rác thải bừa bãi. + Phạm vi: Thực tế đời thường + Hình thức: Bố cục chặt chẽ, các luận điểm rõ ràng, nghị luận mạch lạc và có sức thuyết phục. I. Dàn bài: (Giáo án tiết Viết bài Tập làm văn số 5( Nghị luận xã hội)
A.Mở bài: + Giới thiệu hiện tượng vứt rác bừa bãi là phổ biến hiện nay. + Nêu khái quát tác hại của việc làm này. B.Thân bài: + Phân tích hiện tượng vứt rác bừa bãi trong thực tế hiện nay là phổ biến. + Đánh giá việc vứt rác bừa bãi, gây những hậu quả nghiêm trọng. + Nguyên nhân của hiện tượng vứt rác bừa bãi. + Các biện pháp hạn chế việc vứt rác bừa bãi. C.Kết bài: + Khẳng định, phủ định vấn đề vứt rác bừa bãi + Rút ra bài học cho bản thân. Câu 3: ( A1) Nguyên nhân của HT học sinh vi phạm luật giao thông - Khách quan: + Cơ sở hạ tầng chưa đảm bảo( đường xá kém, chưa đáp ứng nhu cầu GT) + Việc tuyên truyền về luật GT tại các trường học còn hạn chế. - Chủ quan: + Ý thức tham gia giao thông của học sinh kém: lạng lách, đánh võng, đi hàng hai, hàng ba + Nhiều HS cố tình không đội mũ bảo hiểm, không hiểu luật, văn hóa khi tham gia GT.... -> gây nhiều hệ lụy: tai nạn, tử vong=> cần có ý thức A2: Hậu quả: - Tham gia Gt ẩu( lạng lách, đánh võng, đi hành hai, ba...) gây tai nạn - Tai nạn GT gây tốn kém tiền của cho GĐ, xã hội, ảnh hưởng tới sức khỏe của bản thân, trở thành gánh nặng cho XH. - Tai nạn nặng có thể dẫn tới tử vong, để lại nỗi đau cho người ở lại -> Cần tham gia GT có văn hóa và đúng luật để đảm bảo TTGT II. Nhận xét chung: 1. Ưu điểm: a. Kiểu bài: Đa số đều xác định đúng luận điểm, đúng kiểu bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống, có hiểu biêt khi tham gia giao thông b. Nội dung: Hầu hết đảm bảo nội dung của một bài văn nghị luận về hiện tượng xả rác bừa bãi của một số người thiêu ý thức, hiểu về nguyên nhân(A1), hậu quả(A2) c. Phương pháp: + Đa số học sinh đã nắm được phương pháp làm bài văn nghị luận, cách lập luận đúng thể loại mà đề bài yêu cầu; vấn đề đó rất bức xúc và có ý nghĩa với cuộc sống, nghị luận rõ thực trạng và tác hại của việc vứt rác thải bừa bãi, lên án phê phán. + Bố cục tương đối đầy đủ, chặt chẽ, các luận điểm rõ ràng. * Một số em có bài viết khá, lập luận chắc chắn, khoa học, liên hệ việc xả rác ở địa phương và học sinh: 9a1: Hạnh Mai, Hằng 9a2: Hiền, Nhung + Một số bài viết Kết bài đã liên hệ bản thân khá tốt: 9a1:N.Huyền, Huệ Phương, Giang, Hoa 9 a2: Ngọc, Yên, + Một số bài viết tỏ ra có sự cố gắng rõ rệt: 9a1: Tú, Bích Phương 9a2: Quách Cường II. Nhựơc điểm: + Đa số các bài viết của học sinh khi kết bài chỉ đánh giá lại hiện tượng vứt rác bừa bãi cần lên án mà chưa liên hệ bản thân mình. + Rất nhiều bài thiếu các dẫn chứng tiêu biểu mang tính thực tế, lấy ví dụ xa: Hà Nội, Thành phố HCM, chùa Hương.v.v. mà chưa liên hệ việc xả rác của người dân địa phương, học sinh chúng ta ở trường học.v.v. + Một số hộc sinh chưa nắm được thể loại và phương pháp làm bài, chưa có kiến thức về sự việc hiện tượng-> bài viết quá sơ sài, thiếu ý, hệ thống luận điểm thiếu, chưa rõ yêu cầu 9a2: Tuấn, N.Tùng, Thắng, Nam, + Một số bài viết đã tỏ ra nắm được phương pháp, yêu cầu đề xong diễn đạt còn chưa sâu, thiếu nhiều ý khi lập luận ở các luận điểm 9a2: Vũ Hoàng, Minh Hương, Thế, Trường, Điệp Nam, Hậu, Nguyệt, Lụa, Tuấn Anh, Bảo, Thi, Huy, Bùi Hoàng, Đức + Một số bài diễn đạt đôi chỗ thiếu chính xác, chưa hoàn toàn chính xác như thế mà chỉ là số ít hay chỉ là ở một vài nơi, một vài người.v.v. 9a1: Thảo, Thắm 9a2: Yến, P.Hương, Vương, + Một số bài còn nhầm lẫn phần đánh giá thái độ của mọi người và của xã hội sang thành phần Kết bài-> Bố cục chưa hoàn chỉnh 9a2: Kim Anh, Đạt, Hải, N.Tùng, Ba, Tới, Quang, Toàn, Phượng, Tuấn, + Rất nhiều bài khi mở bài chỉ giới thiệu tác hại của xả rác bừa bãi là làm ô nhiễm môi trường mà chưa đề cập khái quát các tác hại khác: con người, cảnh quan, đời sống động thực vật.v.v. 9 a2: Vũ Huyền, Hải, Tuấn, Quang, + Một số bài viết diễn đạt ở một số câu đoạn còn khá lủng củng, tối nghĩa: 9 a2: Đức, Bùi Hoàng, Hiếu, Dung, Lệ, + Toàn bộ Thân Bài là một đoạn văn dài, chưa xây dựng hệ thống luận điểm thành các đoạn văn cho khoa học, rõ ràng: 9 a1: Sơn, Quang 9H: Loan, Huy, Dũng + Một số bài viết lại xa nội dung đề yêu cầu ví dụ như đề cập đến vấn đề nước thải, khí thải-> ô nhiễm môi trưởng 9 a2: Bảo, Điệp, Tuấn Anh, Nguyệt, Loan, Lụa + Một số bài văn còn dập xóa quá nhiều: 9 a1 : Hoà, Thuỳ Dung 9 a2 : Ngọc, Huyền, Dũng + Chữ cẩu thả hoặc thiếu nét: 9a1 : Tuấn, Trương Minh, Quang Minh 9a2 : Dũng, Gia Huy, Quang Huy + Một số học sinh còn sai chính tả: 9a1 : Dương 9a2 : Dũng, III. Trả bài học sinh: IV. Chữa lỗi: 1. Chính tả: + dữ nếp sống văn minh-> giữ + chàn lan-> tràn + quyét dọn-> quét + da ăn quà ở cổng trường-> ra + chở thành-> trở + ôi nhiễm-> ô + sử phạt-> xử + phát truyển-> triển + thói quen sấu-> xấu + vứt suống-> xuống + sả rác-> xả rác + nối ống-> lối + li lông-> ni lông + lặng lề-> nặng nề 2. Dùng từ: + bệ hoa cây cảnh-> chậu + Chúng ta cần chỉnh sửa lại cách xả rác bừa bãi -> khắc phục, loại bỏ + Nếu không kì quan đô thị sẽ ảnh hưởng -> cảnh quan đô thị sẽ bị ảnh hưởng + Hàng ngày chúng ta sống và sinh hoạt, những rác thải sinh hoạt được đào thải ra ngoài -> thu gom xử lí + Có người mất ý thức vứt luôn cả 1 túi bóng to xuống dưới sông.-> thiếu ý thức + Vỏ bim bim, bánh kẹo sau vài tiết học đã chất đầy các gốc cây trong sân trường-> rải rác trong sân trường. 3. Câu: + Làm ảnh hưởng tới môi trường sức khỏe con người, cảnh quan.( Thiếu chủ ngữ) + Mỗi chúng ta phải có ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi người.( Thiếu ý trong vị ngữ- đối với việc gì?) + Ở trường bị ô nhiễm bởi tính thiếu ý thức của các bạn học sinh ( thiếu ý trong vị ngữ thể hiện ở việc làm nào?) 4. Phương pháp ( lập luận) * Mở bài: Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là hiện tượng vứt rác bừa bãi ra những nơi công cộng hoặc ra đường, lề phố. Mặc dù ngồi bên hồ, dù là hồ đẹp hay nổi tiếng người ta cũng tiện tay vứt rác xuống. + Lặp thừa từ hiện tượng câu 1, dùng sai từ lề phố-> hè phố) Thiếu tác hại của hiện tượng này * Đoạn văn: Ao hồ bị ô nhiễm, túi bóng, lon bia, vứt 1 cách tràn lan, người tắm chung với rác thải, bẩn có nhiều người đi du lịch, ăn xong 1 thứ gì đó 1 số người vứt vào thùng rác, một số người họ vứt thẳng xuống đất, những người lịch sự ít hơn người không lịch sự + Diễn đạt lủng củng, câu dài, chưa có dấu câu thích hợp, diễn đạt có chỗ còn thiếu chính xác" người tắm chung với rác" hay" người lịch sự thì ít, người không lịch sự thì nhiều" => Ao, hồ, sông, biển, bị ô nhiễm do rác thải của một số người ném xuống: lon bia, túi bóng.v.v. Có người đang thích thú ngụp lặn trong dòng nước biển, bỗng hoảng hốt khi bắt gặp xung quanh mình một số rác thải rất mất vệ sinh. Bên cạnh những người lịch sự vứt rác đúng nơi quy định vẫn còn một số người mất lịch sự vứt rác bừa bãi. * * Kết bài: Việc vứt rác bừa bãi có nhiều hậu quả xấu tuy nhiên chỉ cần chúng ta có ý thức bảo vệ hiện tượng này sẽ giảm xuống. Hãy bảo vệ môi trường theo khẩu hiệu" Vì một môi trường xanh-sạch-đẹp" và " Vứt rác đúng nơi quy định" Hãy bảo vệ môi trường sống của chúng ta, phát huy ý thức tốt về việc bảo vệ môi trường để có thể sánh với các cường quốc năm châu. -> Kết bài chưa đảm bảo các yêu cầu: khẳng định lại vấn đề nghị luận và liên hệ bản thân. Diễn dạt lủng củng, dài dòng, đưa cả các ý ở phần luận điểm các biện pháp khắc phục xuống Kết bài=> Hiện tượng vứt rác bừa bãi đáng lên án và phải chấm dứt vì nó có nhiều tác hại đối với con người, môi trường. Bản thân em cũng sẽ tích cực trong việc đấu tranh với hiện tượng xả rác bừa bãi nói trên. V. Đọc bài, đoạn, phần tiêu biểu: + 9a1: Huệ Phương. Giang + 9a2: Ngọc |
- Thống kê điểm:
Lớp |
Điểm 9 – 10 |
Điểm 7 – 8 |
Điểm 5 – 6 |
Điểm 3 – 4 |
Điểm 1 -2 |
9A1 |
|
|
|
|
|
9A2 |
|
|
|
|
|
- Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài sau:
+ Chữa các lỗi trong bài kiểm tra. Đọc các bài kiểm tra của bạn có kết quả kiểm tra khá
+ Đọc tham khảo các bài văn nghị luận về sự việc hiện tượng đời sống
+ Soạn: " Cách làm bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lí"
( Xem lại nghị luận về một tư tưởng đạo lí, đọc các đề văn nghị luận tư tưởng đạo lí SGK, tìm hiểu các dạng dề, cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí