Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí (tiếp). Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 2. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.

Ngày soạn :

Ngày dạy :  

Tuần 24 - Tiết 114

Tập làm văn:

CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ ( Tiếp)

 

  1. Mục tiêu

1. Kiến thức:

Hiểu và biết cách làm bài NL về một tư tưởng, đạo lí

* Trọng tâm:

 Cách làm bài NL về một tư tưởng, đạo lí

2. Kĩ năng:

Vận dụng kiến thức đã học để làm bài NL về một tư tưởng, đạo lí

3. Đánh giá năng lực:

- Kĩ năng tự nhận thức về kiến thức bài học.

- Kĩ năng lắng nghe tích cực, KN hợp tác, KN ra quyết định…

4. Thái độ: Có thái độ đúng đắn trước những hiện tượng trong đời sống.

  1. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Bài soạn, sách giáo khoa, bảng phụ, phiếu học tập, tư liệu minh họa, tài liệu tham khảo,

- Học sinh: sách giáo khoa, sách bài tập, soạn bài,

  1. Phương pháp:

- PP dạy học nhóm, PP giải quyết vấn đề, PP dự án.

- KT giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, KT động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu theo nhóm.

  1. Tiến trình giờ dạy:

1 Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.

2 Kiểm tra bài cũ: 

GV đặt câu hỏi: Nêu yêu cầu các bước tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí ?

* Đáp án:

+ Tìm hiểu đề, tìm ý: xác định dạng đề, yêu cầu nội dung, phạm vi kiến thức, dẫn chứng, các ý chính cần phải bàn bạc đánh giá.

+ Bài văn  nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí cần có bố cục ba phần.

A.Mở bài: Giới thiệu vấn đề tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.

B.Thân bài: Giải thích, chứng minh nội dung vấn đề tư tưởng, đạo lí. Nhận định, đánh giá vấn đề tư tưởng, đạo lí đó trong bối cảnh của cuộc sống riêng, chung.

  1. Kết bài: Kết luận, tổng kết, nêu nhận thức mới, tỏ ý khuyên bảo hoặc tỏ ý hành động

3  Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG BÀI HỌC

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập

- Phương pháp:

- Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn

- Thời gian: (   )

GV dẫn dắt: Trong bài học trước, chúng ta đã cùng tìm hiểu về cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí, Bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng luyện tập các dạng đề cụ thể để làm rõ hơn kiến thức đã học.

 

* GV chia lớp ra làm các nhóm lập dàn ý cho đề bài số 7( thảo luận nhóm)

- Thời gian: 5 phút

- Yêu cầu:

? Chúng ta phải tìm ý gì để làm rõ vấn đề tinh thần tự học ?

* GV yêu cầu học sinh làm dàn bài tại lớp về nhà viết thành bài văn  hoàn chỉnh.

 

 

 

 

 

 

 

* GV đặt câu hỏi:  Phần Mở bài cần giới thiệu như thế nào ?

 

? Phần Thân bài cần giải thích, chứng minh, phân tích các vấn đề ntn ?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

? Em có thể đưa ra một vài dẫn chứng để minh hoạ các lí lẽ trên ?

 

? Phần Kết bài có thể khái quát vấn đề ntn ?

* Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm để lập dàn bài.

* Các nhóm thảo luận 5’ (Trên cơ sở đã chuẩn bị trước dàn bài ở nhà)

-> Báo cáo kết quả=> Giáo viên nhận xét, chốt.

III. Luyện tập:

 Bài tập số 1: Làm dàn bài cho đề  “Tinh thần tự học”

* Tìm hiểu đề:

+ Tính chất của đề: Nghị luận về 1 vấn đề tư tưởng, đạo lí.

+ Yêu cầu về nội dung: Nêu suy nghĩ về “Tinh thần tự học”

* Tri thức cần có:

+ Vận dụng các tri thức về đời sống.

* Tìm ý:

+ Giải thích rõ thế nào là tự học

+ Cần có tinh thần tự học ntn

+ Ý nghĩa lớn lao của vấn đề này

* Lập dàn bài:

1. Mở bài: Giới thiệu

Tự học là một trong những nhân tố quyết định kết quả học tập của mỗi người

2. TB

a. Giải thích

- Học là gì? Học là 1 hoạt động thu nhận kiến thức và hình thành kĩ năng của một người nào đó. Mọi sự học luôn là tự học. Ai học người đó sẽ có kiến thức, không học không có kiến thức, không ai học hộ mình được

 + Hướng dẫn của thầy cô

+ Tự học, tích luỹ

- Tinh thần tự học là gì?

+ Có ý thức tự học

+ Có ý chí vượt mọi khó khăn

+ Có phương pháp tự học

 + Khiêm tốn học hỏi

=>Tự học là dựa trên những kiến thức, kĩ năng đã học tiếp tục nghiên cứu, tích luỹ tri thức, kĩ  năng, không giới hạn về thời gian, không gian=> Nêu cao tinh thần tự học có thể nâng cao chất lượng học tập của mỗi người.

* Dẫn chứng

+ Các tấm gương trong sách báo

+ Các tấm gương của bạn bè xung quanh.

3. Kết bài: Khẳng định vai trò của tự học và tinh thần tự học trong việc phát triển và hoàn thiện nhân cách của mỗi con người.

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

- Mục tiêu: Sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế

- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn trải bàn

- Thời gian: ( )

    ? Nêu rõ yêu cầu của các bước làm một bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lí ?

    ? Chú ý vận dụng các phép lập luận nào để làm bài văn nghị luận này ?

* Đáp án: 

+ Muốn làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí cần phải qua 4 bước: Tìm hiểu đề và tìm ý, Lập dàn bài, Viết bài, Đọc lại bài và sửa bài.

+ Muốn làm tốt bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí ngoài các yêu cầu chung đối với mọi bài văn, cần chú ý vận dụng các phép lập luận giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp.

+ Bài làm cần lựa chọn những góc độ riêng để giải thích, đánh giá và đưa ra được ý kiến của người viết.

 

  1. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài sau:

+ Nắm chắc yêu cầu và các bước viết bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí.

+  Triển khai dàn ý đã lập thành một bài văn hoàn chỉnh.

+  Chuẩn bị" Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải ( Tìm hiểu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, thể loại, mạch cảm xúc, bố cục, PTBĐ, phân tích các nội dung và nghệ thuật chính của văn bản, tìm các văn bản có cùng chủ đề, tìm bài hát phổ nhạc từ bài " Mùa xuân nho nhỏ"- TH)