Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Mùa xuân nho nhỏ. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 2. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Ngày soạn :
Ngày dạy :
Tuần 24 -Tiết 115
Văn bản: MÙA XUÂN NHO NHỎ
(Thanh Hải)
- Mục tiêu bài dạy:
Sau bài học, HS có khả năng :
- Kiến thức:
+ Vẻ đẹp của mùa xuân đất nước.
+ Lẽ sống cao đẹp của một con người chân chính.
- Kỹ năng:
+ Đọc- hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại.
+ Trình bày những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một văn bản thơ.
- Thái độ:
+ Giáo dục học sinh có ý thức, thái độ đúng đắn trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên và mùa xuân đất nước. Lẽ sống cao đẹp của một con người chân chính.
- Định hướng phát triển năng lực học sinh.
- Các năng lực chung:
- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực sử dụng CNTT; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Các năng lực chuyên biệt:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực cảm thụ văn học.
B.Chuẩn bị:
* Giáo viên: Đọc kĩ SGK, tài kiệu tham khảo, soạn bài, chuẩn bị máy chiếu, máy tính,
* Học sinh: Đọc và trả lời câu hỏi, tìm hiểu thêm về, tác phẩm. Phân tích các hình ảnh thơ.
- Phương pháp:
+ Nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích, giảng bình, thảo luận nhóm.
+ Kĩ thuật động não: suy nghĩ, bộc lộ ý kiến của cá nhân về những gì cần làm để góp phần nhỏ bé, có ý nghĩ vào cuộc sống.
+ Thảo luận, trình bày một phút về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ, về bài học rút ra từ việc đọc hiểu văn bản.
- Tiến trình giờ dạy:
1 Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
2 Kiểm tra bài cũ:
* Giáo viên trình chiếu câu hỏi, học sinh trả lời. GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
? Đọc thuộc lòng một đoạn thơ trong bài thơ "Con cò" của nhà thơ Chế Lan Viên? Nêu ý nghĩa của hình tượng con cò, tác dụng của việc vận dụng ca dao trong bài thơ ?
* Đáp án:
+ Học sinh đọc thuộc lòng đoạn thơ
+ Hình tượng con cò trong bài thơ trực tiếp xuất phát từ những câu ca dao quen thuộc, để gợi lên cuộc sống yên bình nơi làng quê với những người phụ nữ, người mẹ lam lũ, tảo tần đầy yêu thương và đức hi sinh cao cả.
+ Hình ảnh con cò trong các câu ca dao đã được tác giả vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo trở thành biểu tượng của lòng mẹ, tình mẹ bao la luôn che chở, yêu thương, nâng đỡ, dìu dắt người con trên suốt mọi chặng đường đời.
3 Bài mới:
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: Diễn giảng - Kĩ thuật: Động não - Thời gian: ( 4 )
|
|
GV tổ chức trò chơi: Ai nhanh hơn? Nội dung: Chia lớp thành 4 đội, thi đọc một số câu thơ/ lời bài hát viết về mùa xuân mà em yêu thích. Trong thời gian 3 phút, đội nào nhiều đáp án đúng hơn sẽ chiến thắng. - GV dẫn dắt vào bài: Thời gian với bốn mùa tuần hoàn trong vũ trụ, mỗi mùa đều để lại trong chúng ta những cảm xúc, cảm nhận riêng về đất trời, vạn vật đổi thay. Với bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, tác giả Thanh Hải đã thể hiện được những khám phá rất riêng, rất tinh thế về thiên nhiên và con người. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu. |
|
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động - Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề, khăn phủ bàn - Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút - Thời gian: (25 )
|
|
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
NỘI DUNG BÀI HỌC |
GV đặt câu hỏi: Nêu những nét tiêu biểu về nhà thơ Thanh Hải ? * Giáo viên trình chiếu giới thiệu chân dung nhà thơ: Thanh Hải là 1 nhà thơ Cách mạng, tham gia 2 cuộc kháng chiến, bám trụ - vùng Thừa Thiên Huế cả trong những năm tháng khó khăn nhất của Cách mạng ở miền Nam. Cũng chính trong thời gian ấy, những bài thơ của Thanh Hải đã cùng với những tiếng thơ khác của văn học cách mạng miền Nam vượt lên sự khủng bố tàn bạo của kẻ thù, khẳng định niềm tin vào chiến thắng của cách mạng và nhân dân. Sau giải phóng Thanh Hải vẫn gắn bó với quê hương xứ Huế, sống và sáng tác ở đó cho đến lúc qua đời. Các tập thơ đã xuất bản: Những đồng chí trung kiên ( 1962) Huế mùa này ( 1970 và tập II viết 1975) Dấu võng Trường Sơn ( 1977) Mưa xuân đất này ( 1982) Thanh Hải thơ tuyển( 1982)
GV: Tổ chức hs hoạt động nhóm bằng kĩ thuật Khăn phủ bàn ( 5 phút ) GV đặt câu hỏi: Hoàn cảnh ra đời, ý nghĩa của hoàn cảnh đó? ? Bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” được viết bằng thể loại thơ nào? Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là phương thức nào? ? Bài thơ được viết theo mạch cảm xúc nào ? Trên cơ sở mạch cảm xúc đó em hãy tìm bố cục bài thơ, nêu nội dung chính của mỗi phần? - GV: nhận xét, sửa chữa, chốt
- HS: thảo luận nhóm bằng kĩ thuật KPB( 5 phút ) - Làm ra phiếu bài tập - Đại diện nhóm trình bày - Nhóm khác nhận xét, bổ sung
* GV đặt câu hỏi: Theo em văn bản nên đọc theo giọng điệu như thế nào ? * GV đặt câu hỏi: hướng dẫn cách đọc: Giọng ở từng đoạn: Đọc với giọng vui tươi và suy ngẫm, nhịp thơ lúc nhanh bừng bừng phấn khởi, lúc chậm khoan thai + Khổ 1: Giọng say sưa, trìu mến. + Khổ 2, 3: Giọng phấn chấn, hối hả, nhịp nhanh hơn. +Khổ 4, 5: Giọng trầm lắng, thiết tha. * Giáo viên: cùng 2-3 học sinh đọc toàn bài từ 1-2 lần. * Gọi HS đọc khổ 1 * GV đặt câu hỏi đàm thoại gợi mở: Có người cho rằng khổ thơ đầu là một bức tranh xứ Huế vào xuân em có đồng ý không? Vì sao ? + Tín hiệu mùa xuân rất Huế: Dòng sông xanh, màu hoa tím biếc, tiếng chim chiền chiện hót => Chỉ có ở mùa xuân ? Bức tranh ấy cũng đầy chất hoạ,và nhạc, Cảm nhận ban đầu của em về bức tranh đó? (?Nhận xét về màu sắc? âm thanh? Trong bức tranh này?) Chiếu + Trên dòng sông xanh có bông hoa tím biếc. Màu sắc hài hoà đượm sắc xuân, có chim chiền chiện hót vang trời, đó là những hình ảnh quen thuộc, gần gũi với cuộc sống.
? Tại sao tác giả lại chọn bông hoa tím biếc mà không phải là màu khác ? + Nhà thơ không tô điểm cho bức tranh những cành mai, cành đào mà chỉ đơn sơ bông hoa tím biếc. Màu tím của hy vọng, thuỷ chung mang ý nghĩa tượng trưng khơi dạy bao khát khao huy vọng được tác giả hình tượng hoá trên nền dịu mát của con sông Hương. ? Theo em tại sao tác giả lại không cụ thể hoá tên gọi loài hoa, bông hoa kia, dòng sông kia ? + Dụng ý của tác giả cho thấy loài hoa nào, dòng sông nào không quan trọng. Vì tác giả muốn gợi ra cho người đọc thấy cái linh hồn của cảnh vật, cái hài hoà tự nhiên của màu sắc. Và nó là vẻ đẹp chung của xứ Huế khi mùa xuân đến ? Nét NT tiêu biểu và cấu tạo ngữ pháp của 2 câu thơ đầu có đặc biệt ? Cấu tạo đặc biệt ấy có tác dụng gì ? + Đảo trật tự ngữ pháp. Tạo ấn tượng đột ngột, bất ngờ thú vị. Hình ảnh sự vật trở nên sống động như đang diễn ra trước mắt. Tưởng như bông hoa tím biếc kia đang từ từ mọc lên, vươn lên xoè nở trên mặt nước xanh, dòng sông xanh. ? Cảm nhận của em về bức tranh xuân xứ Huế? - HS trả lời. HS khác bổ sung *GV bình: Nhà thơ Thanh Hải chọn những màu sắc, hình ảnh rất đặc trưng của xứ Huế vào xuân: hoa tím, sông xanh, chim chiền chiện. Mùa xuân trải dài êm trôi trên một dòng xanh dịu mát, bỗng mọc lên ở giữa “ Một bông hoa tím biếc”. Cũng một gam màu lạnh, nhưng sắc tím biếc của bông hoa nổi trội, đậm đà, nồng ấm cả dòng sông xanh. Phải chăng đó là những hình ảnh, sắc màu thân quen của xứ Huế mà đôi mắt nhà thơ từng bắt gặp, ngòi bút của nhà thơ từng ghi chép ? Nhà thơ đã đón nhận mùa xuân với tất cả sự tài hoa của ngòi bút, sự thăng hoa của tâm hồn. Ông dùng từ cảm thán “ Ơi” để gọi chú chim xinh nhỏ bé và lanh lợi, rồi hỏi “hót chi” như ngỡ ngàng, thích thú, như đùa vui, níu kéo. Từ đó ông lắng nghe tiếng chim hót. Nghe bằng tai chưa đã, ông nghe bằng cả trái tim xao động, bằng trí tưởng tượng, liên tưởng độc đáo. ? Trước cảnh trời đất vào xuân đó, cảm xúc của tác giả được diễn tả tập trung ở chi tiết nào? Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng * Học sinh thảo luận nhóm bàn ? Em hiểu “giọt long lanh” là giọt gì ? Có mấy cách hiểu ở đây ? - Có 2 cách hiểu: + Cách hiểu 1: Từng giọt ở đây là giọt mưa xuân long lanh trong ánh sáng của trời xuân. + Cách hiểu 2: Nhà thơ đưa tay hứng từng giọt âm thanh tiếng chim ? Hiểu theo cách thứ 2 thì ở đây tác giả đã có sự chuyển đổi cảm giác như thế nào? * Giáo viên: Qua cụm từ “Tôi đưa tay tôi hứng” tiếng chim đang vang xa bỗng gần lại, rõ ràng tròn trịa như kết thành những giọt sương óng ánh sắc màu, rơi rơi, rơi mãi tưởng chừng không dứt. Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác quả đã đạt đến mức tinh tế đáng khâm phục. Nhà thơ đang hướng về cuộc sống, sự sống, trong lòng đang dào dạt tình yêu quê hương, đất nước, yêu cuộc đời. Có hiểu như thế ta mới thấy tình yêu cuộc sống của nhà thơ, trân trọng vẻ đẹp của tâm hồn trước nhà thơ biết nhường nào. ? Qua cách miêu tả em cảm nhận được cảm xúc của tác giả ra sao ? + Huy động nhiều giác quan để tiếp cận với thiên nhiên tươi đẹp thể hiện được cảm xúc của nhà thơ... * Giáo viên: Cảm xúc của tác giả được diễn tả tập trung qua chi tiết rất tạo hình, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác ( thính giác, thị giác-> xúc giác) > Biểu hiện niềm say xưa ngây ngất của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời lúc vào xuân. ? Qua khổ thơ thứ nhất, em cảm nhận được điều gì về con người, tâm hồn nhà thơ Thanh Hải ? * Giáo viên chốt ý chính của khổ thơ 1: TJH có một tấm lòng yêu đời, khát khao được sống, được chứng kiến vẻ đẹp của quê hương khi đất trời vào xuân. Một tâm hồn biết rung động và cảm nhận vẻ đẹp đó không chỉ bằng đôi mắt mà bằng cả tâm hồn, sự liên tưởng, tưởng tượng tài tình. Điều đó đã tạo ra nét tài hoa, tinh tế trong cảm nhận và thể hiện cảnh sắc thiên nhiên vào xuân. Làm hiện lên bức tranh xuân thiên nhiên đặc trưng của xứ Huế: trong sáng, mộng mơ, vui tươi, rộn ràng, náo nức. |
A. Giới thiệu chung: 1. Tác giả: Thanh Hải (1930-1980) + Tên khai sinh là Phạm Bá Ngoãn + Quê quán: Phong Điền- Thừa Thiên Huế + Nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. + Là cây bút có công trong việc xây dựng nền văn học Cách mạng miền Nam ngay từ những ngày đầu.
2. Tác phẩm: - Hoàn cảnh ra đời: + Ông viết bài thơ trên giường bệnh trước khi mất (15/12/1980) + Bài thơ như một lời tâm niệm chân thành, một lời gửi gắm thiết tha của nhà thơ để lại với đời khi đi xa. + Đồng thời thể hiện khát vọng dâng hiến “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào “mùa xuân lớn” của cuộc đời chung. ->Hiểu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ người đọc càng hiểu và trân trọng tưởng, tình cảm của nhà thơ.
- Thể thơ: năm chữ với nhịp điệu luân chuyển tự nhiên, sôi nổi, thiết tha, trầm lắng có lúc lại hối hả, phấn chấn. - PTBĐ: biểu cảm
- Mạch cảm xúc : bắt nguồn từ mùa xuân của thiên nhiên đất trời xứ Huế đến mùa xuân cách mạng và mùa xuân trong lòng người. - Bố cục : 3 phần + Phần 1- khổ1: Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân thiên nhiên + Phần 2- Khổ 2 & 3: Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân đất nước +Phần 3- Khổ 4,5& 6: Khát vọng được dâng hiến “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của cuộc đời chung
B. Đọc-Hiểu văn bản: 1. Đọc-Hiểu chú thích
2. Phân tích: a Cảm xúc của tác giả trước vẻ đẹp mùa xuân thiên nhiên: * Tín hiệu mùa xuân: + Dòng sông xanh, hoa tím biếc => Màu sắc: Tinh tế, hài hoà, tràn đầy sức sống
+ Chim chiền chiện hót => Âm thanh vang vọng, vui tươi => Hình ảnh quen thuộc, gần gũi với cuộc sống
+ Sử dụng tính từ gợi tả, đảo ngữ.=> Bức tranh xứ Huế vào xuân thật thơ mộng với vẻ đẹp trong trẻo đầy sức sống của thiên nhiên đất trời mùa xuân .
* Cảm xúc của nhà thơ:
Giọt long lanh: + Cách hiểu 1: giọt mưa xuân long lanh trong ánh sáng của trời xuân. + Cách hiểu 2: giọt âm thanh có hình khối. => Sự chuyển đổi cảm giác,(tiếng chim như có hình khối để tác giả có thể đưa tay ra hứng( cách hiểu NT).
=> Niềm say sưa, ngây ngất của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước vào xuân.
|
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập - Phương pháp: - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn - Thời gian: ( ) |
|
GV yêu cầu: Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân của thiên nhiên được thể hiện như thế nào qua khổ thơ thứ nhất? * Tín hiệu mùa xuân: + Hình ảnh quen thuộc, gần gũi với cuộc sống: dòng sông, bông hoa, con chim chiền chiện + Màu săc: Tinh tế, hài hoà, tràn đầy sức sống: xanh, tím, + Âm thanh: Vang vọng, vui tươi, náo nức => Bức tranh xứ Huế vào xuân thật thơ mộng với vẻ đẹp trong trẻo đầy sức sống của thiên nhiên đất trời mùa xuân. * Tâm trạng của nhà thơ: + Sự chuyển đổi cảm giác,( thính giác-> thị giác-> xúc giác) hót vang trời, giọt long lanh rơi, tôi đưa tay tôi hứng) + Tưởng tượng phong phú của nhà thơ trong niềm vui hân hoan, cảm xúc say sưa, ngây ngất trước mùa xuân đất trời. |
- Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài sau:
+ Đọc thuộc lòng bài thơ, phân tích nội dung và nghệ thuật của khổ thơ thứ nhất
+ Chuẩn bị: Soạn tiếp các khổ thơ còn lại của bài
+ Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân đất nước
+ Suy nghĩ và ước nguyện của tác giả trước mùa xuân đất nước