Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Những đứa trẻ. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.

Ngày soạn : Ngày dạy : Tiết TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I A. Mục tiêu bài dạy: Sau bài học, HS có khả năng : 1. Kiến thức: + Thông qua giờ trả bài, cùng cố cho học sinh về kiến thức văn nghị luận( phân tích về nhân vật văn học) 2.Kỹ năng: + Học sinh được rút kinh nghiệm về các kĩ năng làm bài, vận dụng kiến thức để trả lời các dạng câu hỏi trong bài kiểm tra. 3. Đánh giá năng lực: năng lực tự đánh giá, kĩ năng tự sửa chữa lỗi sai của bản thân. 4. Thái độ: + Giáo dục học sinh ý thức học tập và sửa lỗi rút kinh nghiệm trong bài kiểm tra B. Chuẩn bị: * Giáo viên: Bài chấm và nhận xét cụ thể. chuẩn bị các phiếu học tập, bảng phụ * Học sinh: Xem lại phương pháp làm bài tự sự, lập dàn ý chuẩn bị cho giờ trả bài. C. Phương pháp: + Thuyết trình, hỏi đáp, phân tích, qui nạp, thảo luận. D. Tiến trình bài dạy: 1 Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. Ngày giảng Lớp Sĩ số 2 Kiểm tra bài cũ: ( Kết hợp trong quá trình trả bài kiểm tra 3 Giảng bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG BÀI HỌC * Giáo viên chép lại đề bài và yêu cầu học sinh đọc lại đề bài. ? Xác định thể loại, yêu cầu của đề văn trên? ? Nội dung, hình thức cần đảm bảo cho đề bài văn tự sự trên? * Giáo viên cho học sinh trình bày dàn ý đã chuẩn bị ở nhà -> Học sinh khác nhận xét và bổ sung hoàn chỉnh. * Giáo viên dùng bảng phụ cho học sinh chữa lỗi sai chính tả( gọi những học sinh hay sai lỗi tạo cơ hội cho các em phát hiện lỗi và cách sửa lỗi chính tả) * Giáo viên dùng phiếu học tập cho học sinh chữa lỗi sai về cách dùng từ, đặt câu( gọi những học sinh hay sai lỗi tạo cơ hội cho các em phát hiện lỗi và cách sửa lỗi dùng từ đặt câu) * Giáo viên dùng phiếu học tập cho học sinh thảo luận nhóm để chữa lỗi sai phương pháp(lập luận-> Các nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét và bổ sung hoàn chỉnh * Giáo viên tiếp tục cho học sinh thảo luận nhóm( mỗi phiếu học tập chỉ gồm 2 đoạn văn chưa hoàn chỉnh cần sửa chữa) chỉ ra lỗi sai trong các phần của Bố cục-> Đưa ra một đoạn văn Mở bài và Kết bài đầy đủ nội dung và trình bày rõ ràng mạch lạc-> các nhóm khác nhận xét và bổ sung hoàn chỉnh * Giáo viên dùng các phiếu học tập cho học sinh đọc rút kinh nghiệm các đoạn, các phần bài viết của nhữnh học sinh Khá, Giỏi để các em nhận xét và rút ra kinh nghiệm làm bài cho bản thân. * Giáo viên thống kê điểm bài viết số 1 cho học sinh nghe. I Đề bài- Dàn bài: (Giáo án tiết 84,85 do PGD ra đề) II. Nhận xét chung: 1. Ưu điểm: a. Kiểu bài: Đa số học sinh nắm được kiểu bài. b. Nội dung: nắm được yêu cầu của đề, xác định đúng đề bài: phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật văn học. c. Phương pháp: Xác định đúng phương pháp: phân tích kết hợp bình luận. * Một số em có bài viết khá: + Nắm chắc phương pháp, có kiến thức sâu rộng về thể loại văn nghị luận khá tốt nhờ đó tạo cho bài văn sinh động hấp dẫn, có cảm xúc, viết sáng tạo. 9a1: Hằng, Phương Anh, Ngân 9a2: Hà phương, Minh, Lê Huyền II. Nhựơc điểm: + Một số bài viết quá sơ sài về nội dung ( kiến thức về nhân vật không đầy đủ, chưa vận dụng sáng tạo và linh hoạt các phương pháp, đi vào kể lại nội dung văn bản. 9a2: Cường, Minh, Đức B, Nam + Một số bài viết cẩu thả về chữ, thiếu nét, cách trình bày: dập xoá nhiều, bẩn: 9a1: Việt, Vũ 9ª2: Quách Cường + Một số em không đảm bảo về bố cục bài văn: thiếu một trong 3 phần của bố cục bài văn, nội dung Mở bài (Kết bài) không đủ ý, không rõ ràng, 9a2: Quách Cường, Nam + Toàn bộ Thân Bài là một đoạn văn dài: 9 a2: Cường + một số bài phần mở bài chưa gt vấn đề nghị luận. 9A1: Hương, Vũ, Long 9A2: Hòa, Nam. + Một bài còn viết tắt nhiều, viết hoa không đúng quy định: 9a2: Nguyễn Tùng, + Dấu câu chưa đúng chỗ 9a2: Hải, Bình, Thắng, III. Trả bài học sinh: IV. Chữa lỗi: 1. Chính tả: + lắm chặt-> Nắm chặt, núi lại-> níu lại, không nén lổi cảm xúc-> không nén nổi, căm gét-> căm ghét, nằm vật ra dường-> nằm vật ra giường, 2. Dùng từ: + chiến tranh nội tâm -> đấu tranh 3. Câu: + Tình yêu làng của tôi nằm gọn trong tình yêu nước-> Tình yêu làng thống nhất trong tình yêu đất nước (Tình yêu nước bao trùm lên tình yêu làng) + Theo thói quen như thường lệ, tôi ra phòng thông tin nghe đọc báo-> bỏ chữ 1 trong 2 chữ có nghĩa giống nhau( thói quen, thường lệ) V. Đọc bài, đoạn, phần tiêu biểu: + 9a1: Hằng, Phương Anh, Việt Anh + 9a2: Hà Phương, Hải Minh VI. Thống kê điểm: Lớp Điểm 9 – 10 Điểm 7 – 8 Điểm 5 – 6 Điểm 3 – 4 Điểm 1 -2 9a1 9a2 9a2(34) 4. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài sau: + Về nhà soạn; trả lời các câu hỏi bài Bàn về đọc sách, liên hệ các loại sách của bản thân.