Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Bàn về đọc sách. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 2. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Tuần 19 Ngày soạn : Ngày dạy : Tiết 91, 92 Văn bản: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH (Chu Quang Tiềm) A. Mục tiêu bài dạy: Sau bài học, HS có khả năng : 1. Kiến thức: + Học sinh nắm được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách. + Biết phương pháp đọc sách một cách có hiệu quả. 2. Kỹ năng: + Biết cách đọc- hiểu một văn bản dịch ( không sa đà vào phân tích ngôn từ). + Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận. + Biết thêm cách viết một bài văn nghị luận. 3. Đánh giá năng lực: + Kĩ năng giao tiếp, thể hiện sự tự tin, lắng nghe tích cực, hợp tác, ra quyết định, giải quyết vấn đề, tìm kiếm và xử lí thông tin, quản lí thời gian.v.v. 4. Thái độ: + Giáo dục học sinh có ý thức chọn và đọc sách có hiệu quả. B. Chuẩn bị: * Giáo viên: Chân dung tác giả, tác phẩm, bảng phụ, tài kiệu tham khảo, bài soạn. * Học sinh: + Đọc và trả lời câu hỏi, tìm hiểu thêm về tác giả, tác phẩm. + Bố cục, hệ thống luận điểm, phân tích. C. Phương pháp: + Nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích, bình, thảo luận. + Kĩ thuật chia nhóm, bản đồ tư duy, động não, khăn phủ bàn, trình bày một phút... D. Tiến trình giờ dạy: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi - Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút - Thời gian: ( ) GV đặt câu hỏi: Các em có yêu thích đọc sách không? Kể tên thể loại sách mà em yêu thích? - HS chia sẻ GV dẫn dắt: W. Sếch-xpia - kịch gia nổi tiếng người Anh, có một câu danh ngôn “Sách là chất dinh dưỡng của toàn nhân loại”, ông còn nói “Cuộc sống không có sách như không có ánh sáng; trong trí tuệ không có sách giống như chim không có cánh”. Cách so sánh này rất hình tượng, nói lên được tầm quan trọng của sách, đọc sách. Gorki có câu “Hãy yêu quý sách, nó là nguồn tri thức của bạn”. Nhưng đọc sách không dễ, đọc sách hiệu quả lại là một vấn đề được mọi người quan tâm, bàn đến. Góc nhìn của Chu Quang Tiềm sẽ ít nhiều giúp chúng ta hiểu hơn về vai trò, ý nghĩa và cách đọc sách làm sao có hiệu quả. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động - Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề - Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút - Thời gian: ( ) GV đặt câu hỏi: Dựa vào chú thích SGK cho biết những nét chính về tác giả Chu Quang Tiềm? * Giáo viên bổ sung: + Tự Mạnh Thực ( 1897 – 1986) + Quê : Đông Thành – An Huy – Trung Quốc + Là nhà mĩ học và lí luận nổi tiếng ? Em hiểu gì về văn bản “Bàn về đọc sách” ? * Giáo viên: Chu Quang Tiềm bàn về đọc sách lần này không phải là lần đầu. Bài viết này là kết quả của quá trình tích lũy kinh nghiệm, dày công suy nghĩ, là những lời văn tâm huyết của người đi trước muốn truyền lại cho các thế hệ sau. Đây cũng là vấn đề bức xúc trong thị trường sách hiện nay đang tự do phát triển và phát triển rất mạnh, có ít nhiều ảnh hưởng xấu tới một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên & cả học sinh chúng ta. * Giáo viên hướng dẫn cách đọc: To, rõ ràng, mạch lạc mà tâm tình như¬ lời trò chuyện. ? Giải thích các từ học vấn, học thuật, chính trị học? + Học vấn: những hiểu biết thu nhận được qua quá trình học tập. + Học thuật: hệ thống kiến thức khoa học ? Hãy chỉ ra các thành ngữ Hán Việt và giải nghĩa các thành ngữ này? + vô thưởng vô phạt ? Tên của văn bản “Bàn về đọc sách” cho thấy kiểu văn bản này là gì ? Vấn đề nghị luận là gì ? ? PTBĐ chính của văn bản? * Giáo viên: giới thiệu về cụm bài văn bản nghị luận lớp 9 học 4 bài: + Nghị luận xã hội: Bàn về đọc sách, chuẩn bị hành trang… + Nghị luận văn học: Tiếng nói của văn nghệ, Sói và cừu. ? Kiểu văn bản đó quy định cách trình bày ý kiến của tác giả theo hình thức nào ? + Trình bày hệ thống luận điểm, luận cứ ? Hãy xác định những luận điểm chính đư¬ợc trình bày trong văn bản ? + Sự cần thiết và ý nghĩa của việc đọc sách + Những khó khăn, thiên h¬ướng sai lệch dễ mắc khi đọc sách + Phư¬ơng pháp chọn và đọc sách. ? Dựa vào hệ thống luận điểm em hãy chia bố cục của văn bản ? ? Văn bản này có thể chia làm mấy phần ? Nội dung từng phần là gì ? + Từ đầu đến thế giới mới: Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách . + Tiếp đến tiêu hao lực lượng: Tác hại của việc đọc sách không đúng phương pháp. + Còn lại: Phương pháp đọc sách đúng đắn (lựa chọn sách và lựa chọn như thế nào cho có hiệu quả) ? Em có nhận xét gì về bố cục của văn bản? + chặt chẽ, hợp lí. * Giáo viên: yêu cầu HS theo dõi và đọc lại phần 1: “… thế giới mới” và thảo luận: - Nhóm bàn: - Thời gian: 3 phút - Hình thức: phiếu học tập Luận điểm Luận cứ Câu văn khái quát luận điểm Đọc sách là con đường căn bản quan trọng của học vấn. + Tầm quan trọng của sách. + Ý nghĩa của việc đọc sách: + Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. + Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân mà là việc của toàn nhân loại. + Đọc sách là muốn trả món nợ đối với thành quả của nhân loại trong quá khứ là ôn lại những kinh nghiệm, tư tưởng của nhân loại tích luỹ mấy nghìn năm trong mấy chục năm ngắn ngủi là mình hưởng thụ các kiến thức, lời dạy mà biết bao người trong quá khứ đã khổ công tìm kiếm mới thu nhận được. ? Qua lời bàn của tác giả, ta thấy sách có vai trò và tác dụng gì trên con đường phát triển của nhân loại ? + Sách đã ghi chép, cô đúc, lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người tìm tòi, tích lũy được qua từng thời đại. + Sách trở thành kho tàng quý báu của di sản tinh thần mà loài người thu lượm, suy ngẫm suốt mấy nghìn năm nay. những cuón sách có giá trị có thể xem là những cột mốc trên con đường phát triển học thuật của nhân loại. ? Em hiểu như thế nào về ý kiến của tác giả “ Sách là kho tàng quý báu cất giữ tài sản tinh thần của nhân loại”? + Tủ sách của nhân loại: đồ sộ, có giá trị. + Sách là những giá trị quý giá, là tinh hoa trí tuệ tư tưởng, tâm hồn của nhân loại được mọi thế hệ cẩn thận lưu giữ. ? Vì sao tác giả lại quả quyết rằng: “ Nếu chúng ta mong tiến lên...điểm xuất phát”? + Vì sách lưu giữ thành tựu học vấn. ? Nếu chúng ta xóa bỏ hết các thành quả nhân loại đã đạt trong quá khứ thì sẽ như thế nào ? + Nếu không đọc sách sẽ không có tri thức, không tiếp cận được đời sống xã hội -> lạc hậu & dần dần bị loại bỏ. ? Theo tác giả, đọc sách là hưởng thụ, là chuẩn bị trên con đường học vấn. Em hiểu ý kiến này như thế nào? + Sách kết tinh học vấn trên mọi lĩnh vực của đời sống trí tuệ, tinh thần, tâm hồn của nhân loại trao gửi lại. Đọc sách là thừa hưởng những giá trị quý báu này. Nhưng học vấn luôn rộng mở ở phía trước. Để tiến lên con người phải dựa vào di sản học vấn này. ? Từ vai trò, tác dụng của sách đối với con người, tác giả đã cho thấy đọc sách có ý nghĩa như thế nào ? + Đọc sách là con đường tích luỹ, nâng cao vốn tri thức. + Đọc sách là sự chuẩn bị để có thể làm cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, để phát hiện thế giới mới. Không thể tiến lên thu được các thành tựu mới trên con đường văn hoá học thuật nếu như không biết kế thừa, xuất phát từ những thành tựu đã qua. ? Tác giả đã khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách bằng hình ảnh nào? ( SGK- 4) ? Từ “ trường chinh” ở đây được hiểu theo nghĩa như thế nào ? + Tác giả sơ kể về ý nghĩa, tác dụng của việc đọc sách bằng 1 hình ảnh ví ngầm “làm được cuộc trường chinh vạn dặm” thật thú vị. Việc đọc sách nhằm nâng cao nhận thức, bồi bổ trí tuệ, phát triển tâm hồn, tình cảm, rèn giũa hoạt động...để lớn lên về tinh thần, trưởng thành trong cuộc sống của mỗi chúng ta vốn là 1 ý niệm trừu tượng, trở nên cụ thể, dễ hiểu, lôi cuốn, hấp dẫn. ? Em nhận xét gì về cách lập luận của tác giả ở luận điểm 1? ? Cách lập luận trên có tác dụng như thế nào? + Đưa ý khái quát-> Tìm lí lẽ phân tích làm rõ luận điểm. + Dùng các câu ghép có cặp quan hệ từ mang ý khẳng định: Nếu- thì => Cách lập luận trên khẳng định ý nghĩa to lớn của việc đọc sách: Sách là vốn tri thức của nhân loại, đọc sách là cách tạo học vấn, muốn tiến lên trên con đường học vấn không thể không đọc sách, là sự hưởng thụ các kiến thức, thành quả của bao người đã khổ công tìm kiếm mới thu nhận được… * Giáo viên: Tác giả lấy thành quả của nhân loại trong quá khứ làm xuất phát điểm dể phát hiện cái mới của thời đại. “ Nếu xoá bỏ hết thành quả của nhân loại đạt được trong quá khứ thì chưa biết chừng chúng ta đã lùi điểm xuất phát về đến mấy trăm năm …thậm chí mấy ngàn năm trước . ? Em hãy lấy một số ví dụ về những cuốn sách nổi tiếng của văn học Việt Nam & văn học thế giới ? + Chiến tranh và hòa bình- Lev Tolstoy + Không gia đình- Héc-To-Ma-Lo + Thép đã tôi thế đấy- NicolaiAlekseyevich + Nhật kí trong tù- Hồ Chí Minh + Những người khốn khổ- Vích To- Huy -Gô + Truyện Kiều - Nguyễn Du + Lục Vân Tiên- Nguyễn Đình Chiểu + Thủy Hử - Thi Nại Am ? Những cuốn sách em đang học tập có phải là di sản tinh thần của nhân loại không ? Tại sao? HS khá giỏi + Cũng nằm trong di sản đó, vì đó là một phần tinh hoa của nhân loại trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội mà em có may mắn được tiếp nhận. * Giáo viên: Sách làm cho tôi gắn bó với thế giới, cuộc đời càng trở nên rực rỡ có ý nghĩa hơn ...Sách làm cho khắp trái đất tràn ngập nỗi buồn nhớ cái tốt đẹp hơn. Mỗi cuốn sách đều là tâm hồn đ¬ược ghi lại..” ( M. gor – ki ) ? Qua luận điểm 1, tác giả giúp người đọc thấy được những vấn đề gì ? ? Bản thân em đã thấy được tác dụng to lớn của việc đọc sách chưa ? ? Từ đó em rút ra được bài học như thế nào cho bản thân về việc đọc sách ? Kĩ năng sống * Giáo viên củng cố nội dung luận điểm 1. A. Giới thiệu chung: 1. Tác giả: Chu Quang Tiềm (1897-1986) + Nhà mĩ học và lí luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc. 2. Tác phẩm: + Trích trong cuốn “Doanh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách” Bắc Kinh- năm 1995, do Trần Đình Sử dịch. B. Đọc- Hiểu văn bản: 1. Đọc - Hiểu chú thích: 2. Bố cục: + Kiểu văn bản: nghị luận. (Vấn đề nghị luận:(Vai trò, phương pháp đọc sách) + PTBĐ chính: Nghị luận. + Bố cục: 3 phần (3 luận điểm) 3. Phân tích: a Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách * Giá trị của sách: + Sách có ý nghĩa vô cùng quan trọng trên con đường phát triển của nhân loại bởi nó chính là kho tàng kiến thức quí báu, là di sản tinh thần mà loài người đúc kết được trong hàng nghìn năm. * Ý nghĩa của đọc sách: + Đọc sách là một con đường quan trọng để tích lũy và nâng cao vốn tri thức. + Lập luận chặt chẽ có tính chất khẳng định vấn đề => Đọc sách là con đường cơ bản quan trọng của học vấn: HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập - Phương pháp: - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn - Thời gian: ( ) ? Từ những phân tích trên cho em hiểu biết gì về sách và sự cần thiết của việc đọc sách? - Giá trị của sách: Sách có ý nghĩa vô cùng quan trọng trên con đường phát triển của nhân loại bởi nó chính là kho tàng kiến thức quí báu, là di sản tinh thần mà loài người đúc kết được trong hàng nghìn năm. - Tác dụng của việc đọc sách: Đọc sách là một con đường quan trọng để tích lũy và nâng cao vốn tri thức, nâng cao học vấn, hưởng thụ thành quả của bao người khổ công tìm kiếm mới thu nhận được… ? Em đã “hưởng thụ” được gì từ việc đọc sách Ngữ văn để chuẩn bị cho học vấn của mình ? + Từ kiến thức về văn bản và Tiếng Việt giúp em có kĩ năng sử dụng đúng và hay ngôn ngữ của dân tộc trong nghe, nói, đọc, viết…Kĩ năng đọc hiểu các văn bản với những giá trị tinh thần bồi dưỡng vốn sống, vốn văn hoá…từ ngàn xưa, hiểu biết quá trình phát triển của văn hoá nhân loại 4. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài sau: + Học bài, phân tích cách trình bày của tác giả ở luận điểm 1 + Đọc và phân tích nội dung các luận điểm còn lại của bài. + Vẽ Bản đồ tư duy cho bài học. + Liên hệ cách đọc sách của chúng ta hiện nay.