Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Tổng kết văn học. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 2. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Tuần 36
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 172
Văn học: TỔNG KẾT VĂN HỌC
- Mục tiêu bài dạy:
1.1 Kiến thức:
+ Những hiểu biết ban đầu về lịch sử văn học Việt Nam.
+ Một số khái niệm liên quan đến thể loại văn học đã học.
1.2 Kỹ năng:
+ Hệ thống hoá những tri thức đã học về các thể loại văn học gắn với từng thời kì.
+ Đọc-hiểu tác phẩm theo đặc trưng của thể loại.
1.3 Thái độ:
+ Thống kê, nhận xét, đánh giá đúng về các tác phẩm.
2.Chuẩn bị:
* Giáo viên: Hệ thống kiến thức
* Học sinh: Theo hướng dẫn của tiết trước.
- Phương pháp:
+ Nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích, thảo luận nhóm, qui nạp.
+ Kĩ thuật động não, trình bày một phút...
- Tiến trình bài dạy:
4.1 Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
Ngày giảng |
Lớp |
Sĩ số |
|
|
|
|
|
|
4.2 Kiểm tra bài cũ: Việc chuẩn bi theo hướng dẫn và kết hợp trong quá trình học tập
4.3 Bài mới: Ở lớp 6 đến lớp 9 chúng ta đã được học rất nhiều các tác phẩm văn học thuộc các thể loại khác nhau. Ở tiết tổng kết này chúng ta sẽ lần lượt hệ thống lại các tác phẩm văn học đó.
* Giáo viên kiểm tra học sinh hoàn thành bảng thống kê theo mẫu đã cho trước-> nhận xét, bổ sung những thiếu sót. |
A. Hệ thống hoá kiến thức: I. Bảng thống kê các tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn THCS: |
* PHẦN VĂN HỌC DÂN GIAN:
T. LOẠI |
ĐỊNH NGHĨA |
CÁC VB ĐƯỢC HỌC |
TRUYỆN |
* Truyền thuyết: Kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo, thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân về sự kiện và nhân vật lịch sử được kể. |
+ Con Rồng cháu Tiên. + Bánh chưng bánh giày. + Thánh Gióng. + Sơn Tinh, Thuỷ Tinh. + Sự tích Hồ Gươm. |
* Cổ tích: Kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc ( Bất hạnh, tráng sĩ, tài năng, thông minh và ngốc nghếch ...) là động vật có yếu tố hoang đường thể hiện mơ ước và niềm tin chiến thắng của nhân dân. |
+ Sọ Dừa. + Thạch Sanh. + Em bé thông minh. |
|
* Ngụ ngôn: Mượn chuyện về vật, đồ vật ( hay chính con người ) để nói bóng gió, kín đáo chuyện về con người để khuyên nhủ răn dạy một bài học nào đó. |
+ Ếch ngồi đáy giếng. + Thầy bói xem voi. + Đeo nhạc cho mèo. + Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng. |
|
* Truyện cười: Kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống, nhằm tạo ra tiếng cười vui hay phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội. |
+ Treo biển. + Lợn cưới, áo mới. |
|
CA DAO DÂN CA
|
+ Chỉ các thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người. |
+ Những câu hát về tình cảm gia đình + Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước, con người. + Những câu hát than thân. + Những câu hát châm biếm. |
TỤC NGỮ
|
+ Là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt ( Tự nhiên, lao động, xã hội...) được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ, lời ăn tiếng nói hàng ngày. |
+ Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất. + Tục ngữ về con người và xã hội. |
SÂN KHẤU ( CHÈO) |
+ Là loại kịch hát, múa dân gian, kể chuyện, diễn tích bằng hình thức sân khấu ( diễn ở sân đình gọi là chèo sân đình ). Phổ biến ở Bắc Bộ. |
+ Quan Âm Thị Kính. |
*PHẦN VĂN HỌC TRUNG ĐẠI :
T.LOẠI |
TÊN VĂN BẢN |
TÁC GIẢ |
TRUYỆN |
1. Con hổ có nghĩa. 2. Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng. 3. Chuyện người con gái N. Xương ( trích Truyền kì… 4. Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh ( Trích “ Vũ trung tuỳ bút”) 5. Hoàng Lê nhất thống chí( hồi thứ 14 ) |
+ Vũ Trinh. + Hồ Nguyên Trừng. + Nguyễn Dữ. + Phạm Đình Hổ.
+ Ngô Gia Văn Phái. |
THƠ |
1. Sông núi nước Nam. 2. Phò giá về kinh. 3. Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường 4. Bài ca Côn sơn. 5. Sau phút chia li ( Trích “ Chinh phụ ngâm…
6. Bánh trôi nước. 7. Qua đèo Ngang. 8. Bạn đến chơi nhà. |
+ Lí Thường Kiệt. + Trần Quang khải. + Trần Nhân Tông. + Nguyễn Trãi. + Đặng trần Côn. (Đoàn T. Điểm dịch) + Hồ Xuân Hương. + Bà Huyện T. Quan. + Nguyễn Khuyến. |
TRUYỆN THƠ |
1.Truyện Kiều. + Hai chị em Thuý Kiều. + Cảnh ngày xuân. + Kiều ở lầu Ngưng Bích. + Mã Giám Sinh mua Kiều. + Thuý Kiều báo ân báo oán. 2. Truyện Lục Vân Tiên. + Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga. + Lục Vân Tiên gặp nạn. |
+ Nguyễn Du.
+ Nguyễn Đình Chiểu. |
NGHỊ LUẬN |
1. Chiếu dời đô. 2. Hịch tướng sĩ. 3. Nước Đại Việt ta ( Trích “ Bình Ngô đại cáo 4. Bàn luận về phép học. |
+ Lí Công Uẩn. + Trần Quốc Tuấn. + Nguyễn Trãi. + Nguyễn Thiếp. |
*PHẦN VĂN HỌC HIỆN ĐẠI:
T. LOẠI |
TÊN VĂN BẢN |
TÁC GIẢ |
|
||
TRUYỆN KÍ |
1. Sống chết mặc bay. 2. Những trò lố hay là Va-Ren và PBC. 3. Tức nước vỡ bờ ( Trích “ Tắt đèn” ) 4. Trong lòng mẹ ( Trích “ Những...ấu” ) 5. Tôi đi học. 6. Bài học đường đời đầu tiên (trích Dế Mèn..) 7. Lão Hạc. 8. Làng. 9. Sông nước Cà Mau( Trích Đất rừng...) 10. Chiếc lược ngà. 11. Lặng lẽ Sa Pa. 12. Những ngôi sao xa xôi. 13. Vựợt thác.( trích Quê nội ). 14. Lao xao.( Trích tuổi thơ im lặng) 15. Bến quê. 16. Bức tranh của em gái tôi. 17. Cuộc chia tay của những con búp bê. |
+ Phạm Duy Tốn. + Nguyễn Ái Quốc. + Ngô Tất Tố. + Nguyên Hồng. + Thanh Tịnh. + Tô Hoài. + Nam Cao + Kim Lân. + Đoàn Giỏi + Nguyễn Quang Sáng. + Nguyễn Thành Long. + Lê Minh Khuê. + Võ Quảng. + Duy Khán. + Nguyễn Minh Châu. + Tạ Duy Anh. + Khánh Hoài. |
|
||
TUỲ BÚT |
1. Một món quà của lúa non : Cốm. 2. Cây tre Việt Nam. 3. Mùa xuân của tôi. 4. Cô Tô. 5. Sài Gòn tôi yêu. |
+ Thạch Lam. + Thép Mới. + Võ Bằng. + Nguyễn Tuân. + Minh Hương. |
|
||
THƠ |
1. Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông. 2. Đập đá ở Côn Lôn. 3. Muốn làm thằng Cuội. 4. Hai chữ nước nhà. 5. Quê Hương. 6. Khi con tu hú. 7. Tức cảnh Pắc Bó. 8. Ngắm trăng. 9. Đi đường. 10. Nhớ rừng. 11. Ông đồ. 12. Cảnh khuya. 13. Rằm tháng giêng. 14. Đồng chí. 15. Lượm. 16. Đêm nay Bác không ngủ. 17. Đoàn thuyền đánh cá. 18. Con cò. 19. Bếp lửa. 20. Mưa. 21. Tiếng gà trưa. 22. Bài thơ về tiểu đội xe không kính. 23. Khúc hát ru...lưng mẹ. 24. Viếng lăng Bác. 25. Ánh trăng. 26. Mùa xuân nho nhỏ. 27. Nói với con. 28. Sang thu. |
+ Phan Bội Châu + Phan Chu Trinh. + Tản Đà. + Trần Tuấn Khải. + Tế Hanh. + Tố Hữu. + Hồ Chí Minh. + Hồ Chí Minh. + Hồ Chí Minh. + Thế Lữ. + Vũ Đình Liên. + Hồ Chí Minh. + Hồ Chí Minh. + Chính Hữu. + Tố Hữu. + Minh Huệ. + Huy Cận. + Chế Lan Viên. + Bằng Việt. + Trần Đăng Khoa. + Xuân Quỳnh. + Phạm Tiến Duật. + Ng. Khoa Điềm. + Viễn Phương. + Nguyễn Duy. + Thanh hải. + Y Phương. + Hữu Thỉnh. |
|
||
NGHỊ LUẬN |
1. Thuế máu ( trích Bản án ....Pháp). 2. Tiếng nói văn nghệ. 3. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. 4. Sự giàu đẹp của tiếng Việt. 5. Đức tính giản dị của Bác Hồ. 6. Phong cách Hồ Chí Minh 7. Ý nghĩa văn chương. 8. Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới. |
+ Nguyễn Ái Quốc. + Nguyễn Đình Thi. + Hồ Chí Minh. + Đặng Thai Mai. + Phạm Văn Đồng. + Lê Anh Trà. + Hoài Thanh. + Vũ Khoan. |
|
||
KỊCH |
1. Bắc Sơn. 2. Tôi và chúng ta. |
+ Nguyễn Huy Tưởng + Lưu Quang Vũ. |
|
||
? Chỉ ra PTBĐ chủ yếu ở một số tác phẩm văn học hiện đại đã học từ lớp 6-> 9? * Gọi học sinh đọc nội dung Sgk ( 186-188 ) ? Nền văn học Việt Nam được tạo thành từ những bộ phận nào ?
? Nêu hoàn cảnh ra đời, đối tượng sáng tác, đặc tính của văn học dân gian ?
? Kể tên những thể loại văn học dân gian em được học ?
? Nội dung của văn học dân gian ?
? Nêu hoàn cảnh ra đời của bộ phận văn học viết ?
? Xét về mặt văn tự, văn học viết bao gồm các tác phẩm nào ?
? Nội dung của bộ phận văn học viết ?
? Văn học chữ Hán xuất hiện từ khi nào ? ? Kể tên một số tác phẩm tiêu biểu ?
? Văn học chữ Nôm xuất hiện vào thời gian nào ?
? Kể tên một số tác phẩm tiêu biểu ?
? Văn học chữ quốc ngữ xuất hiện khi nào ?
? Nêu tóm tắt tiến trình lịch sử văn học Việt Nam ?
? Kể tên một số tác phẩm tiêu biểu từ thế kỉ X đến thế kỉ XIV ?
? Từ đầu thế kỉ XX đến 1945 văn học có gì đáng chú ý ?
? Kể tên một số tác phẩm tiêu biểu trong văn học giai đoạn từ 1945-1975 ? + Đồng chí, Đêm nayBác không ngủ, Cảnh khuya, Rằm tháng riêng. + Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Những ngôi sao xa xôi, Ánh trăng… + Đoàn thuyền đánh cá, Vượt thác...
? Nêu những nét đặc sắc nổi bật của văn học Việt Nam ? ? Tư tưởng yêu nước được thể hiện như thế nào ?
? Tinh thần nhân đạo được thể hiện trong các tác phẩm như thế nào ?
? Tinh thần lạc quan của người dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam ?
? Nét đặc sắc về nghệ thuật?
|
II. Nhìn chung về nền văn học Việt Nam: 1. Các bộ phận hợp thành nền văn học Việt Nam: - Văn học Việt Nam được tạo thành từ hai bộ phận: + Văn học dân gian. + Văn học viết. a. Văn học dân gian: * Hoàn cảnh ra đời: Trong lao động sản xuất, đấu tranh xã hội. * Đối tượng sáng tác: Chủ yếu là những người lao động ở tầng lớp dưới -> Văn học bình dân, sáng tác mang tính cộng đồng. * Đặc tính: Tính tập thể, tính truyền miệng, tính dị bản, tính diễn xướng.... * Thể loại: Phong phú ( Truyện, ca dao dân ca, vè, câu đố, chèo...), có văn hoá dân gian của các dân tộc ( Mường, Thái, Chăm...). * Nội dung: Sâu sắc, gồm: + Tố cáo xã hội cũ, cảm thông với những nỗi nghèo khổ. + Ca ngợi nhân nghĩa, đạo lý. + Ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, tình bạn bè, gia đình.... + Ước mơ cuộc sống tốt đẹp, thể hiện lòng lạc quan yêu đời, tin tưởng ở tương lai... b, Văn học viết: * Hoàn cảnh ra đời: Xuất hiện từ thé kỉ X, trong thời kì giành lại nền độc lập tự chủ của dân tộc. - Xét về mặt văn tự, các tác phẩm của văn học viết bao gồm : + Văn học viết bằng chữ Hán. + Văn học viết bằng chữ Nôm. + Văn học viết bằng chữ quốc ngữ ( từ cuối TK XIX)->Thay thế đầ chữ Hán và chữ Nôm. * Nội dung: Bám sát cuộc sống, biến động của từng thời kì, mọi thời đại. + Đấu tranh chống xâm lược, chống phong kiến, chống đế quốc. + Ca ngợi đạo đức, nhân nghĩa, dũng khí. + Ca ngợi lòng yêu nước và anh hùng. + Ca ngợi lao động dựng xây. + Ca ngợi thiên nhiên. + Ca ngợi tình bạn bè, tình yêu, tình vợ chồng, mẹ cha... * Văn học chữ Hán: + Xuất hiện từ buổi đầu của văn học viết và tồn tại, phát triển suốt thời kì văn học trung đại ( thế kỉ X-> hết XIX ) và còn một số tác phẩm ở thế kỉXX. + Văn học chữ Hán tiếp thu nhiều yếu tố của văn hoá và tư tưởng Trung Hoa, nhưng vẫn là một bộ phận của văn học Việt Nam, nội dung và nét đặc sắc nghệ thuật vẫn thuộc về dân tộc -> Tính dân tộc đậm đà. * Văn học chữ Nôm: + Xuất hện muộn hơn văn học chữ Hán (ở thế kỉ XIII ) + Văn học chữ Nôm tồn tại song song với văn học chữ Hán và đặc biệt phát triển mạnh mẽ ở thế kỉ XVIII- XIX. + Đỉnh cao tiêu biểu là Truyện Kiều ( N.Du), Thơ Hồ Xuân Hương ( Bà chúa thơ Nôm ). * Văn học chữ quốc ngữ : + Chữ quốc ngữ xuất hiện từ TK XVII đến cuối TK XIX mới được dùng để sáng tác văn học.Từ TK XX chữ quốc ngữ được phổ biến rộng rãi và dần trở thành văn tự gần như duy nhất dùng để sáng tác văn học ở nước ta. 2. Tiến trình lịch sử văn học Việt Nam: Chủ yếu là văn học viết. a. Từ thế kỉ X đến thế kỉ XIV: + Là thời kì văn học trung đại, trong điều kiện xã hội phong kiến xuốt 10 thế kỉ cơ bản vẫn giữ được nền độc lập tự chủ. + Văn học yêu nước chống xâm lược ( Lý-Trần - Lê - Nguyễn) có Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu). + Văn học tố cáo xã hội phong kiến và thể hiện khát vọng tự do, yêu đương, hạnh phúc ( Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến...) b. Từ đầu thế kỉ XX đến 1945: + Văn học yêu nước và cách mạng 30 năm đầu thế kỉ ( trước khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời ): có Tản Đà, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh và những sáng tác của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài. + Sau 1930: Xu hướng hiện đại trong Văn học với Văn học lãng mạn ( Nhớ rừng ), Văn học hiện thực ( Tắt đèn ), Văn học cách mạng ( Khi con tu hú...) c. Từ sau cách mạng tháng 8/1945 đến nay: * Từ 1945 -1975: + Văn học viết về kháng chiến chống Pháp.
+ Văn học viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ.
+ Văn học viết về cuộc sống lao động. * Từ sau 1975 đến nay: + Văn học viết về chiến tranh ( Hồi ức, Kỉ niệm....) + Văn học viết về sự nghiệp xây dựng đất nước, đổi mới... 3. Mấy nét đặc sắc nổi bật của văn học Việt Nam: ( Truyền thống của văn học dân tộc ) a, Tư tưởng yêu nước: + Chủ đề lớn, xuyên suốt trường kì đấu tranh giải phóng dân tộc ( căm thù giặc, quết tâm chiến đấu, dám hi sinh và xả thân, tình đồng đội, niềm tin chiến thắng ). b, Tinh thần nhân đạo: + Yêu nước và thương yêu con người đã hoà quyện thành tinh thần nhân đạo ( tố cáo bóc lột, thông cảm với người nghèo khổ, lên tiếng bênh vực quyền lợi con người - nhất là người phụ nữ, khát vọng tự do và hạnh phúc... c, Sức sống bền bỉ và tinh thần lạc quan: + Trải qua các thời kì dựng nước và giữ nước, lao động và đấu tranh, nhân dân Việt Nam đã thể hiện sự chịu đựng gian khổ trong cuộc sống đời thường và trong chiến tranh -> tạo nên sức mạnh chiến thắng. + Tinh thần lạc quan, tin tưởng cũng được nuôi dưỡng từ trong cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh và cũng rất hào hùng. Là bản lĩnh của người Việt, là tâm hồn Việt Nam. d, Tính thẩm mĩ cao: + Tiếp thu truyền thống năn hoá dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn học nước ngoài ( Trung Quốc, Anh, Pháp...) Văn học Việt Nam không có những tác phẩm đồ sộ, nhưng với qui mô vừa và nhỏ, chú trọng cái đẹp tinh tế, hài hoà, giản dị ( những câu ca dao tục ngữ, những pho sử thi, tiểu thuyết, thơ ca... ). => Tóm lại: + Văn học Việt Nam góp phần bồi đắp tâm hồn, tính cách tư tưởng cho các thế hệ người Việt Nam. + Là bộ phận quan trọng của văn hoá dân tộc hiện những nét tiêu biểu của tâm hồn, lối sống tính cách và tư tưởng của con người Việt Nam, dân tộc Việt nam trong các thời đại. |
||||
- Hướng dẫn học sinh học bài và chuẩn bị bài sau:
+ Ôn lại các tác phẩm văn học Việt Nam đã học.
+ Chuẩn bị bài: "Tổng kết văn học" (Tiếp) Sơ lược một số thể loại văn học và các bài tập sgk.