Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Tổng kết văn học (tiếp). Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 2. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Tuần 36
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 173
TỔNG KẾT VĂN HỌC
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
+ Tiếp tục cung cấp những hiểu biết ban đầu về lịch sử văn học Việt Nam.
+ Một số khái niệm liên quan đến thể loại văn học đã học.
- Kĩ năng
+ Hệ thống hoá những tri thức đã học về các thể loại văn học gắn với từng thời kì .
+ Đọc-hiểu tác phẩm theo đặc trưng của thể loại.
- Định hướng phát triển năng lực
- Các năng lực chung:
- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Các năng lực chuyên biệt:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực cảm thụ văn học.
- Thái độ
+ Thống kê, nhận xét, đánh giá đúng về các tác phẩm .
- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
* Giáo viên: Hệ thống kiến thức
* Học sinh: Theo hướng dẫn của tiết trước.
- PHƯƠNG PHÁP
+ Nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích, thảo luận nhóm, qui nạp.
+ Kĩ thuật động não, trình bày một phút...
- 1. Ổn định lớp: (1 phút)Kiểm tra sĩ số
Ngày giảng |
Lớp |
Sĩ số |
|
|
|
|
|
|
- 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình luyện tập
- 3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi - Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút - Thời gian: ( )
|
|
Gv dẫn dắt : Ở tiết tổng kết trước các em đã đi tổng kết tất cả các tác phẩm văn học Việt Nam trong chương trình THCS, hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục đi tìm hiểu các thể loại văn học chủ yếu trong chương trình.
|
|
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
|
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
|
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động - Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề - Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút - Thời gian: ( ) |
|
* GV đặt câu hỏi: ? Em hiểu thế nào là thể loại văn học?
? Sự khác nhau giữa thể và loại văn học ?
? Hãy kể tên một số thể loại văn học dân gian ?
? Một số thể loại văn học trung đại ? ? Lấy ví dụ cụ thể ?
? Kể tên một số thể loại văn học hiện đại ?
? Học sinh đọc ghi nhớ ? * Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập.
? Hãy chỉ ra niêm luật trong bài thơ ?
? Nêu qui tắc về niêm luật trong bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật ?
|
III. Sơ lược một số thể loại văn học: * Thể loại văn học: Sự thống nhất giữa một loại nội dung với một dạng hình thức văn bản và phương thức chiếm lĩnh đời sống. Trên tổng thể, sáng tác văn học gồm có tự sự, trữ tình, kịch và nghị luận. * Thể: Dạng thức tồn tại của tác phẩm văn học. Loại bao gồm nhiều thể, nhưng cũng có chỗ thể và loại tiếp giáp với nhau, mang đặc điểm của cá thể và loại. 1. Một số thể loại văn học dân gian: + Thể tự sự dân gian: thần thoại truyền thuyết, cổ tích. + Trữ tình dân gian: ca dao, dân ca. + Sân khấu dân gian: Chèo. tuồng cổ. + Ngoài ra còn có tục ngữ: một dạng đặc biệt của nghị luận. 2. Một số thể loại văn học trung đại: a, Các thể thơ: * Thể thơ có nguồn gốc thơ ca Trung Quốc: - Thơ cổ phong. - Thể Đường luật: + Bát cú ( 8 câu ) + Tứ tuyệt (4 câu):Thất ngôn tứ tuyệt (7chữ ); ngũ ngôn tuyệt cú (5 chữ ). + Trường luật ( 10 câu trở lên ). -> Thất ngôn bát cú là dạng cơ bản của thơ Đường. * Các thể thơ có nguồn gốc dân gian: + Thể lục bát. + Thể song thất lục bát. b, Các thể truyện, kí: c, Truyện thơ Nôm: d, Một số thể văn nghị luận: Chiếu, biểu, hịch, cáo. -> Là một số thể loại chủ yếu mang chức năng hành chính trong văn học trung đại. 3. Một số thể loại văn học hiện đại: * Trong văn học hiện đại, các thể loại có nhiều biến đổi sâu sắc. Một số thể loại mới xuất hiện như kịch nói, phóng sự. Nhìn chung thể loại văn học hiện đại hết sức đa dạng, linh hoạt và luôn biến đổi theo hướng ngày càng tự do, không bị gò vào các qui tắc cố định, phát huy sự tìm tòi, sáng tạo của chủ thể sáng tác. + Thơ 8 tiếng. + Thơ tự do. * Ghi nhớ: (Sgk – 201) B. Luyện tập: Bài tập 3: Bài thơ “ Qua đèo Ngang”( Bà Huyện Thanh Quan) Bước tới đèo Ngang bóng xế tà T T B B T T B Cỏ cây chen đá lá chen hoa T B B T T B B Lom khom dưới núi tiều vài chú B B T T B B T Lác đác ven sông chợ mấy nhà T T B B T T B Nhớ nước đau lòng con quốc quốc T T B B B T T Thương nhà mỏi miệng cái gia gia B B T T T B B Dừng chân đứng lại trời non nước B B T T B B T Một mảnh tình riêng ta với ta T T B B B T B * Qui tắc về niêm luật của thơ thất ngôn bát cú Đường luật: + Chỉ dùng một vần là vần bằng ở chữ cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8: tà, hoa, nhà, gia, ta. + Chữ 1, 3, 5 trong 1 câu được tự do: nhất, tam, ngũ bất luận. + Chữ 2, 4, 6 trong 1 câu phải đúng luật: nhị, tứ, lục phân minh ( thanh chữ thứ 4 phải ngược với chữ 2 và 6 ) * Ví dụ: ( Các chữ gạch chân trong bài thơ ) - Chữ thứ 2 câu đầu “ tới”: thanh trắc -> Luật trắc. - Niêm: 1 - 8 ; 2- 3 ; 4- 5; 6- 7: (xét thanh điệu chữ 2, 4, 6 ). - Đối : 3- 4; 5-6. ( Thanh đối B- T nhưng cùng từ loại ) * Ví dụ: Lom khom > < Lác đác -> Tính từ. - Cấu trúc : Đề - Thực -Luận - Kết. |
- Hướng dẫn học sinh học bài và chuẩn bị bài sau:
+ Ôn tập phần tổng kết tập làm văn: Các kiểu văn bản đã được học, đặc trưng và mục đích của từng PTBĐ tương ứng với kiểu văn học đã học (lập bảng)
+ Chuẩn bị " Thư (điện) chúc mừng, thăm hỏi" ( Đọc kĩ ngữ liệu sách giáo khoa, tìm hiểu các đặc điểm của thể loại này)