Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Tổng kết văn học nước ngoài. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 2. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.

Tuần

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 168

TỔNG KẾT VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

  1. Mục tiêu bài dạy:
  2. Kiến thức:

+ Hệ thống hoá kiến thức về các tác phẩm văn học nước ngoài đã học

  1. Kỹ năng:

+ Tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức về các tác phẩm văn học nước ngoài.

  1. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.

- Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học, tìm kiếm và xử lí thông tin, ra quyết định, lắng nghe tích cực, hợp tác,...

  1. Thái độ:

+ Ý thức nhận xét, đánh giá, tổng hợp qua các tác phẩm văn học nước ngoài.

B.Chuẩn bị:

* Giáo viên: Hệ thống kiến thức

* Học sinh: Trả lời câu hỏi SGK HS chuẩn bị theo hướng dẫn sgk. Riêng câu 1,2,3 kẻ bảng theo hướng dẫn.

  1. Phương pháp:

+  Nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích, thảo luận nhóm, qui nạp.

+ Kĩ thuật động não, trình bày một phút...

  1. Tiến trình bài dạy:
  2. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.

Ngày giảng

Lớp

Sĩ số

 

 

 

 

 

 

  1. Kiểm tra bài cũ:

? Tóm tắt văn bản" Bắc Sơn" và cho biết  ý nghĩa của văn bản ?

* Đáp án:

+ Thái, Cửu 2 chiến sĩ cách mạng chạy trốn sự lùng bắt của bọn quan lại, lính Pháp, tình cờ trong lúc bối rối, chạy vào nhà Thơm, Ngọc. Sau phút lo lắng Thơm quyết định che giấu 2 chiến sĩ cách mạng khi chồng trở về.

+ Ý nghĩa của văn bản:  Văn bản là sự khẳng định sức thuyết phục của chính nghĩa.

  1. Bài mới:

 

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Mc tiêu: to hng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi

- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút

- Thời gian: (3 phút  )

GV: Chia lớp thành 2-4 nhóm, các nhóm kể tên các tác phẩm văn học nước ngoài đã học trong chương trình THCS.

- HS trả lời

- GV dẫn dắt: Ở lớp 6- 9 các em đã được làm quen vói rất nhiều các tác phẩm văn học nước ngoài. Mỗi tác phẩm  viết bằng một thể loại nhưng đều giúp chúng ta hiểu về đất nước, con người, nền văn hóa nước bạn. Trong giờ tổng kết văn học hôm nay chúng ta sẽ đi điểm lại các tác phẩm văn học nước ngoài như thế.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

 

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

 

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề

- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút

- Thời gian: (   )

* GV đặt câu hỏi:

? Các tác phẩm văn học nước ngoài em được học từ lớp 6 đến  lớp 9 thuộc các thể loại nào ?

 

 

 

 

? Em hãy lập bảng thống kê các tác phẩm văn học nước ngoài theo hệ thống từ thơ đến truyện ? ( không kể các tác phẩm dân gian)

A. Hệ thống các tác phẩm văn học nước ngoài đã học trong chương trình THCS

I. Bảng hệ thống các văn bản văn học nước ngoài trong chương trình Ngữ văn THCS:

* Các văn bản văn học nước ngoài thuộc 6 thể loại:

+ Thơ.

+ Kịch.

+ Bút kí chính luận.

+ Truyện ngắn và tiểu thuyết.

+ Nghị luận xã hội.

+ Nghị luận văn chương.

 

STT

Tên tác phẩm

Tác giả

Thế kỉ

Thể loại

Nước

Nội dung chính

1

 

 

Xa ngắm thác núi Lư

Lí Bạch

VIII

 

Thơ

 

Trung Quốc

 

Vẻ đẹp núi Lư và tình yêu thiên nhiên đằm thắm

2

 

 

Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

 

Lí Bạch

 

VIII

Thơ

Trung Quốc

 

 

Tình yêu quê hương của một người sống xa nhà

3

 

 

Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê

 

Hạ Tri

Chương

VIII

Thơ

Trung Quốc

 

Tình yêu quê hương thắm thiết của một người sống xa quê lâu ngày, trong khoẳng khắc vừa mới đặt chân trở về quê cũ

4

 

 

Bài ca nhà tranh bị gió thu phá

Đỗ Phủ

VIII

Thơ

Trung Quốc

 

Khát vọng cao cả: ước ao có được ngôi nhà vững chắc ngàn vạn gian để che chở cho tất cả mọi người nghèo trong thiên hạ

5

Mây và sóng

Ta-go

XX

Thơ

Ấn Độ

Ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt

6

 

 

 

 

Ông Guốc Đanh mặc lễ phục

Mô-li-e

XVII

 

Kịch

Pháp

Phê phán thói học đòi cao sang của tầng lớp trưởng giả.

 

7

Lòng yêu nước

Ê-ren-bua

 

XX

Bút kí

Nga

Thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là t/yêu tiếng nói của dân tộc.

8

Buổi học cuối cùng

 

Đô-đê

 

XIX

 

Truyện ngắn

 

Pháp

 Thể loại tinh thần nhân đạo cao cả của con người.

9

Cô bé bán diêm

An-đéc-xen

XIX

Truyện ngắn

Đan Mạch

Niềm thương cảm của nhà văn đối với những số phận bất hạnh.

10

Đánh nhau với cối xay gió

Xéc-van-téc

XVI

Tiểu thuyết

Tây Ban Nha

Chế giễu lí tưởng hiệp sĩ phiêu lưu, hão huyền, phê phán thói thực dụng thiện cận của con người trong đời sống xã hội

11

Chiếc lá cuối cùng

Ô-hen-ri

 

XIX

Truyện ngắn

Tình yêu của những người nghệ sĩ->Thể hiện quan niệm về sáng tạo nghệ thuật

 

12

 

Hai cây phong

Ai-ma-tốp

XX

Truyện ngắn

Nga

Tình yêu quê hương sâu nặng gắn liền với những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ

13

Cố hương

 

 

 

 

Lỗ Tấn

 

 

XX

Truyện ngắn

TrungQuốc

 Thể hiện tâm trạng buồn trước những đổi thay của con người, quê hương và suy nghĩ về con đường trong tương lai.

14

Những đứa trẻ

Go rơ ki

 

 

 

XX

Tiểu thuyết

Nga

 Thể hiện tình cảm trong sáng hồn nhiên của những đứa trẻ vượt qua rào cản thành kiến xã hội.

15

Rô bin xơn ngoài đảo hoang

Đi phô

 

 

 

 

XVIII

Tiểu thuyết

Anh

 Thấy được cuộc sống gian khổ, khó khăn và tinh thần lạc quan của nhân vật khi một mình sống trên đảo hoang qua bức chân…

16

Bố của Xi-mông

 

 

Mô pa xăng

 

 

XIX

Truyện ngắn

Pháp

 Nhắc nhở mọi người có lòng yêu thương bạn bè, sự cảm thông với những nỗi đau của người bất hạnh.

 

17

Con chó Bấc

 

Lân đơn

 

XX

Tiểu thuyết

 Thể hiện trí tưởng tượng phong phú đi sâu vào tâm hồn của con chó Bấc.

18

Đi bộ ngao du

Ru-xô

XVIII

Nghị luận xã hội

Pháp

Tinh thần tự do dân chủ, tư tưởng tiến bộ của thời đại

19

Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-Ten.

Hi-pô-lít Ten

XIX

Nghị luận văn chương

Pháp

 Bằng cách so sánh hình tượng cừu và sói trong thơ ngụ ngôn… Tác giả làm nổi

bật đặc trưng của người sáng tác nghệ thuật là in đậm dấu ấn cách nhìn, cách nghĩ riêng của nhà văn.

 

* GV đặt câu hỏi:

? Qua bảng hệ thống, em thấy mình đã được tiếp xúc, tìm hiểu văn học của các quốc gia nào ? Châu lục nào

 

 

 

 

 

 

 

 

?  Bộ phận văn học  đã đề cập đến những vấn đề gì ? Bồi dưỡng tình cảm gì trong em ?

 

 

 

 

?  Nét đặc sắc nghệ thuât của bộ phận văn học ?

* Thơ đường:Với các tác giả: Hạ Chi Trương, Lí Bạch, Đỗ Phủ.

* Thơ văn xuôi: Ta – Go.

* Bút kí Chính luận: Ê - Ren – Bua

* Hài Kịch: Mô - Li – E.

* Phương thức tự sự mang đậm chát trữ tình: Ai - Ma - Tốp; Đô - Đê, Go - Rờ- Ki, Lỗ Tấn....

* Các kiểu văn nghị luận: Ru -Xô; Ten; Ê - Ren – Bua.

? Phong cách sáng tác của tác giả có những nét độc đáo như thế nào ? qua các tác phẩm ?

? Nêu ví dụ cụ thể ?

+ O-Hen- Ri qua truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”. Với nghệ thuật hai lần đảo ngược tình huống đã đem lại những bất ngờ và bộc lộ rõ tính cách của nhân vật.

+ Lỗ Tấn qua truyện ngắn Cố Hương những dòng tự sự mang đậm cảm xúc trữ tình, những dòng hồi tưởng của nhân vật tôi trong tác phẩm là phong cách sáng tác độc đáo của tác giả.

+ Mô - Pa - Xăng qua đoạn trích học “Bố của Xi Mông”. Với nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm trạng rất tinh tế đặc sắc của các nhân vật đã tạo nên sức hấp dẫn của truyện.

II. Đánh giá chung:

1.Chương trình:

+ Chương trình ngữ văn THCS cung cấp cho chúng ta số lượng tác phẩm văn học nước ngoài khá phong phú, thuộc nhiều thể loại và ở nhiều quốc gia thuộc nhiều châu lục trên thế giới: Từ Trung Quốc, Ấn Độ, Pháp , Anh, Mỹ.... ( Từ Châu Á -> Châu Âu -> Câu Mỹ)

+ Phần lớn đây là các tác phẩm thuộc bộ phận văn học viết trải dài từ  thế kỉ VII, VIII

-> Thế kỉ XX.

2. Nội dung:

+ Mang đậm sắc thái phong tục tập quán của nhiều dân tộc trên thế giới, đề cập nhiều vấn đề xã  hội, nhân sinh ở các nước thuộc những thời đại khác nhau.

+ Bồi dưỡng tình cảm tốt đẹp: Tình yêu cuộc sống, con người, yêu cái thiện, ghét cái ác.

3. Nghệ thuật:

+ Cung cấp nhiều kiến thức bổ ích: Nghệ thuật thơ Đường, nghệ thuật hài kịch, kiểu văn Nghị luận.....

 

 

 

 

 

* Phong cách sáng tác:

+ Các tác phẩm văn học nước ngoài đều mang đậm tính nhân văn và thể hiện rõ phong cách sáng tác của tác giả.

 

 

  1. 4. Hướng dẫn học sinh học bài và chuẩn bị bài sau:

* Chuẩn bị bài: "Tổng kết văn học nước ngoài"

+ Trình bày cảm nghĩ về nội dung của tác phẩm, về nhân vật hoặc một nét đặc trưng về  nghệ thuật của một tác phẩm văn học nước ngoài đã được học.

+ Tập luyện viết đoạn văn nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích thuộc các tác phẩm văn học nước ngoài đã học.