Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Tổng kết phần văn bản nhật dụng. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 2. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.

Tuần 28

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 133  

Văn bản: TỔNG KẾT PHẦN VĂN BẢN NHẬT DỤNG 

 

  1. A. Mục tiêu bài dạy:
  2. 1. Kiến thức:

+ Đặc trưng của văn bản nhật dụng là tính cập nhật của nội dung.

 + Những nội dung cơ bản của các văn bản nhật dụng đã học.

  1. 2. Kỹ năng:

+ Tiếp cận một văn bản nhật dụng.

+ Tổng hợp và hệ thống hóa kiến thức.

  1. Đánh giá năng lực:

+ Kĩ năng giao tiếp: trình bày, trao đổi về sự thể hiện vẻ đẹp của các tác phẩm.

+ Suy nghĩ sáng tạo, bày tỏ nhận thức và hành động của mỗi cá nhân.

  1. Thái độ:

+ Giáo dục học sinh ý thức tự giác, tích cực khi tổng hợp các kiến thức văn bản nhật dụng.

  1. B. Chuẩn bị:

* Giáo viên: Hệ thống hoá kiến thức

* Học sinh: Ôn lại văn bản nhật dụng

  1. C. Phương pháp:

+ Vấn đáp, phân tích, nhận xét đánh giá, qui nạp.

+ Kĩ thuật động não, lắng nghe tích cực, chia nhóm, trình bày một phút...

  1. D. Tiến trình giờ dạy:
  2. 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
  3. 2. Kiểm tra bài cũ:

  ? Đọc thuộc lòng bài thơ "Mây và sóng"  của nhà thơ Ta-go? Nêu nội dung và nghệ thuật chính của văn bản ?

* Đáp án:

+ Học sinh đọc thuộc lòng bài thơ ( 4,0 đ)

+ Nội dung: Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và bất diệt. (1,0 đ)

+ Nghệ thuật: Bố cục bài thơ thành 2 phần giống nhau (thuật lại lời mời gọi-thuật lại lời từ chối và lí do từ chối-trò chơi do em bé sáng tạo)-Sự giống nhau nhưng không trùng lặp về ý và lời. Sáng tạo nên những hình ảnh thiên nhiên bay bổng, lung linh, kì ảo song vẫn rất sinh động, chân thực và gợi nhiều liêng tưởng. (5,0 đ)

  1. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Mc tiêu: to hng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi

- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút

- Thời gian: ( 1 phút )

 

Giáo viên chia lớp ra thành 2 nhóm, các nhom kể tên các văn bản nhật dụng mà em đã học trong chương trình Ngữ văn THCS

GV dẫn dắt: Trong chương trình Ngữ văn THCS các em đã được tìm hiểu một hệ thống các văn bản nhật dụng. Giờ học này chúng ta cùng ôn tập lại toàn bộ nội dung, kiến thức cần nắm chắc ở các văn bản này.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG BÀI HỌC

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề

- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút

- Thời gian: (   )

* GV đặt câu hỏi: Trong chương trình Ngữ văn các văn bản nhật dụng được coi là thể loại văn như thế nào?

+ Văn bản nhật dụng không phải khái niệm thể loại, cũng không chỉ kiểu văn bản (hay nói cách khác, văn bản nhật dụng có thể sử dụng mọi thể loại, mọi kiểu văn bản). Nó chỉ đề cập tới chức năng, đề tài và tính cập nhật của nội dung văn bản mà thôi.

 

* Giáo viên: Như vậy văn bản nhật dụng không được xếp vào các thể loại như: Thơ, truyện, kiểu loại như tự sự, biểu cảm, miêu tả mà văn bản nhật dụng chỉ mang tính cập nhật những vấn đề mang tính thời sự mà thôi.

? Đề tài trong văn bản thường cập nhật đến là những vấn đề gì ?

? Em có nhận xét gì về đề tài mà văn bản nhật dụng đề cập tới ?

+ Đề tài rất phong phú.

? Mục đích của văn bản nhật dụng đưa ra những đề tài trên để làm gì ?

? Trong khái niệm văn bản nhật dụng có đề cập tới tính cập nhật, em hiểu tính cập nhật ở đây ntn?

+ Tính cập nhật thể hiện rõ nhất ở chức năng và đề tài: đề cập, bàn luận, thuyết minh, tường thuật, miêu tả, đánh giá.... những vấn đề, những hiện tượng gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng.

? Những văn bản nhật dụng đã học có phải chỉ có tính thời sự nhất thời không? Vì sao?

+ Những văn bản nhật dụng đã học trong chương trình  THCS vừa có tính cập nhật, vừa có tính lâu dài.

+ Ví dụ: Vấn đề môi trường, dân số, bảo vệ di sản văn hóa, chống chiến tranh hạt nhân... đều là những vấn đề bức thiết  hôm nay nhưng đâu phải giải quyết triệt để trong ngày một ngày hai...

* Giáo viên: Tuy nhiên, các văn bản nhật dụng trong chương trình có tính cập nhật vừa có tính lâu dài của sự phát triển lịch sử xã hội. Chẳng hạn vấn đề môi trường, dân số, bảo vệ di sản văn hoá, chống chiến tranh hạt nhân…đều là những vấn đề nóng bỏng của hôm nay nhưng đâu phải giải quyết triệt để trong một ngày mai.

? Theo em, văn bản nhật dụng có giá trị văn chương không ?

+ Nghĩa là văn bản nhật dụng có thể sử dụng mọi thể loại, mọi kiểu văn bản.

? Văn bản nhật dụng có tính cập nhật như trên, vậy việc học văn bản nhật dụng có ý nghĩa gì?

+ Học văn bản nhật dụng sẽ mở rộng hiểu biết cho học sinh, tạo điều kiện tích cực để giúp học sinh hòa nhập với cuộc sống xã hội, rút ngắn khoảng cách giữa nhà trường và xã hội.

? Hãy cho biết việc học các văn bản nhật dụng có nên tách khỏi các tác phẩm văn học khác trong môn Ngữ văn hay không? Vì sao?

* Học sinh thảo luận, phát biểu, Giáo viên chốt lại.

? Nội dung phản ánh của các văn bản nhật dụng được học từ lớp 6-9 là gì ?

+ Phản ánh tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội.

? Em hãy hệ thống hoá các văn bản nhật dụng đã học từ lớp 6-9 tên và nội dung văn bản ?

* Giáo viên cho học sinh hệ thống-> cho học sinh nhận xét và bổ sung-> Giáo viên hoàn chỉnh

I. Khái niệm về văn bản nhật dụng:

1. Khái niệm:

 

+ Không phải là khái niệm thể loại

+ Không chỉ kiểu văn bản

+ Chỉ đề cập tới chức năng, đề tài và tính cập nhật của ND văn bản

 

 

 

 

 

 

 

 

2.Đề tài:

+ Thiên nhiên, môi trường văn hoá, giáo dục, chính trị, xã hội, thể thao, đạo đức, nếp sống…

 

3. Chức năng:

+ Bàn luận, thuyết minh, tường thuật, miêu tả, đánh giá… những vấn đề, những hiện tượng của đời sống con người và xã hội.

4.Tính cập nhật:

+ Là tính thời sự kịp thời, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của cuộc sống hàng ngày, cuộc sống hiện tại gắn với những vấn đề cơ bản của cộng đồng xã hội.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Giá trị văn chương:

+ Không phải là yêu cầu cao nhất nhưng cũng là 1 yêu cầu quan trọng. Các văn bản nhật dụng đều vẫn thuộc về 1 kiểu văn bản nhất đinh: miêu tả, thuyết minh…

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Nội dung các văn bản nhật dụng:

 

Lớp

Tên văn bản

Tác giả

Tên nước

Nội dung chính

 

6

+ Cầu Long Biên chứng nhân l sử.

+ Động Phong Nha.

+ Bức thư của thủ lĩnh da đỏ.

Thuý Lan

 

Trần Hoàng

 

Xi-át-Tơn

Việt Nam

 

 

Việt Nam

 

Châu Mĩ

+ Giới thiệu và bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh.

+ Giới thiệu danh lam thắng cảnh.

+ Quan hệ giữa thiên nhiên và con người.

 

 

7

+ Cổng trường mở ra

+ Mẹ tôi

 

 

+ Cuộc chia tay…

+ Ca Huế trên sông Thương

Lí Lan

 

Ét-môn đô-đơ A-mi-xi

Khánh Hoài

Hà Ánh Minh

Việt Nam

 

I-ta li-a

 

 

Việt Nam

 

Việt Nam

 

+ Giáo dục nhà trường, gia đình, và trẻ em.

+ Người mẹ và nhà trường

 

 

+ Giáo dục về tình cảm gia đình

 

+ Văn hoá dân gian ( ca nhạc cổ truyền)

 

8

+ Thông tin về ngày trái đất năm…

 

+ Ôn dịch thuốc lá

 

+ Bài toán dân số

+ Theo tài liệu sở KH-CN Hà Nội

+ Theo Ng. Khắc Viện

+ Thái An

Việt Nam

 

 

 

Việt Nam

 

 

Việt Nam

 

+ Môi trường

 

 

 

+ Chống tệ nạn thuốc lá

 

 

+ Dân số và tương lai nhân loại

 

 

 

9

+ Tuyên bố với thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.

+ Đấu tranh cho một thế giới hoà bình.

 

 

 

+ Phong cách Hồ Chí Minh

+ Trích tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới...

+ Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két

 

 

+ Lê Anh Trà

+ Liên hợp quốc tại Niu Oóc.

 

 

+ Trích trong văn bản tham luận tại cuộc họp sáu nước.

+ Việt Nam

+ Quyền sống của con người

 

 

 

 

 

+ Chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình thế giới.

 

 

 

 

+ Hoà nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.

 

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

- Mục tiêu: Sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế

- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn trải bàn

- Thời gian: ( )

   ?  Các em vừa hệ thống các văn bản, cho biết những vấn đề trên có đạt các yêu cầu của một văn bản nhật dụng không ?

 + Các văn bản trên đều đạt yêu cầu của 1 văn bản nhật dụng; vừa có tính cập nhật vừa có tính lâu dài.

   ?  Trong các văn bản nhật dụng đã học, em  thích nhất văn bản nào ? Vì sao ?

  1. Hướng dẫn học sinh học bài và chuẩn bị bài sau:

+ Về nhà nắm chắc nội dung các văn bản nhật dụng.

+  Tìm hình thức thể hiện của các văn bản trên.