Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Tổng kết phần văn bản nhật dụng (tiếp). Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 2. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.

Tuần 28

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 134

Văn bản: TỔNG KẾT PHẦN VĂN BẢN NHẬT DỤNG  (tiếp)

  1. A. Mục tiêu bài dạy:
  2. 1. Kiến thức:

+ Đặc trưng của văn bản nhật dụng là tính cập nhật của nội dung.

 + Những nội dung cơ bản của các văn bản nhật dụng đã học.

  1. 2. Kỹ năng:

+ Tiếp cận một văn bản nhật dụng.

+ Tổng hợp và hệ thống hóa kiến thức.

  1. Đánh giá năng lực:

+ Kĩ năng giao tiếp: trình bày, trao đổi về sự thể hiện vẻ đẹp của các tác phẩm.

+ Suy nghĩ sáng tạo, bày tỏ nhận thức và hành động của mỗi cá nhân.

  1. Thái độ:

+ Giáo dục học sinh ý thức tự giác, tích cực khi tổng hợp các kiến thức văn bản nhật dụng.

  1. B. Chuẩn bị:

* Giáo viên: Hệ thống hoá kiến thức

* Học sinh: Ôn lại văn bản nhật dụng

  1. C. Phương pháp:

+ Vấn đáp, phân tích, nhận xét đánh giá, qui nạp.

+ Kĩ thuật động não, lắng nghe tích cực, chia nhóm, trình bày một phút...

  1. D. Tiến trình giờ dạy:
  2. 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.

Ngày giảng

Lớp

Sĩ số

 

 

 

 

 

 

  1. 2. Kiểm tra bài cũ:Kết hợp trong quá trình trả bài
  2. 3. Bài mới:

 ? Đề tài trong văn bản thường cập nhật đến là gì ?

 ? Theo em văn bản nhật dụng có giá trị văn chương không ?

* Đáp án:

  +  Đề tài: Thiên nhiên, môi trường văn hoá, giáo dục, chính trị, xã hội, thể thao, đạo đức, nếp sống…

  + Giá trị văn chương: không phải là yêu cầu cao nhất nhưng cũng là 1 yêu cầu quan trọng. Các văn bản nhật dụng đều vẫn thuộc về 1 kiểu văn bản nhất đinh: miêu tả, thuyết minh…

3 Bài mới:

 

 

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Mc tiêu: to hng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi

- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút

- Thời gian: (1 phút )

GV dẫn dắt: Để hệ thống hoá hình thức và kiểu văn bản mà các văn bản nhật dụng trong chương trình đã học; nắm chắc một số các đặc điểm cần lưu ý trong cách thức tiếp cận văn bản nhật dụng, chúng ta tiếp tục tiến hành giờ học hôm nay.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG BÀI HỌC

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề

- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút

- Thời gian: (   )

? Văn bản nhật dụng chỉ dùng một hay có sự kết hợp nhiều phương thức biểu đạt ?

+ Không chỉ dùng 1 PTBĐ mà kết

hợp nhiều PTBĐ để tăng sức thuyết phục

? Chứng minh rằng một số văn bản đã có sự kết hợp khá nhuần nhuyễn giữa các PTBĐ ?

? Lập bảng hệ thống hình thức các văn bản nhật dụng đã học ?

* Giáo viên gợi ý: Xếp các văn bản này vào các kiểu văn bản thể loại cụ thể, chỉ ra phương thức biểu đạt ở từng văn bản.

 

III. Hình thức văn bản nhật dụng:

 

Tên văn bản

PTBĐ

1- Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử.

 

2- Động Phong Nha.

 

3- Bức thư của thủ lĩnh da đỏ

 

4- Cổng trường mở ra

 

5- Mẹ tôi

 

6-Cuộc chia tay của những con búp bê

7- Ca Huế trên Sông Hương

8-Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000

 

9- Ôn dịch, thuốc lá

10- Bài toán dân số

11- Tuyên bố Thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

 

 

12- Đấu tranh cho một thế giới hoà bình

 

13- Phong cách Hồ Chí Minh

1.Tự sự + miêu tả + biểu cảm

2.Thuyết minh + Miêu tả

3.Nghị luận + Biểu cảm

4.Biểu cảm + Tự sự

5.Tự sự + Biểu cảm + Miêu tả

6.Tự sự + miêu tả

7.Thuyết minh + Miêu tả

8. Nghị luận + Thuyết minh

9.Thuyết minh + Nghị luận + Biểu cảm

10.Tự sự + Nghị luận

11. Nghị luận

12.Nghị luận + Biểu cảm

13.Tự sự + Nghị luận

     

 

? Qua bảng hệ thống trên đây, em rút ra kết luận gì về hình thức của văn bản nhật dụng ?

? Hãy tìm và phân tích tác dụng của việc kết hợp các phương thức biểu đạt trong 1 văn bản cụ thể ?

? Qua các văn bản nhật dụng thuộc kiểu văn bản nghị luận em còn biết thêm phép lập luận nào nữa ?

+ Qua văn bản “Ôn dịch, thuốc lá” ta còn được biết tới phép lập luận phản bác: “Có người bảo: Tôi hút, tôi bị bênh, mặc tôi!

Xin đáp lại: Hút thuốc là quyền của anh, nhưng anh không có quyền...”

? Từ các kiến thức về văn bản nhật  dụng trên đây, em hãy trình bày phương pháp học văn bản nhật dụng sao cho có kết qủa tốt nhất. Cho ví dụ minh hoạ ?

* Học sinh  thảo luận  - phát biểu

*  Giáo viên chốt lại kiến thức

? Qua nội dung vừa tổng kết trên đây, hãy cho biết: văn bản nhật dụng  phải đảm bảo yêu cầu gì về mặt nội dung ?

+ Tính cập nhật về nội dung là tiêu chuẩn hàng đầu của văn bản. Điều đó đòi hỏi lúc học văn bản nhật dụng , nhất thức phải liên hệ với thực tiễn cuộc sống.

? Nhận xét về hình thức của văn bản nhật dụng, khi  đọc, hiểu cần lưu ý điểm gì ?

+ Hình thức của văn bản nhật dụng  rất đa dạng. Cần căn cứ vào đặc điểm hình thức, trước hết là những hình thức văn bản cụ thể, thể loại  và phương thức biểu đạt để phân tích tác phẩm

* HS đọc tổng kết – ghi nhớ SGK- 96

 

=> Cũng giống như các văn bản tác phẩm văn học, văn bản nhật dụng thường không chỉ dùng một phương thức biểu đạt mà kết hợp nhiều phương thức để tăng tính thuyết phục.

+ Văn bản nhật dụng có thể sử dụng mọi thể loại, mọi kiểu văn bản.

 

 

IV.Phương pháp học văn bản nhật dụng

1.Đọc thật kĩ các chú thích về sự kiện, hiện tượng hay vấn đề.

2.Phải tạo được thói quen liên hệ:

+ Với thực tế bản thân.

+ Với thực tế cộng đồng ( từ cộng đồng nhỏ, gần gũi đến cộng đồng lớn)

3.Có ý kiến, quan niệm riêng với những vấn đề được nêu ra và có đủ bản lĩnh, kiến thức, cách thức bảo vệ những quan điểm ý kiến ấy. Có thể đề xuất giải pháp.

4.Vận dụng các kiến thức của các môn học  khác để đọc, hiểu văn bản nhật dụng và ngược lại ( vì nội dung văn bản nhật dụng  đặt ra có liên quan đến khá nhiều môn học khác)

5.Căn cứ vào những đặc điểm hình thức của văn bản và phương thức biểu đạt trong lúc phân tích nội dung

6. Kết hợp xem tranh, ảnh theo dõi các phương tiện thông tin đại chúng một cách thường xuyên.

* Ghi nhớ: ( SGK-96)

 

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập

- Phương pháp:

- Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn

- Thời gian: (   )

 * GV ra thêm BT để HS luyện tập:

1, Tìm hiểu về vấn đề An toàn giao thông  hiện nay ?

2, Vấn đề mới nhất em được cập nhật trong chương trình thời sự là gì ?

? Làm thế nào để khắc phục nạn phao thi, nạn hút thuốc lá ở lớp em, thôn, phố em ?

+ Nạn phao thi: Kiểm tra gắt gao và đấu tranh phát hiện.

+ Nạn thuốc lá: khuyên nhủ, nhắc nhở.

B. Luyện tập:

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

- Mục tiêu: Sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế

- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn trải bàn

- Thời gian: ( )

 ? Tác dụng của việc tìm hiểu văn bản nhật dụng đối với học sinh chúng ta?

HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG, TÌM TÒI, SÁNG TẠO

- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Phương pháp: thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ

- Thời gian: ( )

? Tìm đọc thêm các văn bản nhật dụng khác

  1. Hướng dẫn học sinh học bài và chuẩn bị bài sau:

+ Bài tập: Làm thế nào để khắc phục tình trạng học tủ, học lệch trong lớp em.

+ Ôn kỹ kiến thức về các văn bản nhật dụng  đã học->Rút ra được phương pháp học văn bản nhật dụng sao cho hiệu quả.

+ Chuẩn bị: " Kiểm tra Văn phần thơ"

   ( Xem lại các văn bản thơ hiện đại đã học ở học kì II, Tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, nội dung, nghệ thuật chính, ý nghĩa.v.v.. Phân tích các nội dung và nghệ thuật chính qua các hình ảnh thơ đặc sắc ở các khổ thơ tiêu biểu trong các văn bản thơ hiện đại).