Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Chương trình địa phương (phần Tiếng việt). Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 2. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tuần 29- Tiết 136
TV: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
(PHẦN TIẾNG VIỆT)
- A. Mục tiêu bài dạy:
- 1. Kiến thức:
+ Mở rộng vốn từ địa phương.
+ Hiểu tác dụng của từ ngữ địa phương.
- 2. Kỹ năng:
+ Nhận biết được một số từ ngữ địa phương, biết chuyển chúng sang từ ngữ toàn dân tương ứng và ngược lại.
- Đánh giá năng lực:
+ Kĩ năng giao tiếp: trình bày, trao đổi về sự thể hiện vẻ đẹp của từ ngữ địa phương.
+ Suy nghĩ sáng tạo, bày tỏ nhận thức và hành động của mỗi cá nhân trong việc sử dụng, giữ gìn từ ngữ địa phương.
- Thái độ:
+ Có thái độ đúng với việc sử dụng từ ngữ địa phương trong đời sống cũng như nhận xét về cách sử dụng từ ngữ địa phương trong những văn bản phổ biến rộng rãi
- Chuẩn bị:
* Giáo viên: Hệ thống các từ ngữ địa phương trong các văn bản đã học, máy chiếu, máy tính
* Học sinh: Chuẩn bị theo hướng dẫn SGK
- Phương pháp:
+ Vấn đáp, phân tích, thuyết trình, qui nạp.
+ Kĩ thuật động não, chia nhóm, trình bày một phút...
- Tiến trình giờ dạy:
- 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
Ngày giảng |
Lớp |
Sĩ số |
|
|
|
|
|
|
- 2. Kiểm tra bài cũ:
- 3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi - Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút - Thời gian: ( 3 phút )
|
|||||||||||||||||||||||
GV yêu cầu: Đọc truyện cười sau và thực hiện yêu cầu: Anh học trò bước vào cổng, thấy con chó chạy ra sủa, nhe răng dữ tợn nên hoảng sợ định đi ra. Chủ nhà thấy vậy nói với anh: - Anh sợ nó à? Con chó nhà tui, không có răng mô! Anh học trò ngạc nhiên nói: - Tôi thấy nó nhe nguyên cả hai hàm răng mà sao anh lại bảo là nó không có răng. a) Chỉ ra từ ngữ địa phương trong câu chuyện. b) Vì sao câu chuyện gây cười? GV dẫn dắt: Nước ta có ba vùng ngôn ngữ lớn: Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ. Với từng vùng ngôn ngữ này có những lớp từ ngữ đặc thù. Giờ học này, chúng ta cùng nhận biết từ ngữ địa phương qua một số bài tập cụ thể. Bên cạnh đó cần xác định thái độ đúng trong việc sử dụng từ ngữ địa phương. |
|||||||||||||||||||||||
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
NỘI DUNG BÀI HỌC |
||||||||||||||||||||||
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động - Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề - Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút - Thời gian: ( ) |
|||||||||||||||||||||||
? Nhắc lại khái niệm từ địa phương. Cho ví dụ về từ ngữ địa phương ? |
I. Khái niệm từ ngữ địa phương: Là từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương nhất định.
|
||||||||||||||||||||||
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập - Phương pháp: - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn - Thời gian: ( ) |
|||||||||||||||||||||||
* Giáo viên trình chiếu bài tập số 1-> Học sinh đọc yêu cầu bài tập số 1. * Học sinh lên bảng làm bài tập (Kĩ thuật khăn phủ bàn) * Học sinh khác nhận xét, bổ sung * Giáo viên đánh giá đưa ra đáp án cho học sinh theo dõi
* Giáo viên trình chiếu bài tập số 2 * Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập. * Trình bày bài tập trước lớp * Giáo viên đưa ra đáp án cho học sinh theo dõi
* Giáo viên trình chiếu bài tập số 3 * Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 3 ( Kĩ thuật trình bày 1 phút) * Giáo viên đưa ra đáp án cho học sinh theo dõi
* Giáo viên trình chiếu bài tập số 4 -> Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 4 * Giáo viên hướng dẫn học sinh: Dựa vào các bài tập trên để hoàn thành bài tập. * Học sinh trình bày-> Giáo viên đưa ra đáp án cho học sinh theo dõi * Giáo viên trình chiếu bài tập số 5 * Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 5 * Kĩ thuật (động não) thảo luận nhóm * Học sinh trình bày kết quả thảo luận -> Giáo viên đưa ra đáp án cho học sinh theo dõi.' * Giáo viên chốt lại ? Qua văn bản “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng em có nhận xét gì về việc sử dụng từ ngữ địa phương của tác giả ? H khá giỏi ? Qua các Bài tập trên, em hãy nêu ý kiến về việc sử dụng từ ngữ địa phương trong nói, viết? ? Từ ngữ địa phương có làm mất đi sự trong sáng của Tiếng Việt, ảnh hưởng tới tính thống nhất của ngôn ngữ toàn dân không ? ? Từ ngữ địa phương dùng xen lẫn với từ ngữ toàn dân có gây trở ngại trong giao tiếp không? ? Sử dụng từ ngữ địa phương trong giao tiếp đời thường và trong sáng tác văn chương có gì khác nhau ? * Học sinh trao đổi, thảo luận, phát biểu * Giáo viên đánh giá, chốt lại + Từ ngữ địa phương vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực. Mặt tích cực là bổ sung, làm phong phú thêm từ ngữ toàn dân. Mặt tiêu cực là gây trở ngại phần nào cho việc giao tiếp giữa các vùng, miền khác nhau trong 1 nước. + Vì vậy, khi sử dụng cần chú ý làm thế nào để phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của nó (Ví dụ: Sử dụng với đối tượng giao tiếp là người cùng địa phương hoặc người ở địa phương khác nhưng có hiểu biết về tiếng địa phương mình) + Khi tạo lập văn bản: Sử dụng từ ngữ địa phương một cách hợp lý sẽ có tác dụng tạo sắc thái riêng cho văn bản, song cần chú ý không nên sử dụng khi không thật cần thiết * Sưu tầm từ ngữ địa phương nói về môi trường |
II Luyện tập: Bài tập 1 (SGK - 97&98) Tìm từ ngữ địa phương, chuyển những từ ngữ điạ phương đó sang từ ngừ toàn dân tương ứng.
Bài tập 2 (SGK- 98) a. Kêu: + Là từ toàn dân + Có thể thay bằng từ nói to. b. Kêu: + Là từ địa phương + Tương đương với từ toàn dân: gọi. Bài tập 3 (SGK- 98)
Bài tập 4 (SGK-99)
Bài tập 5 (SGK-99) a. Không nên để cho bé Thu trong truyện “chiếc lược ngà” dùng từ ngữ toàn dân. Vì bé Thu chưa có dịp giao tiếp rộng rãi ở bên ngoài địa phương mình. b.Trong lời kể, tác giả cũng dùng một số từ ngữ địa phương dễ hiểu để nêu sắc thái của vùng đất nơi sự việc được diễn ra. Tuy nhiên, tác giả chủ định không dùng quá nhiều từ ngữ điạ phương để khỏi gây khó hiểu cho người đọc không phải ở địa phương đó |
||||||||||||||||||||||
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: Sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế
- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm
- Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn trải bàn
- Thời gian: ( )
? Từ ngữ địa phương khi sử dụng phải chú ý những đặc điểm gì ?
+ Từ ngữ địa phương vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực. Mặt tích cực là bổ sung, làm phong phú thêm từ ngữ toàn dân. Mặt tiêu cực là gây trở ngại cho việc giao tiếp giữa các vùng, miền khác nhau trong một nước.
=> Vì vậy: Khi sử dụng cần chú ý làm thế nào để phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của nó. (Ví dụ: Sử dụng với đối tượng giao tiếp là người cùng địa phương hoặc người ở địa phương khác nhưng có hiểu biết về tiếng địa phương mình.)
+ Khi tạo lập văn bản: Sử dụng từ ngữ địa phương một cách hợp lý sẽ có tác dụng tạo sắc thái riêng cho văn bản, song cần chú ý không nên sử dụng khi không thật cần thiết.
? Tìm 3 – 5 câu ca dao có sử dụng từ ngữ địa phương. Gạch dưới những từ ngữ địa phương đó và chuyển sang từ ngữ toàn dân tương ứng.
HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG, TÌM TÒI, SÁNG TẠO
- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Phương pháp: thảo luận nhóm
- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ
- Thời gian: ( )
? Sưu tầm thêm những đoạn văn, thơ có sử dụng từ ngữ địa phương
- Hướng dẫn học sinh học bài và chuẩn bị bài sau:
+ Hoàn thành các bài tập, tìm thêm các bài ca dao có sử dụng từ địa phương.
+ Sưu tầm thêm những từ ngữ địa phương được sử dụng trong các tác phẩm văn học.
+ Ôn tập văn nghị luận để chuẩn bị"Viết bài Tập làm văn số 7" ( Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ) (Các bài thơ đã học ở học kì II và phương pháp làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ).