Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Tiếng nói của văn nghệ. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 2. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Tuần 20 Ngày soạn : Ngày dạy : Tuần 21 - Tiết 96 Văn bản: TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ (Nguyễn Đình Thi) A. Mục tiêu bài dạy: Sau bài học, HS có khả năng : 1. Kiến thức + Phân tích nội dung và sức mạnh của văn nghệ trong cuộc sống của con người. + Hiểu nghệ thuật lập luận của nhà văn Nguyễn Đình Thi trong văn bản. 2. Kỹ năng: + Đọc-hiểu một văn bản nghị luận. + Biết rèn luyện thêm cách viết một bài văn nghị luận. + Phân tích, thể hiện những suy nghĩ, tình cảm về một tác phẩm văn nghệ. 3. Đánh giá năng lực: + Kĩ năng giao tiếp, thể hiện sự tự tin, lắng nghe tích cực, hợp tác, ra quyết định, giải quyết vấn đề, tìm kiếm và xử lí thông tin, quản lí thời gian.v.v. 4. Thái độ: + Bồi dưỡng tư tưởng tình cảm yêu văn nghệ, tự tu dưỡng đạo đức bản thân. * Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh: + Liên hệ với quan điểm về văn học nghệ thuật của Bác. B. Chuẩn bị: * Giáo viên: + Chân dung tác giả, tác phẩm, bảng phụ, tài kiệu tham khảo, bài soạn. + Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa ( Tư tưởng Hồ Chí Minh, Viện HCQG HCM, trang 291-294) * Học sinh: Đọc và trả lời câu hỏi, tìm hiểu thêm về tác giả, tác phẩm. Bố cục, hệ thống luận điểm, cách lập luận, phân tích các luận điểm. C. Phương pháp: + Nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích, bình, thảo luận, vấn đáp, giảng bình, phân tích.v.v. + Kĩ động não, khăn phủ bàn, trình bày một phút, chia nhóm, bản đồ tư duy.v.v. D. Tiến trình giờ dạy: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: GV đặt câu hỏi: Tác giả Chu Quang Tiềm khuyên chúng ta nên chọn sách và đọc sách như thế nào? Em đã học theo lời khuyên ấy như thế nào? * Đáp án: + Chọn sách: Chọn tinh, đọc kĩ những quyển có giá trị hoặc lĩnh vực chuyên môn của mình. Đọc cả sách thường thức và tài liệu chứng minh. + Cách đọc: Tránh đọc lướt qua, đọc để trang trí bộ mặt, đọc tràn lan theo hứng thú cá nhân. Nên vừa đọc vừa suy nghĩ, đọc có kế hoạch, có hệ thống. + Học sinh tự bộc lộ: Học theo lời khuyên của Chu Quang Tiềm 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi - Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút - Thời gian: ( ) Hoạt động trải nghiệm - GV đặt câu hỏi: Em hãy nhớ lại và đọc một đoạn hoặc một bài thơ mà em yêu thích nhất trong chương trình học từ tiểu học đến nay? Chia sẻ cảm xúc của em với bài thơ đó? - GV dẫn dắt: Các tác phẩm văn nghệ luôn có tác động mạnh mẽ tới tâm hồn và suy nghĩ, tình cảm của em. Khi xem những bộ phim, đọc những câu chuyện cảm động và sâu sắc, em cảm thấy yêu thương đồng loại hơn, biết thương xót cho những mảnh đời bất hạnh, khổ đau và cũng biết căm ghét những thứ xấu xa, độc ác. Bên cạnh đó, những tác phẩm văn nghệ vui vẻ, mang tính giải trí như truyện cười, tiểu phẩm hài, phim hài,… khiến em thấy lạc quan và yêu đời hơn. Tóm lại, văn nghệ bằng con đường tình cảm giúp bản thân em biết nhận thức và xây dựng mình tốt đẹp hơn. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động - Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề - Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút - Thời gian: ( ) GV đặt câu hỏi: Dựa vào chú thích hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Đình Thi? * Giáo viên nhấn mạnh: N.Đ.Thi 1 nghệ sĩ đa tài: văn, thơ, nhạc, kich, lí luận phê bình, đồng thời là nhà quản lí lãnh đạo văn nghệ Việt Nam nhiều năm. ( Tổng thư kí hội nhà văn V.Nam hơn 30 năm.) Trước cách mạng là thành viên của tổ chức văn hoá cứu quốc do Đảng cộng sản thành lập. ? Hãy giới thiệu về những tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Đình Thi ? + Ông sáng tác nhiều, có nhiều tác phẩm : Đất nước, Mùa xuân, Lúa, Hà Nội đêm nay ? Bài tiểu luận “ Tiếng nói của văn nghệ” được viết vào khoảng thời gian nào ? ? Ở thời điểm đó bài tiểu luận có ý nghĩa ra sao ? * Giáo viên: Viết 1948, trên chiến khu Việt Bắc, trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Những năm đó, ta đang xây dựng nên 1 văn học nghệ thuật mới đậm đà tính dân tộc đại chúng, gắn bó với cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc. Văn bản này được tác giả gắn với đời sống sản xuất và chiến đấu sôi nổi, phong phú của quần chúng nhân dân. Trong hoàn cảnh và trình độ ấy ta càng thấy được sự sâu sắc của các ý kiến của nhà văn trẻ 28 tuổi, đại biểu Quốc hội khoá đầu tiên. * Giáo viên hướng dẫn cách đọc: Mạch lạc, rõ ràng. Khi đọc các dẫn chứng thơ cần đọc diễn cảm. * Giáo viên đọc mẫu 1 đoạn->2 học sinh đọc tiếp * Học sinh khác nhận xét -> giáo viên đánh giá, uốn nắn. ? Em hiểu gì là Phật giáo diễn ca? Phẫn khích? + Phật giáo diễn ca: Bài thơ dài, nôm na dễ hiểu về nội dung đạo Phật. + Phẫn khích: Kích thích căm thù, phẫn nộ. ? Văn bản “ Tiếng nói văn nghệ” có thể loại giống với văn bản nào đã học? Đó là thể loại gì? ? Theo em vấn đề nghị luận ở đây là vấn đề nào? ? Em hiểu văn nghệ là gì? + Văn học và các ngành nghệ thuật khác như âm nhạc, sân khấu, múa, hội hoạ, điêu khắc, kiến trúc.v.v.... * Giáo viên: Bài văn nghị luận này phân tích nội dung, phản ánh thể hiện rõ những biểu hiện của văn nghệ, đồng thời khẳng định sức mạnh to lớn của nó đối với đời sống con người. Thảo luận nhóm bàn - Thời gian: 3 phút - Nội dung: Nhóm 1- Tổ 1: ? Hãy tóm tắt những luận điểm chính của văn bản Nhóm 2- Tổ 2: ? Những đoạn văn tương ứng với các luận điểm đó ? Nhóm 3- Tổ 3: ? Nhận xét về hệ thống luận điểm * Đáp án: - Nhóm 1: * Hệ thống luận điểm: + Đặc trưng chủ yếu của văn nghệ + Tác dụng của văn nghệ + Mối quan hệ giữa nghệ sĩ và bạn đọc. - Nhóm 2: + Đoạn 1: Từ đầu-> cách sống của tâm hồn... + Đoạn 2: Tiếp -> Trang giấy. + Đoạn 3: Phần còn lại. - Nhóm 3: + Hệ thống luận điểm có tính liên kết chặt chẽ. * Giáo viên nhận xét chung. Đi vào các vấn đề cơ bản của văn nghệ trong từng đoạn, hệ thống luận điểm rất rõ ràng, tính liên kết chặt chẽ, mạch lạc giữa các phần, các luận điểm trong tiểu luận, vừa có sự giải thích cho nhau vừa được tiếp nối tự nhiên theo hướng ngày càng phân tích sâu sức mạnh và đặc trưng của văn nghệ. ? Qua đó em hiểu gì về cách đặt tên của bài tiểu luận này ? + Tên văn bản vừa có ý nghĩa khái quát vừa gợi ra sự gần gũi thân mật, vừa bao hàm đuợc nội dung lẫn cách thức, giọng nói của văn nghệ. * Học sinh đọc từ đầu => đời sống chung quanh (sgk/12,13) *GV đặt câu hỏi: Theo em, luận điểm đầu tiên mà tác giả đề cập đến là gì ? Từ đó rút ra vấn đề cần bàn luận ? ? Các nghệ sĩ lấy chất liệu ở đâu để sáng tác các tác phẩm nghệ thuật? ( Thực tại khách quan) ? Đó có phải là sự sao chép thực tại 1 cách giản đơn hay là “chụp ảnh” nguyên xi thực tại ấy không? Vì sao? + Thông qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ: Vì khi sáng tác 1 tác phẩm nghệ thuật, người nghệ sĩ đã gửi gắm vào đó 1 cách nhìn, 1 lời nhắn nhủ của riêng mình-> Tư tưởng, tình cảm cái nhìn chủ quan của người sáng tạo. ? Tác giả minh chứng điều đó tác giả đã sử dụng phép lập luận nào? + Phân tích và tổng hợp. ? Để triển khai luận điểm (1) tác giả sử dụng những luận cứ nào ? + Luận cứ 1: văn nghệ phản ánh thực tại cuộc sống qua rung cảm mãnh liệt của người nghệ sĩ – phân tích dẫn chứng + Luận cứ 2: Văn nghệ gửi vào đó một lời nhắn nhủ, một cái nhìn, 1 quan niệm của tác giả về cuộc sống xung quanh làm thay đổi cách nhìn, cách nghĩ, cách sống của con người – phân tích = lí lẽ, dẫn chứng. ? Tác giả đã đưa ra những dẫn chứng văn học nào để chứng minh? Tác dụng của nó? - Tác giả chọn 2 dẫn chứng tiêu biểu dẫn từ 2 tác giả vĩ đại của văn học dân tộc và thế giới. + Dẫn chứng1: 2 câu thơ Kiều, Nguyễn Du viết “Cỏ non xanh…Cành lê trắng…”, đó là hiện thực cuộc sống qua cách nhìn, miêu tả sáng tạo của người nghệ sĩ. Qua 2 câu thơ ấy, ta không chỉ cảm nhận được hình ảnh mùa xuân mà còn khiến ta có rung cảm trước 1 mùa xuân nhưng tái sinh, tươi trẻ bừng sáng, trải rộng 1 sự sống đang nảy sinh….Từ đó ta cảm nhận trong lòng mình cũng bừng lên sự sống… => Như vậy: từ tiếng chim, bông hoa, ngọn cỏ…tất cả ở xung quanh ta mà ta “chưa biết nhìn”, chưa thấy hết, nay bỗng làm ta ngạc nhiên, tìm ra ngay trong tâm hồn chúng ta -> mỗi tác phẩm văn nghệ rọi vào ta 1 ánh sáng kì diệu: làm thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ…, một cách sống về tâm hồn . + Dẫn chứng 2: Cái chết thảm khốc của An-na Ca-rê-nhi-na trong tiểu thuyết cùng tên của Tôn-xtôi, của nhà văn Nga đã làm cho người đọc bâng khuâng thương cảm không quên. * GV đặt câu hỏi: Em hiểu gì về câu: “Những người nghệ sĩ lớn đem tới cho cả thời đại họ một cách sống của tâm hồn” như thế nào? + Lời nhắn gửi của nghệ thuật..... ? Khi đọc “Chiếc lược ngà”, “ Làng” em cảm nhận được điều gì ? ? Em có nhận xét gì về cách dẫn dắt vấn đề cũng như cách trình bày của tác giả ?? Đoạn “ Mỗi tác phẩm...tâm hồn” khái quát nội dung thứ 3 của văn nghệ là gì ? ? Nhận xét gì về cách lập luận của tác giả trong đoạn 1? + Nêu dẫn chứng tiêu biểu, dẫn từ 2 tác giả vĩ đại của văn học dân tộc và thế giới. Cách nêu dẫn chứng rất cụ thể. ? Qua đó, khái quát nội dung chủ yếu của văn nghệ? ? Nội dung của văn nghệ có khác môn lịch sử, xã hội học, dân tộc học, địa lí không ? + Những môn này khám phá, miêu tả, đúc kết bộ mặt tự nhiên, xã hội, các quy luật khách quan. + Văn nghệ tập trung, khám phá, thể hiện chiều sâu tính cách, số phận con người, tác giả lên tiếng của con người. * Giáo viên tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh: Người quan niệm" Văn hóa phải gắn với cuộc sống & Văn hóa phải thiết thực phục vụ nhân dân, góp phần vào việc nâng cao đời sống vui tươi lành mạnh của quần chúng. Học hỏi những tinh hoa văn hóa của nhân loại xong phải giữ gìn và phát huy nền văn hóa Việt Nam dậm đà bản sắc dân tộc" -> tư tưởng cốt lõi này trở thành nội dung xuyên suốt hầu hết các giá trị văn hóa mà HCM để lại. * HS thảo luận theo nhóm: - Thời gian: 3 phút Nội dung thảo luận: Cũng từ đó em hiểu thế nào về mối quan hệ giữa văn nghệ và sứ mệnh thiêng liêng của người nghệ sĩ ? - HS thảo luận và trả lời. * Giáo viên: Điều này được Nguyễn Đình Thi chỉ rõ: sáng tạo cái đẹp là thiên chức của người nghệ sĩ – cái đẹp là đặc trưng của văn nghệ ( cái đẹp tự nhiên, con người, cuộc sống..). Sứ mệnh của người nghệ sĩ đem tới cho người đọc “cách sống của tâm hồn…”Lời gửi gắm của nghệ thuật không chỉ là những bài học luân lí, 1 triết lí, 1 lời khuyên hay hoạt động tâm lí xã hội mà còn làm thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ, 1 cách sống về tâm hồn… ( con người sống phong phú hơn, tự hoàn thiện nhân cách tâm hồn mình ) => Văn nghệ là sợi dây đồng cảm kì diệu giữa nghệ sĩ và bạn đọc qua những rung động mãnh liệt sâu xa của trái tim. A. Giới thiệu chung: 1. Tác giả: Nguyễn Đình Thi ( 1924 – 2003 ) Quê ở Hà Nội + Là nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch, soạn nhạc, viết lí luận phê bình có tiếng. 2. Tác phẩm: + Sáng tác: 1948- Thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. + In trong “Mấy vấn đề văn học” B. Đọc - Hiểu văn bản: 1. Đọc - chú thích: 2. Bố cục: + Kiểu văn bản: nghị luận + PTBĐ: nghị luận + Bố cục: 3 phần (3 luận điểm) 3. Phân tích: a. Nội dung của văn nghệ * Vấn đề cần bàn luận: Văn nghệ không chỉ phản ánh thực tại xung quanh mà còn thể hiện tư tưởng, tình cảm của người nghệ sĩ, thể hiện đời sống tinh thần của cá nhân người sáng tác. => Người nghệ sĩ sáng tạo ra cái đẹp, làm người đọc rung động với cái đẹp… + Cách dẫn dắt tự nhiên. + Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh, dẫn chứng cụ thể, phong phú, thuyết phục. * Nội dung của tác phẩm văn nghệ: + Mỗi tác phẩm văn nghệ đều chứa đựng những tư tưởng, tình cảm say sưa, vui buồn, yêu ghét, mang lại những rung cảm và nhận thức khác nhau. + Tập trung khám phá, thể hiện chiều sâu tính cách, số phận, thế giới nội tâm của con người. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: Sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế - Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn trải bàn - Thời gian: ( ) ? Mối quan hệ giữa nghệ sĩ – tác phẩm – người đọc như thế nào ? + Văn nghệ là sợi dây đồng cảm kì diệu giữa nghệ sĩ và bạn đọc qua những rung động mãnh liệt sâu xa của trái tim. ? Hãy lấy ví dụ để làm sáng tỏ tư tưởng, tấm lòng của người nghệ sĩ gửi gắm trong tác phẩm văn nghệ của mình? * Giáo viên chuẩn kiến thức: Nội dung chủ yếu của văn nghệ: hiện thực mang tính cụ thể, sống động, đời sống tình cảm của con người qua cái nhìn và tình cảm có tính cá nhân của người nghệ sĩ. 4. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài sau: + Đọc lại văn bản, phân tích nội dung của phần đã phân tích. + Lấy ví dụ minh họa cho nội dung đã phân tích + Soạn tiếp: đọc lại văn bản phân tích các nội dung còn lại của văn bản + Vẽ sơ đồ tư duy cho văn bản " Tiếng nói của văn nghệ"