Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Tiếng nói của văn nghệ (tiết 2). Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 2. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Ngày soạn : Ngày dạy : Tuần 21 - Tiết 97 V ăn bản:TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ (Tiếp) (Nguyễn Đình Thi) A. Mục tiêu bài dạy: Sau bài học, HS có khả năng : 1. Kiến thức + Phân tích nội dung và sức mạnh của văn nghệ trong cuộc sống của con người. + Hiểu nghệ thuật lập luận của nhà văn Nguyễn Đình Thi trong văn bản. 2. Kỹ năng: + Đọc-hiểu một văn bản nghị luận. + Biết rèn luyện thêm cách viết một bài văn nghị luận. + Phân tích, thể hiện những suy nghĩ, tình cảm về một tác phẩm văn nghệ. 3. Đánh giá năng lực: + Kĩ năng giao tiếp, thể hiện sự tự tin, lắng nghe tích cực, hợp tác, ra quyết định, giải quyết vấn đề, tìm kiếm và xử lí thông tin, quản lí thời gian.v.v. 4. Thái độ: + Bồi dưỡng tư tưởng tình cảm yêu văn nghệ, tự tu dưỡng đạo đức bản thân. * Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh: + Liên hệ với quan điểm về văn học nghệ thuật của Bác. B. Chuẩn bị: * Giáo viên: + Chân dung tác giả, tác phẩm, bảng phụ, tài kiệu tham khảo, bài soạn. + Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa ( Tư tưởng Hồ Chí Minh, Viện HCQG HCM, trang 291-294) * Học sinh: Đọc và trả lời câu hỏi, tìm hiểu thêm về tác giả, tác phẩm. Bố cục, hệ thống luận điểm, cách lập luận, phân tích các luận điểm. C. Phương pháp: + Nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích, bình, thảo luận, vấn đáp, giảng bình, phân tích.v.v. + Kĩ động não, khăn phủ bàn, trình bày một phút, chia nhóm, bản đồ tư duy.v.v. D. Tiến trình giờ dạy: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: ? Nội dung cần đạt của tác phẩm văn nghệ là gì ? * Đáp án: + Nội dung của tác phẩm văn nghệ: Mỗi tác phẩm văn nghệ đều chứa đựng những tư tưởng, tình cảm say sưa, vui buồn, yêu ghét của người nghệ sĩ về cuộc sống, về con người; mang lại những rung cảm và nhận thức khác nhau trong tâm hồn độc giả mỗi thế hệ. Tập trung khám phá, thể hiện chiều sâu tính cách, số phận, thế giới nội tâm của con người qua cái nhìn và tình cảm mang tính cá nhân của người nghệ sĩ. ? Em có nhận xét gì về cách dẫn dắt vấn đề cũng như cách trình bày của tác giả qua văn bản ? + Cách dẫn dắt tự nhiên. + Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh,dẫn chứng phong phú, thuyết phục 3. Bài mới: Khởi động (trải nghiệm) HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi - Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút - Thời gian: ( ) GV: Cho học sinh xem trích đoạn chèo "Quan âm thị kính". GV dẫn dắt vào bài: Đoạn trích đã giúp em nhận ra điều gì? Em thương cảm cho nhân vật nào? Nhân vật nào đáng phê phán? Vì sao? Cô trò chúng ta tìm câu trả lời trong bài học hôm nay. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động - Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề - Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút - Thời gian: ( ) * Học sinh chú ý vào phần tiếp theo của văn bản, và đọc “ Mỗi tác phẩm lớn...ta nghĩ” (Trang- 14) * GV đặt câu hỏi: Tác giả đã lí giải lí do tại sao con người cần tiếng nói của văn nghệ ? + Văn nghệ tác động đến đông đảo quần chúng nhân dân. Làm biến đổi đời sống, tâm hồn họ: “ Mắt ta nhìn, óc ta nghĩ...” + Văn nghệ giúp chúng ta được sống đầy đủ hơn, phong phú hơn với cuộc đời nvà chính mình: “ Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong...” + Khi con người bị ngăn cách với thế giới bên ngoài thì văn nghệ như sợi dây vô hình duy nhất nối họ với xã hội bên ngoài. + Văn nghệ còn góp phần làm cho những người lao động đầu tắt, mặt tối “ biến đổi khác hẳn...” bởi một tác phẩm văn nghệ hay sẽ giúp cho họ quên đi nỗi cực nhọc để sống với những ước mơ trong cuộc đời. * Giáo viên phân tích: Mỗi tác phẩm lớn rọi vào trong chúng ta 1 ánh sáng riêng không bao giờ nhoà đi, ánh sáng ấy bây giờ biến thành của ta, chiếu toả lên mọi việc chúng ta sống, mọi con người chúng ta gặp, làm thay đổi hẳn mắt ta nhìn, .....ta nghĩ...đem tới cho cả thời đai họ 1 cách sống của tâm hồn. Chẳng hạn: Các bài thơ “Từ ấy”... ? Nếu không có văn nghệ đời sống của con người sẽ như thế nào? + Buồn tẻ, không có sự động viên khuyến khích. * Giáo viên: Văn nghệ như một món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống mõi ngày của con người. Nó khiến cuộc sống của con người trở nên tươi mát, đỡ buồn tủi. Giúp con người biết sống và ước mơ vượt lên qua bao khó khăn gian khổ trong cuộc sống hiện tại. “Văn nghệ đã làm cho tâm hồn họ thực sự được sống. Lời gửi của văn nghệ là sự sống.” => Đó chính là chức năng kì diệu của văn nghệ (luận điểm 2) ? Để triển khai luận điểm, tác giả đã dùng lí lẽ và dẫn chứng như thế nào ? + Dẫn chứng: “Những người bị tù chung thân…không mở được mắt…” “ Những người đàn bà nhà quê lam lũ…” + Lí lẽ: khẳng định: Văn nghệ đã gieo vào cuộc đời tăm tối 1 tiếng cười, niềm vui, nỗi buồn, sự chia sẻ, lay động tình cảm, ý nghĩ khác thường. -> Văn nghệ là sợi dây buộc họ với đời thường, với sự sống, hoạt động, vui buồn, gần gũi, chia sẻ. ? Tác giả trích dẫn câu nói của LTônxtôi Theo em nhằm mục đích gì ? * Giáo viên: Nghệ thuật là tiếng nói tâm hồn, tình cảm, chứa đựng yêu, ghét, vui buồn của con người trong cuộc sống thường ngày. Đến với tác phẩm văn nghệ, ta cùng với cuộc sống đó mà vui, buồn, yêu ghét, chờ đợi…(Văn nghệ là tiếng nói, là chỗ giao nhau của tâm hồn con người với đời sống). * Giáo viên: Như vậy khi tiếp xúc với 1 tác phẩm văn nghệ chúng đã vô tình ảnh hưởng vào tâm hồn, tình cảm, lối sống của tác giả Nhóm bàn: - Thời gian: 3 phút -Câu hỏi: ? Hãy lấy ví dụ để minh hoạ cho nhận xét trên ? + Lời ru ngọt ngào của mẹ khiến em bé dễ đi vào giấc ngủ hơn là khi xem những bộ phim kinh dị. + Khi đọc các cuốn sách kiếm hiệp, xem những bộ phim trưởng khiến cho con người luônn có sẵn bạo lực, thích hành động mạo hiểm, nổi máu anh hùng. + Xem những cuốn sách tâm lí tình cảm sướt mướt khiến cho con người rơi vào sự yếu đuối, mặc cảm, tuyệt vọng. ? Từ những điều đã phân tích nêu trên, em rút ra được điều gì cho bản thân khi tiếp xúc với văn nghệ ? + Tránh những tư tưởng độc hại có trong những cuốn sách, những bộ phim cấm hiện nay. ? Nhận xét cách lập luận trong đoạn trích thứ 2? + Phân tích, tổng hợp xen lẫn diễn dịch, chứng minh. * Học sinh theo dõi đoạn cuối của văn bản ? Theo tác giả, tư tưởng nghệ thuật bắt nguồn từ đâu ? ? Để làm rõ vấn đề này, tác giả sử dụng những luận cứ nào? Em nhận xét gì về cách lập luận ? + Tư tưởng nghệ thuật mang tính đặc thù, nó không lộ liễu, khô khan mà được thể hiện 1 cách tinh tế, nó náu mình trong yên lặng. + Dẫn chứng về cách đọc, cảm nhận 1 bài thơ. ? Phần cuối, tác giả chỉ rõ chức năng đặc biệt nào của văn nghệ ? * Giáo viên: Như vậy, tư tưởng của nghệ thuật không khô khan trừu tượng mà lắng sâu, thấm vcào cảm xúc giúp con người tự nhận thức, tự hoàn thiện mình -> Văn nghệ thực hiện chức năng của nó một cách tự nhiện, có hiệu quả, lâu bền mà sâu sắc -> Văn nghệ là loại truyện tuyên truyền đặc biệt. ? Theo em, tác phẩm nghệ thuật tác động đến người đọc bằng cách nào? + Thông qua nội dung, tư tưởng, tình cảm, các phương tiện ngôn ngữ, hiện tượng, cảm xúc ( Không đứng ngoài trỏ vẽ cho chúng ta đường đi, mà vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta phải tự bước lên đường ấy). * HS thảo luận theo nhóm bàn - Thời gian: 5 phút - Câu hỏi: ? Hãy lấy 1 ví dụ để phân tích rõ sự giao cảm giữa nguời nghệ sĩ và bạn đọc? * Giáo viên minh hoạ bằng bài thơ Từ ấy của tác giả Tố Hữu: Bài thơ không những là cảm xúc vui mừng, hạnh phúc của nhà thơ khi bắt gặp lí tưởng cộng sản: vườn hoa rực rỡ sắc màu => quyết định đi theo lí tưởng đó quên mình. Khi đọc bài thơ rất nhiều thanh niên V.Nam tìm thấy được tiếng nói, con đường đi đúng đắn cho mình: sống có ích là sống cống hiến hi sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. ? Em có nhận xét gì về kết cấu, bố cục của văn bản ? + Bố cục chặt chẽ dựa trên các hệ thống luận điểm, luận cứ, dẫn chúng có sức thuyết phục ? Giọng văn của văn bản để lại cho em suy nghĩ gì ? + Giọng văn chân thành, say mê làm tăng sức thuyết phục và tính hấp dẫn của văn bản. ? Nêu nội dung chính của văn bản “Tiếng nói của văn nghệ” ? + Văn nghệ nối sợi dây đồng cảm kì diệu giữa nghệ sĩ với bạn đọc thông qua những rung động mãnh liệt, sâu xa của trái tim. + Văn nghệ giúp con ng¬ười được sống phong phú hơn và tự hoàn thiện nhân cách, tâm hồn mình ? Hãy nêu ý nghĩa của văn bản' Tiếng nói của văn nghệ" ? Hãy nêu những đặc sắc về cách viết văn nghị luận của Nguyễn Đình Thi ? * GV: gọi học sinh đọc Ghi nhớ SGK- 1 b. Tiếng nói văn nghệ đối với cuộc sống con người: * Văn nghệ là tiếng nói của tâm hồn đồng cảm: + Văn nghệ giúp cho chúng ta được sống phong phú hơn, làm thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ. + Là sợi dây kết nối con người với cuộc sống đời thường. + Mang lại niềm vui, ước mơ và những rung cảm thật đẹp cho tâm hồn. -> Khẳng định: Nghệ thuật là tiếng nói của tâm hồn, tình cảm c. Sức mạnh kì diệu của văn nghệ: * Văn nghệ là tiếng nói của tư tưởng + Tư tưởng nghệ thuật bắt nguồn từ cuộc sống và thấm vào tất cả trong cuộc sống. + Làm người đọc rung động và khơi gợi những vấn đề phải suy nghĩ. -> Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh; Dẫn chứng phong phú, thuyết phục, phân tích chi tiết từng biểu hiện đặc trưng. + Văn nghệ là nghệ thuật mở rộng khả năng của tâm hồn, cho ta những rung động, cảm xúc, tư tưởng. * Sức mạnh kì diệu của văn nghệ: Lay động cảm xúc, tâm hồn và làm thay đổi nhận thức của con người... -> Giúp con người sống phong phú hơn và tự hoàn thiện nhân cách, tâm hồn mình. 4. Tổng kết: a Nội dung - ý nghĩa: * Nội dung: + Văn nghệ có nội dung biểu hiện thực tại qua cái nhìn chủ qua của tác giả. Nhưng nó tác động mạnh mẽ tới con người giúp con người sống tốt đẹp hơn. * Ý nghĩa của văn bản: + Nội dung của văn nghệ, công dụng và sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với cuộc sống của con người. b Nghệ thuật: + Bố cục chặt chẽ, hợp lí, cách dẫn dắt tự nhiên. + Lập luận chặt chẽ, giàu h/ả ; Dẫn chứng phong phú, thuyết phục + Giọng văn chân thành, say mê làm tăng sức thuyết phục và tính hấp dẫn của văn bản. c Ghi nhớ: ( SGK -17) HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập - Phương pháp: - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn - Thời gian: ( ) GV chia lớp thành 4 nhóm: Làm nhóm + Thời gian: 5 phút + Câu hỏi Nhóm 1:? Em cảm nhận tác động của văn nghệ đối với bản thân như thế nào? (Văn nghệ tác động tới tâm hồn, tình cảm như thế nào? Yêu ghét ra sao?) Nhóm 2:? Hãy tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi không còn các nhà xuất bản, nghệ sĩ, thư viện, đài phát thanh và thuyền hình ? ( Cuộc sống như thế nào khi chỉ có đì làm- chơi- ăn uống mà không có sách báo, giải trí?) Nhóm 3:? Hãy phân tích ý nghĩa, tác động của trích đoạn chèo "Quan âm thị kính" với bản thân mình? - HS tự bày tỏ mình yêu, ghét, thương cảm cho ai? * Giáo viên chốt lại: Văn nghệ là món ăn tinh thần bổ ích không thể thiếu đối với con người trong đời sống hàng ngày. Nếu thiếu nó cuộc sống trở nên tẻ nhạt, buồn chán, vô vị mát ý nghĩa => Con ngưòi không còn những tình cảm, suy nghĩ.v.v... C. Luyện tập: GV tổ chức trò chơi và chia nhóm, thi trả lời câu hỏi trắc nghiệm Câu 1: ý nào nói không đúng về tác giả Nguyễn Đình Thi? A. Sinh năm 1924 và mất năm 2003 B. Từng là Tổng thư ¬ kí Hội Nhà văn Việt Nam C. Từng là đạo diễn điện ảnh nổi tiếng. D. Ьược trao Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Câu 2: Nhận định nào sau đây nêu đầy đủ nhất về nội dung của văn bản: “Tiếng nói của văn nghệ”? A. Văn bản nêu lên vị trí và sức mạnh riêng biệt của văn nghệ đối với đời sống tâm hồn con ng¬ười B. Văn bản nêu lên vị trí và sức mạnh riêng biệt của văn nghệ đối với đời sống xã hội. C. Văn bản phân tích những nội dung tạo nên tiếng nói của văn nghệ và cách thể hiện rất độc đáo của văn nghệ. D. Văn bản phân tích nội dung phản ánh, thể hiện cũng như sự khẳng định cách nói độc đáo và sức mạnh to lớn của văn nghệ đối với đời sống con người Câu 3: Theo tác giả, tại sao con người cần tới tiếng nói của văn nghệ? A. Văn nghệ giúp chúng ta được sống đầy đủ phong phú hơn cuộc sống của mình. B. Văn nghệ góp phần làm con người vui lên, biết rung cảm và ước mơ. C. Văn nghệ giúp chúng ta khám phá ra thế giới diệu kì ở ngay chính trong tâm hồn của con ngư¬ời D. Cả A, B, C Câu 4: ý nào sau đây nói về con đường độc đáo của văn nghệ đến với người đọc? A.Văn nghệ là tiếng nói của tình cảm B.Nghệ thuật nói nhiều đến tư tưởng, lắng sâu vào cảm xúc, nỗi niềm. C.Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta phải tự bước lên đường ấy. D.Lời gửi của văn nghệ không chỉ là những bài học đạo đức mà còn là tất cả những tình cảm, cảm xúc của người nghệ sĩ. Câu 5: Nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của Nguyễn Đình Thi qua bài tiểu luận này là gì? A. Bố cục chặt chẽ hợp lý, cách dẫn dắt tự nhiên, uyển chuyển. B. Phân tích cụ thể, chặt chẽ. C. Câu văn giàu hình ảnh. D. Cả A, B, C. Đáp án: 1-C; 2- D; 3-D; 4- C; 5- D HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG GV đặt yêu cầu: Theo em thế nào là văn nghệ? Tại sao có lúc tác giả dùng văn nghệ, có lúc dùng là nghệ thuật ? Em hãy giới thiệu một tác phẩm văn nghệ mà em yêu thích và phân tích ý nghĩa, tác động của tác phẩm ấy đối với bản thân. - HS trả lời. GV bổ sung, nhận xét + Văn nghệ là từ ghép 2 phạm trù nghệ thuật: Văn học - nghệ thuật HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG, TÌM TÒI, SÁNG TẠO - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thảo luận nhóm - Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Thời gian: GV nêu yêu cầu: Tìm và hát một vài bài hát đề chứng minh: Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm 4. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài sau: + Đọc lại văn bản, học bài. + Trình bày những tác động, ảnh hưởng của một tp văn học đối với bản thân. + Lập lại hệ thống luận điểm của văn bản. + Đọc và chuẩn bị: " Các thành phần biệt lập " ( Đọc kĩ các ví dụ, phân tích ví dụ, rút ra kết luận, tìm hiểu bản chất của các thành phần biệt lập-> đặt câu có thành phần biệt lập ) + Đóng tiểu phẩm trong đoạn trích " Lặng lẽ Sa Pa"- NTL ( phần cuối- cuộc chia tay của anh TN với đoàn người lên thăm Sa Pa. - Phân công: theo nhóm lớn.