Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết theo PPCT: 9 Tập làm văn: SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH A. MỤC TIÊU BÀI DẠY Sau bài học, HS có khả năng: 1. Kiến thức: - Biết và hiểu được tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh : làm cho đối tượng thuyết minh hiện lên cụ thể, gần gũi, dễ cảm nhận hoặc gây ấn tượng. - Vai trò của miêu tả trong văn bản TM: phụ trợ cho việc giới thiệu nhằm gợi lên hình ảnh cụ thể của đối tượng cần TM 2. Kỹ năng : - Quan sát các sự vật, hiện tượng. - Sử dụng ngôn ngữ miêu tả phù hợp trong việc tạo lập văn bản 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ ,… - Năng lực chuyên biệt: Năng lực giao tiếp, phân tích, so sánh, nhận xét, đánh giá, giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân 4. Thái độ - Có ý thức sử dụng phù hợp các biện pháp miêu tả phù hợp với hoàn cảnh, mục đích để đạt hiệu quả Các nội dung tích hợp * Giáo dục kĩ năng sống: - Ra quyết định: lựa chọn cách vận dụng các biện pháp miêu tả trong nói và viết để đạt hiệu quả trình bày vấn đề - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách dùng biện pháp miêu tả trong thuyết minh để làm sáng tỏ vấn đề * Giáo dục đạo đức: lòng yêu nước, tự hào về quê hương đất nước thông qua yêu tiếng Việt, yêu tiếng nói của dân tộc, qua việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH * Giáo viên: - Đọc kĩ SGK, SGV, chuẩn KTKN, - Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (Máy chiếu, máy tính, phiếu học tập,…) * Học sinh: - Đọc sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan - Trả lời các câu hỏi trong SGK và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên C. PHƯƠNG PHÁP- KĨ THUẬT DẠY HỌC * Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống, dạy học định hướng hành động,... * Kĩ thuật dạy học: KT giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC 1. Ổn định tổ chức (1’) - Kiểm tra sĩ số học sinh: - Kiểm tra vệ sinh, nề nếp: 2. Kiểm tra bài cũ (1’) Câu hỏi: HS1: Hãy nêu một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản thuyết minh? Tác dụng của việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong VBTM ?( Hỏi thêm: Văn bản miêu tả là gì?) HS2: Làm bài tập 2 (trang 15)- lên bảng trình bày. * Yêu cầu trả lời: - HS1: + Muốn cho VB TM được sinh động, hấp dẫn, người ta vận dụng thêm một số biện pháp nghệ thuật như: kể chuyện, tự thuật, đối thoại theo lối ẩn dụ, nhân hoá hoặc các hình thức vè, diễn ca. + Tác dụng của việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong VBTM: Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng thích hợp, góp phần làm nổi bật đặc điểm của đối tượng TM và gây hứng thú cho người đọc. - Văn bản miêu tả giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, con người...làm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe. - HS2: + Đối tượng thuyết minh: Tập tính của chim cú dưới dạng một ngộ nhận (định kiến) thời thơ ấu, sau lớn lên đi học mới có dịp nhận thức lại sự nhầm lẫn cũ. + BpNT: Lấy ngộ nhận hồi nhỏ làm đầu mối cho câu chuyện. 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp, kĩ thuật: câu hỏi, bài tập, quan sát , giải quyết tình huống - Thời gian : (3’) - Cách thức tiến hành Quan sát đoạn văn sau và trả lời câu hỏi Không có ai sinh ra và lớn lên ở các làng quê VN mà lại không có tuổi thơ gắn bó với con trâu. Thưở nhỏ, đưa cơm cho cha đi cày, mải mê ngắm nhìn những con trâu được thả lỏng đang say sưa gặm cỏ 1 cách ngon lành. Lớn lên 1 chút thì nghễu nghện cưỡi trên lưng trâu trong những buổi chiều đi chăn thả trở về. Cưỡi trâu ra đồng, cưỡi trâu lội xuống sông, cưỡi trâu thong dong và cưỡi trâu phi nước đại,.... Thú vị biết bao! Con trâu hiền lành, ngoan ngoãn đã để lại trong kí ức tuổi thơ mỗi người biết bao kỉ niệm ngọt ngào! Chiều chiều, khi một ngày lao động đã tạm dừng, con trâu được tháo cày và đủng đỉnh bước trên đường làng, miệng luôn “nhai trầu” bỏm bẻm. Khi ấy cái dáng đi khoan thai, chậm rãi của con trâu khiến cho ta có cảm giác không khí của làng quê VN sao mà thanh bình và thân quen quá đỗi! ? Em hãy lược bỏ những từ in đậm và nhận xét đoạn văn mới có được? HS: trình bày GV dẫn dắt: Trong VBTM, khi trình bày các đối tượng cụ thể trong đời sống hàng ngày như các loài cây, các di tích, thắng cảnh...bên cạnh việc thuyết minh rõ ràng, mạch lạc các đặc điểm giá trị, quá trình hình thành của các đối tượng...cũng cần vận dụng biện pháp miêu tả. Vậy sử dụng yếu tố miêu tả ntn trong văn bản TM, chúng ta cùng tim hiểu.... Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động - Phương pháp, kĩ thuật: Tổ chức các hoạt động tìm hiểu và phân tích ngữ liệu, thảo luận nhóm, báo cáo kết quả, thảo luận cặp đôi - Thời gian: 20’ - Cách thức tiến hành - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm - Thời gian: 2 phút - Yêu cầu: Viết ra bảng nhóm nội dung câu hỏi - Phân công: Tổ 1 ? Nhắc lại k/n văn bản TM? Tổ 2 ? Đặc điểm chủ yếu của văn bản TM? Tổ 3 ? Các phương pháp TM.) Đáp án mong muốn * Nhóm 1: Là kiểu vb thông dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống nhằm cung cấp tri thức khách quan về đặc điểm, t/c, nguyên nhân...của các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích... 67 * Nhóm 2: - Tri thức khách quan, hữu ích, chính xác. - Trình bày chính xác, rõ ràng. * Nhóm 3 Phân tích phân loại, nêu ví dụ, liệt kê, số liệu, so sánh I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh - GV yêu cầu HS đọc văn bản và trả lời câu hỏi: ? Nhan đề của VB có ý nghĩa gì? - Nhấn mạnh vai trò của cây chuối trong đời sống vật chất và tinh thần của người Việt Nam từ xưa đến nay, thái độ đúng đắn của con người trong việc nuôi trồng, chăm sóc, sử dụng có hiệu quả giá trị của cây chuối ? Nêu đối tượng thuyết minh của VB? - Cây chuối Việt Nam. ? Bố cục của văn bản? + Đoạn 1: Từ đầu-> con đàn cháu lũ. + Đoạn 2: Người phụ nữ -> ngày nay. + Đoạn 3: Còn lại 1.Phân tích ngữ liệu SGK/24 Văn bản: "Cây chuối trong đời sống Việt Nam” + Nhan đề của VB : - Vai trò của cây chuối trong đời sống vật chất và tinh thần của người Việt Nam từ xưa đến nay. -Thái độ đúng đắn của con người đối với cây chuối + Đối tượng: Cây chuối Việt Nam + Bố cục : 3 đoạn - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm - Thời gian: 5 phút - Yêu cầu: Viết ra bảng nhóm nội dung câu trả lời đại diện trình bày Phân công Tổ 1+2: ? Văn bản TM những đặc điểm gì của cây chuối? Tìm các câu văn trong bài thuyết minh về đặc điểm tiêu biểu của cây chuối Việt Nam? Nhóm 3: ? Chỉ ra những câu văn có yếu tố miêu tả về cây chuối trong VB? *Đáp án mong muốn Nhóm 1+2 - Hầu như ở nông thôn nhà nào cũng trồng chuối . - Cây chuối rất ưa nước ... bạt ngàn vô tận - Người phụ nữ nào ...từ gốc đến hoa quả - Quả chuối là một món ăn ngon . - Nào chuối hương... hương thơm hấp dẫn mỗi cây chuối đều cho một buồng chuối - Có buồng chuối trăm quả nghìn quả . - Quả chuối chín ... da dẻ mịn màng - Nến chuối chín... bữa ăn hàng ngày - Chuối xanh nấu ... không thay thế được . - Người ta có thể ... trên mâm ngũ quả chuối thờ ... dùng nguyên nải . - ngày lễ tết ...thờ chuối chín Nhóm 3 + Tả thân cây chuối: Thân chuối mềm vươn lên như những trụ cột nhẵn bóng ... + Tả vòm tán lá: Toả ra vòm tán lá xanh mướt che rợp từ vườn tược đến núi rừng + Tả chuối trứng cuốc : Vỏ chuối có những vệt lốm đốm như vỏ trứng quốc. + Tả cách ăn chuối: Chuối xanh có vị chát, để sống cắt lát ăn cặp với thịt lợn luộc...hay ăn gỏi. - TM những đặc điểm tiêu biểu của cây chuối : Nơi trồng, đặc điểm sống, các loại chuối, buồng chuối, quả chuối. - Câu văn có yếu tố miêu tả : +Thân chuối mềm vươn lên như những trụ cột nhẵn bóng +Toả ra vòm tán lá xanh mướt. + Khi chín vỏ chuối có những vệt lốm đốm như vỏ trứng cuốc. +Cách ăn chuối xanh... - GV đặt câu hỏi: ? Tác dụng của yếu tố miêu tả trên? - Tác dụng : Gợi hình ảnh cụ thể, nổi bật, ấn tượng để thuyết minh về cây chuối đc sinh động và hấp dẫn hơn ? V/b đã cung cấp đầy đủ tri thức về cây chuối chưa? Nếu chưa thì em cần bổ sung những gì ? + Các loại chuối: chuối tây, chuối hột, chuối lá... + Cấu tạo của chuối: - Thân chuối: Gồm nhiều lớp bẹ xếp lại với nhau - Lá chuối: Gồm lávà cuống - Hoa chuối: Màu hồng có nhiều bẹ - Gốc: có củ và rễ + Công dụng của chuối. => Tác dụng : Gợi hình ảnh cụ thể, nổi bật, ấn tượng để thuyết minh về cây chuối đc sinh động và hấp dẫn hơn. ? Làm bài tập 1/26: ( Thảo luận cặp đôi) - Thân cây chuối có hình dáng thẳng tròn như cây cột trụ mọng nước, mịn màng.( tròn mát rượi, mọng nước, gồm nhiều lớp bẹ có cuống lá. - Lá chuối tươi xanh rờn phơi mình dưới nắng, Thỉnh thoảng vẫy lên phần phật như gọi mời ai đó - Lá chuối khô: khi giá lá chuối ngả màu vàng rồi quắt lại ngả màu đất, dọc lá rủ xuống quanh thân dùng gói bánh gai dễ bóc lại thơm. - Nõn chuối xanh non cuốn tròn như một phong thư còn kín chưa được mở ra. - Bắp chuối hình thuỷ lôi màu tím là một món nộm tuyệt ngon ( Bắp chuối màu phớt hồng đung đưa như một búp lửa của thiên nhiên kỳ diệu) - Quả chuối cong cong như hai bàn tay với những ngón tay khum lại. - GV đặt tiếp câu hỏi: ? Yếu tố miêu tả có phải là y/tố cơ bản và quan trọng nhất trong văn bản TM không ? Vì sao ? - Yếu tố MT là cần thiết nhưng chỉ đóng vai trò phụ trợ cho việc giới thiệu nhằm gợi lên hình ảnh cụ thể của đối tượng cần TM - Vì nếu lạm dụng MT sẽ làm lu mờ nội dung tri thức thuyết minh trong bài. ? Như vậy khi đưa yếu tố miêu tả vào VBTM, nó có tác dụng và vai trò gì? HS đọc ghi nhớ + Yếu tố miêu tả đóng vai trò phụ trợ cho việc giới thiệu nhằm gợi lên hình ảnh cụ thể của đối tượng cần TM. 2. Ghi nhớ: (SGK/25) HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập - Phương pháp, kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn - Thời gian: 10’ - Đọc bài tập số 2 và nêu yêu cầu của bài tập số 2. - Chỉ ra các yếu tố miêu tả trong đoạn văn và nêu vai trò, tác dụng của các yếu tố miêu tả ? - PP: GV tổ chức hoạt động nhóm- KT khăn phủ bàn (chia lớp 3 nhóm-thảo luận , ghi ý kiến, tổng hợp -> Đại diện nhóm trình bày) GV: Cùng h/s chữa bài tập Khi thuyết minh về cái chén tác giả còn giới thiệu cả cách uống trà- đó là nét đẹp văn hóa trong nghệ thuật thưởng thức trà chúng ta cần rèn, giữ gìn nét đẹp đó.( kĩ năng sống) III. Luyện tập Bài tập 2( SGK- Tr 26) + Chén (tách) uống trà: Tách là loại chén của Tây, nó có tai. Chén của ta không có tai + Cách uống trà: khi mời ai uống trà thì bưng hai tay mà mời. Có uống cũng nâng hai tay xoa xoa rồi mới uống, mà uống rất nóng. - Vai trò: - Tác dụng: * GV đưa ra 1 trong 2 BT sau: Bài tập bổ sung 1: GV gợi ý: Khi viết lại các đoạn văn cho sinh động hơn, có thể bổ sung những từ ngữ tượng hình, tượng thanh, gợi cảm, vào những câu văn đã có. Cũng có thể viết lại cả câu với sự vận dụng các phép tu từ. Chiếu hình ảnh lăng Bác, Khuê văn Các( phần chuẩn bị của học sinh) Đoạn văn tham khảo: Sách ngữ văn nâng cao ( trang23) Bài tập BS 2: Sử dụng yếu tố miêu tả kết hợp các pp thuyết minh để hoàn thành một đoạn văn thuyết minh trên cơ sở triển khai câu chủ đề sau: “Cây tre đc sử dụng nhiều trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của người Việt Nam.” Bài tập bổ sung 1: Nhận xét về pp TM của 2 đoạn văn sau. Viết lại cho sinh động hơn bằng cách thêm các từ ngữ hoặc các câu văn miêu tả. a. Lăng Bác Hồ thật đẹp. Hai bên là những hàng tre. Ngôi lăng ở chính giữa, cao to. Hai bên là hai dãy lề đài thấp hơn. Vỉa hè rộng và thoáng. Cửa vào lăng rộng mở đón khách. b. Sau tấm cổng lớn là con đường rộng dẫn vào khu trung tâm. Cuối con đường này là Khuê Văn các. Bước ra khỏi đây sẽ thấy hai dãy bia đặt trong hai dãy nhà bia. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: Hệ thống những kiến thức đã học và luyện tập - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 3’ - GV yêu cầu: Viết một đoạn văn thuyết minh về cây phượng, trong đó có ít nhất hai câu có yếu tố miêu tả - HS thực hiện và GV gọi 2-3 HS chấm, chữa bài. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, SÁNG TẠO - Mục tiêu: HS vận dụng những kiến thức đã học và luyện tập để tìm tòi trong thực tế - Thời gian: 5’ - Cách thức tiến hành: Giao bài về nhà ? Ở địa phương em có tổ chức các trò chơi dân gian không? Hãy miêu tả một vài trò chơi DG ( Chiếu một vài trò chơi dân gian mà học sinh chuẩn bị giờ trước để HS quan sát) - Làm bài tập bổ sung: Giả sử phải viết bài văn TM về cây phượng, em dự định sẽ sử dụng yếu tố miêu tả vào những chi tiết nào? Hãy thể hiện rõ trong dàn ý bài viết của em. Với mỗi chi tiết đó, hãy viết một câu văn miêu tả. 4. Hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau(3’) * Hướng dẫn học ở nhà - Học thuộc ghi nhớ. -Hoàn chỉnh các bài tập. * Hướng dẫn chuẩn bị cho bài sau: Chuẩn bị cho bài sau: "Luyện tập...trong văn bản thuyết minh" + Đề bài "Con trâu ở làng quê Việt Nam" Đọc bài , xây dựng dàn bài, Xác định những yếu tố miêu tả sẽ đưa vào bài thuyết minh