Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.

Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết theo PPCT:10 Tập làm văn: LUYỆN TẬP SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH A. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS có khả năng: 1 Kiến thức: + Những yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh. + Vai trò của yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh. 2 Kỹ năng: + Viết đoạn văn, bài văn thuyết minh sinh động, hấp dẫn. 3. Thái độ: + Giáo dục tình cảm gắn bó với quê hương, yêu thương loài vật. + Hình thành khả năng vận dụng linh hoạt các yếu tố khi t.minh 1 đối tượng trong cuộc sống. Có ý thức sử dụng yếu tố miêu tả trong VBTM khi làm bài. 4. Đánh giá năng lực: + Kĩ năng giao tiếp, lắng nghe tích cực, ra quyết định, giải quyết vấn đề, quản lí thời gian, tìm kiếm và xử lí thông tin, B CHUẨN BỊ * Giáo viên: Bảng phụ ghi dàn ý, bài tập, soạn bài * Học sinh: Tham khảo tư liệu, lập dàn ý, dự kiến các yếu tố miêu tả sử dụng trong bài C. PHƯƠNG PHÁP + Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề, hỏi đáp, phân tích, thảo luận + Kĩ thuật: động não, giao nhiệm vụ, chia nhóm, viết sáng tạo. D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định lớp: (1 phút)Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình luyện tập 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:(Trải nghiệm) - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp, kĩ thuật: quan sát tranh ; - Thời gian: 3’ - Cách thức tiến hành GV yêu cầu HS hãy kể tên 1 bài thơ, bài hát hoặc bài ca dao nói về con trâu. Gợi ý: Ta ơi ta bảo trâu này Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta Cấy cày nối nghiệp nông gia Ta đây trâu đấy ai mà quản công Hoặc: Trên đồng cạn, dưới đồng sâu Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa GV dẫn dắt vào bài: Con trâu là loài vật gần gũi gắn bó với người nông dân Việt Nam. Để cung cấp tri thức khách quan( đặc điểm sinh học, sự gắn bó với nó trong đời sống vật chất và tinh thần)hình dung về nó một cách sống động như những bức tranh này chúng ta cần sử dụng yếu tố miêu tả. Cách sử dụng yếu tố miêu tả như thế nào-> Tìm hiểu bài hôm nay. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: + Lập dàn bài thuyết minh về con trâu trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả; - Phương pháp: phân tích, thảo luận nhóm. + Kĩ thuật: động não, giao nhiệm vụ, chia nhóm. - Thời gian: 25phút * Giáo viên: Gọi học sinh đọc đề bài và đặt câu hỏi : ? Đề bài thuộc thể loại? yêu cầu trình bày vấn đề gì ? 1. Đề bài: Con trâu ở làng quê Việt nam. 2. Yêu cầu: 2.1. Tìm hiểu đề: + Vai trò và vị trí của con trâu trong đời sống người dân Việt Nam. + Thể loại: Thuyết minh. + Vấn đề: Vai trò, vị trí của con trâu trong đời sống người nông dân. * Giáo viên : Phạm vi của đề bài ? + Phạm vi: Thuyết minh về con trâu ở làng quê Việt Nam + Phạm vi: Thuyết minh về con trâu ở làng quê Việt Nam ? Với vấn đề này ta cần phải trình bày những ý nào ? 2.2. Tìm ý: + Đặc điểm sinh học +Con trâu trong đời sống tinh thần + Con trâu trong đời sống vật chất + Đặc điểm sinh học + Con trâu trong đời sống vật chất + Con trâu trong đời sống tinh thần ? Ta có thể sử dụng những ý nào trong bài thuyết minh khoa học ? + Có thể sử dụng những tri thức nói về sức kéo của con trâu. * Giáo viên hướng dẫn học sinh lập dàn ý theo nhóm( 10 phút) Nhóm 1: mở bài và phần đặc điểm sinh học Nhóm 2: Con trâu trong đời sống vật chất. Nhóm 3: con trâu trong đời sống tinh thần và kết bài. => Đại diện 1 số học sinh trình bày (Sö dông kĩ năng giao tiếp, lắng nghe tích cực, ra quyết định, giải quyết vấn đề, quản lí thời gian) (theo sự chỉ định của giáo viên) * Học sinh khác bổ sung, nhận xét (KN hîp t¸c) * Học sinh nhận xét * GV kết luận 3. Lập ý: a) Mở bài: + Giới thiệu chung về con trâu ở làng quê VN b) Thân bài: * Đặc điểm sinh học: + Trâu là động vật thuộc họ Bò, phân bộ nhai lại, nhóm sừng rỗng, bộ guốc chẵn, lớp thú có vú. + Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hoá, thuộc nhóm trâu đầm lầy. * Con trâu trong đời sống vật chất: + Là tài sản lớn của người nông dân. cung cấp sức kéo để cày, bừa, kéo xe, trục lúa…cung cấp nguồn phân bón dồi dào cho sản xuất nông nghiệp. + Nguồn cung cấp thực phẩm ( thịt), da để bịt mặt trống, sừng trâu để làm đồ mĩ nghệ. * Con trâu trong đời sống tinh thần: + Gắn bó với người nông dân như người bạn thân thiết. + Gắn bó với tuổi thơ nông thôn. + Trong lễ hội đình đám: chọi trâu, đâm trâu c) Kết bài: Con trâu trong tình cảm của người nông dân. * HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP(15 phút) - Mục tiêu: + Viết đoạn văn thuyết minh về con trâu trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả. - Phương pháp: phân tích, thảo luận nhóm. + Kĩ thuật: động não, giao nhiệm vụ, chia nhóm, viết sáng tạo. * G.viên hướng dẫn h.sinh viết các đoạn văn + Xác định khối lượng kiến thức và yếu tố m.tả được kết hợp. - GV đặt câu hỏi : Khi thuyết minh, để văn bản sinh động hấp dẫn cần phải làm gì ? + Sử dụng biện pháp NT + Sử dụng yếu tố miêu tả? II. Luyện tập: * Xây dựng đoạn mở bài : Có lẽ trong tâm trí mỗi người nông dân Việt Nam cho dù đến khi đã trưởng thành, đã đi xa thì hình ảnh con trâu vẫn luôn là hình ảnh thân thuộc gần gũi. Là một đất nước gắn liền với nền sản xuất nông nghiệp lúa nước nên ở bất cứ vùng quê nào ta cũng thấy xuất hiện hình bóng con trâu trên đồng ruộng. Với thân hình vạm vỡ, to khoẻ, sức kéo lớn gấp nhiều lần sức người, con trâu đã trở thành một công cụ sản xuất quan trọng không thể thiếu của bà con nông dân Việt Nam.. * Mở bài: Bao đời nay, hình ảnh con trâu kéo cày trên đồng ruộng đã trở thành hình ảnh quen thuộc gần gũi của làng quê VN, trâu trở thành người bạn tâm tình của người nông dân: " Trên đồng cạn....đi bừa" - GV đặt tiếp câu hỏi : Ta có thể sử dụng yếu tố miêu tả ở phần nào? GV chiếu những hình ảnh về con trâu + Hình dáng, màu sắc lông, đôi sừng... - Con trâu trong lễ hội đình đám (có thể miêu tả cảnh chọi trâu ( Tây Nguyên ) - lễ hội chọi trâu tổ chức vào ngày 9/8 âm lịch tại Đồ Sơn - Hải Phòng + Con trâu với tuổi thơ ở nông thôn (có thể miêu tả cảnh trẻ em chăn trâu, hình ảnh những chú trâu cần cù gặm cỏ...) * Hoạt động nhóm lớn(7 phút) Nhóm 1: Con trâu khi làm việc. Nhóm 2: Con trâu trong lễ hội. Nhóm 3: Con trâu với tuổi thơ. * Gọi đại diện mỗi nhóm 2 em đọc đoạn văn của mình=> h.sinh nhận xét, rút kinh nghiệm * Đoạn văn giới thiệu con trâu khi làm ruộng : ( Học sinh có thể vận dụng tri thức về sức kéo, sức cày của con trâu ở bài thuyết minh khoa học- KT động não). Có thể nói, trước kia khi các tiến bộ khoa học kỹ thuật chưa được áp dụng, các loại máy cày, máy kéo chưa được đưa vào đồng ruộng thì con trâu là con vật kéo cày rất đắc lực cho nhà nông. Với sức kéo khoẻ và bền bỉ, một ngày trâu có thể cày được 3- 4 sào ruộng. Ngoài cày bừa ra, trâu còn kéo xe, chở lúa, trục lúa. * Con trâu trong lễ hội : Không chỉ là người bạn thân thiết trong việc đồng áng, con trâu còn là nhân vật rất quan trọng trong một số lễ hội truyền thống ở các vùng quê Việt Nam . Con trâu là một trong những vật tế thần trong lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên ; là n/vật chính trong lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn. * Con trâu với tuổi thơ : Không có ai sinh ra và lớn lên ở các làng quê Việt Nam mà lại không có tuổi thơ gắn bó với con trâu. Thuở nhỏ, khi đưa cơm cho cha đi cày, được ngắm nhìn những con trâu đang mải mê gặm cỏ trên triền đê một cách ngon lành. Lớn lên một chút, nghễu nghện cưỡi trên lưng trâu trong những buổi chiều trên bờ đê, tắm cho trâu dưới dòng sông xanh mát, cùng thả diều khi đứng trên lưng trâu....thật là thú vị biết bao. Con trâu hièn lành, ngoan ngoãn để để lại trong kí ức tuổi thơ biết bao kỉ niệm êm đềm nhung nhớ * Thân bài: Chiều chiều, khi 1 ngày lao động đã tạm dừng, con trâu được tháo cày và lững thững, thủng thẳng bước trên đường làng, miệng luôn "nhai trầu bỏm bẻm". Khi ấy cái dáng đi khoan thai, chậm rãi của con trâu khiến cho người ta có cảm giác không khí của làng quê VN sao mà thanh bình, thân quen quá đỗi * Đoạn văn kết bài: Với rất nhiều bản tính tốt và ích lợi như vậy nên tất cả những người nông dân đều thực sự yêu mến và quý trọng con trâu. Chẳng thế mà họ coi “ con trâu là đầu cơ nghiệp”, nhà có nhiều trâu tức là nhà có nhiều của. Hình ảnh con trâu đã, đang và sẽ mãi mãi đi sâu vào trong tâm trí của người nông dân. Một hình ảnh luôn gợi lên trong họ đời sống của một làng quê yên bình, no ấm Häc sinh nhận xét, sửa chữa theo h­íng dÉn cña GV, học sinh viết vào vở. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: Hệ thống những kiến thức đã học và luyện tập trong toàn bộ chủ đề về kiểu văn bản thuyết minh đã học từ lớp 8: phương pháp thuyết minh, các biện pháp nghệ thuật, cách sử dụng yếu tố miêu tả trong văn TM. - Phương pháp, kĩ thuật: phiếu học tập - Thời gian: 5’ - Cách thức tiến hành: nhóm bàn. KIỂU VĂN BẢN THUYÊT MINH Các phương pháp thuyết minh Các biện pháp nghệ thuật thường sử dụng Yêu tố miêu tả Tác dụng * GV chiếu đáp án- HS so sánh, nhận xét KIỂU VĂN BẢN THUYÊT MINH Các phương pháp thuyết minh Các biện pháp nghệ thuật thường sử dụng Yêu tố miêu tả phân loại phân tích liệt kê so sánh, đối chiếu Lấy VD định nghĩa Kể chuyện Tự thuật đối thoại vè Diễn ca Tác dụng Sự vật được thuyết minh nổi bật, có hồn, trở nên gần gũi với con người, gây hứng thú cho người đọc. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, SÁNG TẠO - Mục tiêu: Mở rộng những kiến thức đã học và luyện tập - Phương pháp, kĩ thuật: Tìm tòi qua sách, báo, các phương tiện thông tin, hỏi người hiểu biêt hơn - Thời gian: 3’ - Cách thức tiến hành : nhóm lớn -chơi trò chơi tiếp sức Câu hỏi: Tìm các bài thơ,bài ca dao, bài vè viết về hình ảnh con trâu và sự gắn bó của nó với người nông dân? Trâu ơi ta bảo trâu này Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta... 4. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài sau:(3 phút) + Xem lại các yếu tố kết hợp trong văn bản thuyết minh. + Chọn đề văn thuyết minh để luyện tập tìm ý, lập ý. Viết một đoạn văn TM có sử dụng yếu tố miêu tả. + Chuẩn bị: "Tuyên bố thế giới về sự sống còn ...”(Tìm hiểu thực trạng, những thách thức, nhiệm vụ...) + Sưu tầm toàn bộ văn bản“ Tuyên bố với thế giới về sự sống còn quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em" Sưu tầm tư liệu: tranh ảnh, bài viết, về quyền trẻ em, + Đọc kỹ văn bản, sưu tầm những tranh ảnh, tư liệu về việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em. Tác giả, tác phẩm, bố cục văn bản, Tìm hiểu thực trạng, những thách thức, nhiệm vụ...)Soạn bài, xem lại các công ước về quyền trẻ em, liên hệ thực tế nội dung bài học. + Video về hình ảnh những trẻ em châu Phi trong nạn đói, trẻ em VN trong chiến tranh, hình ảnh những em bé chết đuối do là sóng di cư( gửi trên Trường học kết nối)