Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.

Ngày soạn: Ngày dạy: Tuần 3 - Tiết 11 - 12 VĂN BẢN: TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN, QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM A. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS có khả năng: 1 Kiến thức: + Thấy được thực trạng cuộc sống trẻ em hiện nay, những thách thức, cơ hội và nhiệm vụ của chúng ta. + Nắm được những thể hiện của quan điểm vể vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em ở Việt nam. 2 Kỹ năng: * Kĩ năng bài dạy: + Nâng cao một bước kĩ năng đọc - hiểu một văn bản nhật dụng. + Học tập phương pháp tìm hiểu, phân tích trong tạo lập văn bản nhật dụng +Tìm hiểu và biết được quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề được nêu trong văn bản. 3. Thái độ: + Giáo dục sự nhận thức đúng đắn về ý thức, nhiệm vụ của xã hội và bản thân với nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc trẻ em. + Có tấm lòng nhân hậu, cảm thông và chia sẻ sâu sắc đối với những em nhỏ có hoàn cảnh thiệt thòi, có thái độ tích cực đối với những hàng vi v i phạm quyền trẻ em. 4. Đánh giá năng lực: + Tự nhận thức về quyền được bảo vệ và chăm sóc của trẻ em và trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với việc bảo vệ và chăm sóc trẻ em. + Xác định giá trị bản thân cần hướng tới để bảo vệ và chăm sóc trẻ em trong bối cảnh thế giới hiện nay. + Giao tiếp: thể hiện sự cảm thông với những hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh của trẻ em. B CHUẨN BỊ: * Giáo viên: + Đọc kĩ SGK, SGV, Bình giảng ngữ văn 9, tài liệu về quyền trẻ em. * Học sinh: Đọc, tìm hiểu tác phẩm, soạn bài theo gợi ý của SGK, chuẩn bị GV giao tiết trước. C PHƯƠNG PHÁP: + Nêu vấn đề, hỏi đáp, phân tích, thảo luận, minh hoạ bằng tranh ảnh, giảng bình, qui nạp. + Kĩ thuật động não, khăn phủ bàn, trình bày một phút, lập kế hoạch v.v.. D TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định lớp: (1 phút)Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: GV nêu câu hỏi : Vì sao nói chúng ta đều có trách nhiệm phải ngăn chặn cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân, chống chiến tranh hạt nhân? Nhận xét gì về cách lập luận của tác giả ở đoạn văn nghị luận này? * Gợi ý: Phải ngăn chặn cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân, chống chiến tranh hạt nhân vì: + Sự tốn kém ghê gớm của cuộc chạy đua hạt nhân. Cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị cho cuộc chiến tranh hạt nhân đã và đang cướp đi của thế giới nhiều điều kiện để cải thiện đời sống của con người, nhất là ở các nước nghèo trên các lĩnh vực: Chăm sóc trẻ em, y tế, thực phẩm, giáo dục. + Sự phi lí của chiến tranh hạt nhân: Sự sống ngày nay trên trái đất và con người là kết quả của một quá trình tiến hoá hết sức lâu dài của tự nhiên.Tính chất của cuộc tranh hạt nhân phản tiến hoá, phản tự nhiên -> Hành động phi lí. <=> Tất cả chúng ta phải có trách nhiệm chống, ngăn chặn chiến tranh hạt nhân + Lập luận sắc bén, chứng cứ cụ thể xác thực. Dùng cách so sánh đối lập. Hệ thống lý lẽ được gắn chặt với hệ thống dẫn chứng chính xác, cụ thể. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp, kĩ thuật: quan sát tranh ; - Thời gian: GV cho HS quan sát các hình ảnh và nhận xét về sự đối lập giữa cuộc sống của con người ở nhiều quốc gia trên thế giới Gv: dẫn dắt vào bài Cuộc sống không phải lúc nào cũng màu hồng, trọn vẹn và ngọt ngào mà nó giống như chính bức tranh. Một mặt của nó là tươi đẹp, hào nhoáng. Nhưng mặt còn lại là sự thiếu thốn, đói khổ, bất hạnh, đau thương. Và trẻ em-vốn là "những búp trên cành" nên thường phải hứng chịu những thiệt thòi nhiều nhất. Điều đó, không chỉ ảnh hưởng đến thực tại mà còn ảnh hưởng đến cả tương lai của các em nói riêng và của nhân loại nói chung. Để bảo vệ quyền lợi của trẻ em, một phần lớn của bản “Tuyên bố...”tại hội nghị cấp cao thế giới họp tại liên hợp quốc Mĩ cách đây 29 năm đã nói lên tầm quan trọng của vấn đề này. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động - Phương pháp, kĩ thuật: Tổ chức các hoạt động tìm hiểu và phân tích ngữ liệu, thảo luận nhóm, báo cáo kết quả, thảo luận cặp đôi - Thời gian: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC * Giáo viên: yêu cầu HS dựa vào SGK và trả lời câu hỏi: Hãy nêu xuất xứ của văn bản? Văn bản này được tuyên bố vào thời gian nào? Tại đâu trong hoàn cảnh nào ? * Giáo viên: Văn bản này không phải là toàn bộ lời tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em mà sau phần nhiệm vụ (hết mục 17) bản tuyên bố còn phần cam kết, những bước tiếp theo và nêu ra một chương trình, các bước cụ thể cần phải làm. Điều này cũng khẳng định: Quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em ngày càng được các quốc gia, các tổ chức quốc tế quan tâm đầy đủ và sâu sắc hơn. * Giáo viên : Văn bản này ra đời trong tình hình thế giới như thế nào ? ?(H khá giỏi) - Bối cảnh thế giới mấy chục năm cuối thế kỉ XX: + Khoa học kỹ thuật phát triển, kinh tế tăng trưởng, tính cộng đồng hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới được củng cố, mở rộng tạo điều kiện thuận lợi để quan tâm đến trẻ em. + Khó khăn, những vấn đề đặt ra: Sự phân hoá rõ rệt về mức sống giữa các nước, trong một nước. Chiến tranh và bạo lực nổ ra ở nhiều nơi, có nhiều trẻ em hòan cảnh khó khăn, tàn tật, bị bóc lột, thất học..... * Giáo viên nêu yêu cầu đọc: Đọc rõ ràng, khúc triết từng mục để cho thấy tính cấp thiết của vấn đề tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em. * Giáo viên: Văn bản gồm 17 mục giáo viên đọc mẫu phần 1,2. Gọi học sinh đọc tiếp. - GV đặt câu hỏi: ? Em hiểu chế độ Apacthai như thế nào? ? Giải thích các từ tăng trưởng, vô gia cư? + Tăng trưởng: Phát triển theo hướng tiến bộ, tốt đẹp + Vô gia cư: Không gia đình, không nhà cửa ? Nhận xét về ND văn bản này thuộc cụm văn bản nào? + Nhóm văn bản nhật dụng ? Xét về hình thức, cách trình bày văn bản này thuộc kiểu văn bản nào? ? Phương thức biểu đạt chính của văn bản? + Nghị luận ctrị xã hội ? Vấn đề cần đề cập là gì ? + Quyền được bảo vệ, chăm sóc và phát triển của trẻ em. * Giáo viên: Sau hai đoạn đầu ( 1 + 2 ) khẳng định quyền được sống, quyền được phát triển của mọi trẻ em trên thế giới và kêu gọi khẩn thiết toàn nhân loại hãy quan tâm đến vấn đề này. ? Đoạn còn lại có thể chia làm mấy phần ? Dựa vào đâu em xác định bố cục đó ? * Học sinh xác định dựa vào các tiêu mục trong SGK. + Phần mở đầu:( 2 mục) Lý do của bản tuyên bố + Sự thách thức :( 5 mục): Nêu thực trạng cuộc sống của nhiều trẻ em... + Cơ hội: (2 mục) Những điều kiện thuận lợi để con người có thể quan tâm đến trẻ em được nhiều hơn. + Nhiệm vụ: (8 mục):Những nhiệm vụ cụ thể .... ? Em có nhận xét gì về bố của trên của văn bản? + Rất rõ ràng mạch lạc, các phần liên kết chặt chẽ và lôgíc.Văn bản đi từ nghiên cứu chung đến thực tế (kk, thuận lợi) và từ thực tế đề ra nhiệm vụ cụ thể. ? Đọc lại phần mở đầu và cho biết: Nội dung và ý nghĩa của từng mục vừa đọc ? + Mục 1: Mở đầu nêu vấn đề giới thiệu mục đích và nhiệm vụ của hội nghị cấp cao thế giới.Tại sao phải họp hội nghị này. + Mục 2: Khái quát những đặc điểm, yêu cầu của trẻ em, khẳng định quyền của trẻ em. ? Mở đầu văn bản Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em họp ở Niu Ooc ngày 30/9/1990 đã kêu gọi điều gì về quyền trẻ em? ? Bản tuyên bố đã thể hiện cách nhìn về trẻ em ntn? * Giáo viên gợi ý ? Cách nhìn đã thể hiện Qua đặc điểm nào của trẻ em? ? Hội nghị đã khẳng định trẻ em có những quyền gì + Phải được sống trong vui tươi thanh bình, được chơi được học và phát triển, tương lai của chúng phải được trưởng thành trong sự hoà hợp và tương trợ (sống trong bình đẳng giúp đỡ và không bị phân biệt) ? Em có nhận xét gì về cách nhìn nhận, đánh giá của cộng đồng thế giới về trẻ em? + Cách nhìn tiến bộ đầy tin yêu và giàu trách nhiệm đối với thế hệ trẻ-> Hội nghị cấp cao thế giới thể hiện sự quan tâm rất đặc biệt và cần thiết với trẻ em. ? Quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em trên toàn thế giới là một vấn đề mang tính chất như thế nào? ? Là học sinh thế hệ trẻ, em có cảm xúc gì khi biết đến lời tuyên bố này ? + Vui sướng vì: Quyền sống của trẻ em là vấn đề quan trọng cấp thiết trong thế giới hiện đại. + Cộng đồng thế giới đã quan tâm đặc biệt đến vấn đề này-> Trẻ em có quyền hi vọng vào những lời tuyên bố đó. ? Em có nhận xét gì về cách nêu vấn đề của tác giả? (H khá giỏi) * Giáo viên: Hội đồng bộ trưởng nước CHXHCN Việt Nam đã quyết định chương trình hoạt động vì sự sống còn, quyền được bảo vệ và chăm sóc, bảo vệ và phát triển của trẻ em từ 1991-2000 đặt thành bộ phận chiến lược phát triển k.tế xã hội. A.Giới thiệu chung: * Tác phẩm: + Trích "Tuyên bố của hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em" họp tại trụ sở Liên hợp quốc tại Niu-oóc ngày 30/9/1990 B. Đọc - Hiểu văn bản: 1. Đọc- chú thích: 2. Bố cục- Kiểu văn bản + Kiểu văn bản: nhật dụng + PTBĐ: nghị luận (chính trị -xã hội) + Bố cục: 4 phần 3. Phân tích: a Nhận thức của cộng đồng về trẻ em và quyền trẻ em: + Bản tuyên bố mở đầu bằng lời kêu gọi khẩn thiết: "Hãy bảo đảm cho tất cả trẻ em 1 tương lai tốt đẹp hơn". -> Lí do đề ra bản tuyên bố. + Cách nhìn nhận trẻ em thông qua đặc điểm tâm sinh lí: Trẻ em trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc, hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng. => Khẳng định về Quyền trẻ em: được sống trong thanh bình, được chơi, được học, được phát triển. => Quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em là một vấn đề mang tính chất nhân bản. + Cách nêu vấn đề gọn, rõ có tính chất khẳng định, giới thiệu mục đích, nhiệm vụ của Hội nghị cấp cao thế giới HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập - Phương pháp, - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn - Thời gian: ? Nêu nhận thức của cộng đồng về Trẻ em và Quyền trẻ em thông qua phần một, hai của bản Tuyên bố? + Bản tuyên bố mở đầu bằng lời kêu gọi khẩn thiết: "Hãy bảo đảm cho tất cả trẻ em 1 tương lai tốt đẹp hơn"-> Lí do đề ra bản tuyên bố. + Cách nhìn nhận trẻ em thông qua đặc điểm tâm sinh lí: Trẻ em trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc, hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng. + Khẳng định về Quyền trẻ em: được sống trong thanh bình, được chơi, được học, được phát triển. => Quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em là một vấn đề mang tính chất nhân bản. 4. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài sau: + Học bài, nắm xuất xứ tác phẩm, nội dung mục1,2 + Soạn tiếp phần còn lại (Những thách thức, cơ hội và nhiệm vụ của chúng ta. Những thể hiện của quan điểm vể vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em ở Việt Nam.