Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 2. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Tuần 32
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 149
Văn bản:RÔ-BIN-XƠN NGOÀI ĐẢO HOANG
( Trích)
Đe-ni-ơn Đi-phô
- A. Mục tiêu bài dạy:
- Kiến thức:
Nghị lực, tinh thần lạc quan của một con người phải sống cô độc trong hoàn cảnh hết sức khó khăn.
- Kỹ năng:
+ Đọc- hiểu một văn bản dịch thuộc thể loại tự sự được viết bằng hình thức tự truyện.
+ Vận dụng để viết văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả
- Định hướng phát triển năng lực:
+ Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.
+ Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học, tìm kiếm và xử lí thông tin, ra quyết định, lắng nghe tích cực, hợp tác,...
- Thái độ:
+ Giáo dục học sinh thái độ lạc quan, vượt khó khăn trong bất kì hoàn cảnh nào.
- B. Chuẩn bị:
* Giáo viên: Nghiên cứu soạn bài, tiểu thuyết Rô- bin- xơn Cru- xô, Một số tranh minh họa Rô-bin-xơn ở đảo hoang. Chân dung tác, bài soạn, máy tính, máy chiếu
* Học sinh: Chuẩn bị theo sách giáo khoa (bộ dang, trang phục, trang bị, diện mạo...của Rô-bin-xơn.)
- C. Phương pháp:
+ Nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích, giảng bình, thảo luận nhóm.
+ Kĩ thuật động não, chía nhóm, trình bày một phút...
- Tiến trình bài dạy:
- Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
Ngày giảng |
Lớp |
Sĩ số |
|
|
|
|
|
|
- 2. Kiểm tra bài cũ: Giáo viên trình chiếu câu hỏi
? Qua truyện ngắn “ Những ngôi sao xa xôi” em hãy nêu những cảm nhận của em về 3 cô gái thanh niên xung phong trong tổ trinh sát mặt đường ?
* Đáp án:
+ Họ là những cô gái trẻ trung, hồn nhiên, yêu đời, mộng mơ, lạc quan xong cũng là những cô gái dũng cảm, gan dạ, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, sẵn sàng đối diện với cái chết, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ được giao. Họ đại diện cho thế hệ thanh niên xung phong trong kháng chiến chống Mĩ: kiên cường, dũng cảm không sợ khó khăn, gian khổ, có tinh thần đồng đội, yêu thương giúp đỡ nhau.
- Bài mới
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi - Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút - Thời gian: ( ) |
|
- GV đặt câu hỏi: Hàng ngày trong cuộc sống đời thường các em luôn được sống, học tập, sinh hoạt, vui chơi cùng gia đình, bè bạn, thầy cô. Hãy thử hình dung 1 hoàn cảnh bất thường các em phải tách ra khỏi môi trường sống quen thuộc, để 1 mình sống trên 1 hòn đảo hoang vu giữa biển khơi xa lạ, lúc đó các em sẽ sống ra sao? các em sẽ suy nghĩ những gì? - HS trả lời
GV dẫn dắt: Nhân vật chính trong truyện của nhà văn Đi Phô đã rơi vào hoàn cảnh đó khi anh mới 27 tuổi. Anh đã kiên cường vượt qua 28 năm 2 tháng 19 ngày trên đảo cho đến ngày được trở về đất nước quê hương( khi ông đã 55 tuổi) Từ 1 thanh niên đẹp trai, lịch sự, hào hoa sau hơn 15 năm vật lộn với cuộc sống 1 mình trên đảo vắng Rô-bin-xơn đã trở thành con người như thế nào? Chúng ta cùng theo dõi bài học hôm nay. |
|
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
|
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
|
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động - Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề - Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút - Thời gian: ( ) |
|
* GV đặt câu hỏi: Trình bày hiểu biết của mình về nhà văn Đi - phô ? * Giáo viên trình chiếu chân dung nhà văn Đi-Phô cho học sinh quan sát * Giáo viên bổ sung: Là nhà văn Anh, sinh ở Luân Đôn, thuộc gia đình thanh giáo. Cha mẹ cho đi học làm mục sư nhưng ông lại đi vào kinh doanh ở nhiều nước. Khi buôn bán thua lỗ phải đi trốn chủ nợ -> Hoàn cảnh sống gian khổ đã ảnh hưởng đến các sáng tác của ông. Ông còn tham gia hoạt động xã hội, chứng kiến được nhiều cảnh đời . Tác phẩm của ông phản ánh những điều sai trái trong xã hội và đề xuất nhiều dự án cải cách. - Ông viết tiểu thuyết muộn, khi gần 60 tuổi. Rô-bin-xơn Cru-xô (1719) là tác phẩm đầu tay nổi tiếng nhất của ông. ? Em hãy nêu xuất xứ đoạn trích? * Giáo viên giới thiệu: Nhan đề đầy đủ là: " Cuộc đời là những chuyện phiêu lưu kì lạ của Rô-bin-xơn Cru-xô".Cuốn tiểu thuyết có tính tự truyện chứ không phải nhà văn kể chuyện của mình. Ông có sử dụng một cốt truyện có thật về một người thuỷ thủ bị đắm tàu ở vùng biển Chi-lê, lạc vào đảo hoang không có dấu chân người, có một nhà hàng hải dũng cảm đi vòng quanh thế giới đã giải thoát cho người thuỷ thủ bất hạnh đang trong trạng thái hoang dã, con người của thời kì tiền sử, để trở về quê hương. Câu chuyện kể về Rô-bin-xơn Cru-xô - một người ưa phiêu lưu, mạo hiểm. Chàng đã phải đối mặt với rất nhiều gian nan trong những chuyến đi đến miền đất lạ bằng tàu biển: đắm tàu, cướp biển, bị bắt làm nô lệ...Nhưng thử thách lớn nhất là Rô-bin-xơn Cru-xô phải sống một mình trên một hòn đảo hoang cách biệt XH loài người. Một ngày, có một chiếc tàu ghé đậu ở chỗ Rô-bin-xơn Cru-xô, đám thuỷ thủ nổi loạn để chiếm tàu. Rô-bin-xơn Cru-xô đã giúp viên thuyền trưởng lấy lại tàu và chàng trở về quê hương. * GV gọi học sinh đọc phần tóm tắt sách giáo khoa * Giáo viên nêu yêu cầu đọc: Giọng đọc trầm tĩnh, vui vui pha chút hóm hỉnh, tự giễu cợt. * Giáo viên đọc mẫu ->gọi học sinh đọc -> nhận xét * GV hướng dẫn Học sinh tìm hiểu chú thích trong SGK1,3,4,7,8 ? Văn bản này thuộc thể loại nào ? + Tiểu thuyết ? Đoạn trích trong SGK được coi là bức chân dung tự hoạ của Rô- bin- xơn. Căn cứ vào trình tự miêu tả, em hãy tìm bố cục của văn bản và đặt tiêu đề cho từng phần ? + Đoạn 1: Từ đầu đến như dưới đây: cảm giác chung khi tự ngắm bản thân và bộ dạng chính mình. + Đoạn 2: Tiếp đến bên khẩu súng của tôi: trang phục và trang bị của Rô - bin – xơn + Đoạn 3: Còn lại: diện mạo của vị chúa đảo. ? Vị trí và độ dài phần Rô- bin –xơn kể về diện mạo của chàng có gì đáng chú ý so với các phần khác? ? Thông thường khi tả chân dung, bộ phận nào được người ta chú ý và miêu tả kĩ nhất? ? Tại sao trong bức chân dung tự hoạ của mình Rô - bin - xơn lại miêu tả kĩ trang phục, thiết bị hơn là miêu tả diện mạo, lại tả sau cùng và tả rất ít? + Thông thường thì người ta sẽ tả khuôn mặt đầu tiên và kĩ nhất với các bộ phận trên khuôn mặt: mắt, mũi, miệng, trán.v.v.. Hoặc nếu có tả các bộ phận khác trước thì cũng là kể tả lướt qua để làm nền cho tả khuôn mặt. + Xong ở đây thì Rô- bin – xơn làm ngược lại-> Mục đích Rô- bin –xơn muốn giới thiệu cách ăn mặc kì dị và những đồ vật luôn mang theo bên người. Do nhân vật tự kể nên nhân vật chỉ kể những gì mình nhìn thấy được một cách dễ dàng nhất. ? Theo em đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy ? + Theo ngôi thứ nhất nhân vật chính tự kể về cuộc sống của mình-> Tiểu thuyết tự thuật. * Giáo viên: Sau 15 năm sống 1 mình ở đảo hoang Rô- bin –xơn đã miêu tả lại bức chân dung của mình như thế nào-> Cô trò ta cùng đi sang phần 2 - phân tích. * Học sinh đọc lại đoạn 1 của văn bản. ? Đoạn văn đó giới thiệu điều gì? + Rô- bin- xơn tự cảm nhận chung về bức chân dung bản thân mình. ? Rô- bin xơn đã cảm nhận như thế nào về chân dung của mình ? + Nếu ai nhìn: sợ hãi, phá cười sặc sặc. * Giáo viên: Nói lên anh có bộ dạng kì lạ, quái đản và tức cười. Mới nhìn anh, người ta phải ngạc nhiên đến mức sợ hãi và sau khi hiểu ra thì cảm thấy rất thú vị ? Qua đây em có nhận xét gì về cách giới thiệu về mình của nhân vật tôi ? Cách giới thiệu đó có tác dụng ra sao? + Cách giới thiệu dí dỏm, hài hước, tự giễu mình. Cách nhà văn để nhân vật tự giới thiệu về bức chân dung của mình, như vậy khiến người đọc nhất định phải đọc tiếp xem vì sao lại có cảm giác như vậy -> Lôi cuốn, hấp dẫn trí tò mò của người đọc. ? Cảm nhận mà nhân vật tôi tưởng tượng ra chứng tỏ điều gì? + 15 năm sống trên đảo hoang, Rô- bin- xơn đã thay đổi rất nhiều, không giống với người bình thường. * Giáo viên: Cách nhà văn để nhân vật tự giới thiệu về mình như vậy khiến người đọc nhất định phải đọc tiếp xem vì sao lại có cảm giác như vậ. Ở đoạn văn 2,3 Rô -bin –xơn tự hoạ chân dung của mình 1 cách kĩ hơn, bức chân dung ấy như thế nào ta cùng đi tìm hiểu tiếp. * GV gọi học sinh đọc đoạn 2 ? Trang phục của Rô - bin- xơn gồm những thứ gì ? Mỗi thứ ấy được kể và tả như thế nào ? * Học sinh trả lời giáo viên trình chiếu + Mũ: to tướng, làm bằng da dê với 1 mảnh rủ xuống sau gáy, che nắng, chắn mưa. + Áo: bằng da dê, vạt áo dài lưng chừng bắp đùi + Quần: loe đến đầu gối, lông dê thõng xuống bắp chân. + Một đôi giống đôi ủng da dê bao quanh…-> hình dáng hết sức kì cục * GV đặt câu hỏi: Em nhận xét gì về cách miêu tả trang phục của nhân vật tôi ? => Miêu tả một cách kĩ từ trên xuống dười từng bộ phận rất tỉ mỉ từ chất liệu, hình dáng, tác dụng. ? Có điều gì khác thường trong bộ trang phục của Rô- bin - xơn ? + Tất cả đều do nhân vật tôi tự chế tạo bằng da dê, bằng cách buộc túm các tấm da dê lại với nhau chứ không phải do may vá, hay khâu bằng kim chỉ. ? Từ cách miêu tả đó giúp em nhận xét gì về trang phục của Rô -bin- xơn? * Giáo viên : Đó là bộ trang phục độc đáo và ngộ nghĩnh có 1 không 2, chính chi tiết này đã hé mở những phẩm chất của Rô- bin- xơn mà chúng ta sẽ tìm hiểu ở phần sau. ? Rô-bin-xơn trang bị cho mình những gì ? * Học sinh trả lời giáo viên trình chiếu + Dụng cụ: Rìu con, cưa nhỏ, túi đạn, túi thuốc súng và đạn, gùi sau lưng, súng khoác vai, dù lớn trên đầu che mưa nắng ? Qua miêu tả em có nhận xét gì về trang bị của Rô-bin-xơn * Giáo viên: Trang phục đã đặc biệt, xong cách Rô -bin – xơn mang trang bị lại càng đặc biệt hơn. Khiến người đọc hình dung về Rô- bin – xơn càng ngày càng độc đáo, đặc biệt, khác người. ? Để đạt được mục đích trên, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào ? ? Giọng điệu ở đây có gì đặc biệt ? ? Từ trang bị, trang phục ấy, chứng tỏ điều gì ở Rô... ? ? Theo em trang phục và trang bị đó có được nhờ vào đâu ? * Giáo viên chuyển ý: Để hoàn chỉnh bức chân dung của mình, Rô- bin –xơn đã có thêm vài nét khắc hoạ về diện mạo của mình, các em cùng theo dõi đoạn kết của văn bản để tìm hiểu diện mạo của Rô- bin –xơn. * HS Đọc phần còn lại. ? Rô- bin- xơn tự tả khuôn mặt mình như thế nào ? * Học sinh trả lời giáo viên trình chiếu + Nước da đen cháy… gần xích đạo (Châu Phi) + Râu ria: ria mép dài to kiểu người theo đạo Hồi. ? Nhận xét gì về cách miêu tả của tác giả ở đây ? + Cách miêu tả với những lời nhận xét dí dỏm, hài hước, so sánh, phóng đại: ria treo được mũ * Giáo viên: Giọng văn hài hước, hóm hỉnh, khiến ta nhớ lại bộ trang phục cùng những tính cách khác người của chàng hiệp sĩ Đôn-ki-hô-tê xứ Man tra trong tiểu thuyết cùng tên. ? Theo em tại sao nhân vật tôi chỉ chú ý miêu tả 2 nét này thôi? HS khá giỏi + Đây có thể là 2 nét thay đổi lớn nhất dễ nhận ra nhất( Ko có gương) nhưng cũng đủ để khắc hoạ chân dung vị chúa đảo... ? Em hình dung ntn về vị chúa đảo này ? ? Gợi: Màu da ko đến nỗi đen cháy có nghĩa là gì. Bộ ria với chiều dài và hình dáng kì quái khiến mọi ngời phải khiếp sợ...gợi tả một diện mạo ntn ? * Giáo viên trình chiếu câu hỏi cho học sinh thảo luận nhóm bàn ? Qua bức chân dung tự hoạ của Rô- bin -xơn người đọc có thể hình dung những gì về cuộc sống trên đảo và những phẩm chất của Rô- bin –xơn ? * HS các nhóm thảo luận trình bày kết quả, Các nhóm khác bổ sung hoàn chỉnh + Thấy được cuộc sống gian nan, vất vả trên đảo hoang hơn mười năm trời của anh + Thấy được nghị lực, trí thông minh, sự khéo léo, đầu óc thực tế, quyết tâm sống, tính cách kiên cường, tinh thần lạc quan, yêu đời của Rô -bin- xơn ? Hãy tìm những chi tiết minh hoạ cho các nhận xét đó? + Cuộc sống: đơn độc một mình giữa đảo hoang, thiếu thốn đủ mọi thứ; lương thực thực phẩm, vật dụng cá nhân, luôn đối diện sự nguy hiểm từ thú dữ, chịu sự khắc nghiệt của thời tiết: mưa nắng thất thường. + Tự lao động nuôi sống bản thân: nuôi dê lấy thịt, sữa uống và làm pho mát, trồng lúa mì, tự làm ra trang phục đồ dùng sinh hoạt phục vụ cuộc sống: bát, đĩa, nồi, chum vại đựng hạt giống v.v. + Tự trang bị vũ khí để chống lại thú dữ: làm nhà, đào hang, đóng thuyền chuẩn bị vượt biển + Sống một mình giữa hoang đảo, anh vẫn dành thời gian xén tỉa, chăm sóc bộ ria..., => Dù trong cuộc sống gian nan chống chọi với đói rét, nắng mưa, gió bão, thú dữ, bệnh tật nhưng bằng nghị lực, trí thông minh…quyết tâm sống đã giúp anh vượt lên trên hoàn cảnh bất hạnh để sống lạc quan yêu đời. * Giáo viên: Rô...rơi vào hoàn cảnh cực kì khó khăn. Nếu một người khác có thể sẽ chán nản, tuyệt vọng chờ chết nhưng anh ko hề kêu xin cầu nguyện mong ước hão huyền hay buông xuôi. Anh suy tính chi li, hành động kiên quyết, kiên trì và khôn khéo. Anh bám chắc vào cuộc sống ko phải chỉ để sống lay lắt mà luôn phấn đấu để sống ngày càng tốt hơn, ko để thiên nhiên khuất phục mà đã khuất phục thiên nhiên. Qua trang phục lỉnh kỉnh lôi thôi kì quặc, vãnn thấy hiện lên sáng ngời chân dung vị chúa đảo bất đắc dĩ trên hòn đảo của mình. Một con người tính ưa hài hước, yêu đời ham sống và mạnh mẽ biết bao .Đến đây ta hiểu dụng ý của nhà văn khi để Rô...tả trang phục trước-> Tác giả muốn nhấn mạnh hoàn cảnh sống, tinh thần và kq lao động sáng tạo của nhân vật trong hoàn cảnh khó khăn cũng như làm nổi bật và lạ lùng đến kì quái của bức chân dung tự hoạ. ? Khái quát những nét chính về nội dung của đoạn trích ?
? Nêu ý nghĩa của văn bản?
? Những thành công về nghệ thuật của tác giả?
* HS gọi học sinh đọc ghi nhớ sgk-130 |
A. Giới thiệu chung 1.Tác giả: + Đe-ni-ơn Đi - phô(1660 - 1731) là nhà văn lớn của Anh ở thế kỉ thứ XIII.
2. Tác phẩm: + Trích từ tiểu thuyết “Rô-bin-xơn Cru-xô” + Đoạn trích kể về bức chân dung tự hoạ của Rô-bin-xơn sau khi sống một mình ở đảo hoang khoảng 15 năm.
B. Đọc-Hiểu văn bản 1. Đọc- Hiểu chú thích
2. Kết cấu-bố cục + Thể loại: Tiểu thuyết + PTBĐ: Miêu tả, tự sự. + Bố cục: 3 phần
3. Phân tích:
+ Ngôi kể thứ nhất
a Bức chân dung tự hoạ của Rô-bin-xơn Cru-xô:
+ Cảm nhận chung về chân dung mình: Khiến người khác hoảng sợ hoặc cười sằng sặc.
-> Cách giới thiệu gây ấn tượng: Vừa làm nổi bật sự kì quái của nhân vật, vừa tạo cho người đọc sự tò mò theo dõi.
*. Trang phục và trang bị của chúa đảo + Trang phục:
+ đều tự chế tạo bằng da dê, do người mặc tự tạo
=> Trang phục kì cục, ngộ nghĩnh, hơi lôi thôi, cồng kềnh nhưng rất tiện lợi trong hoàn cảnh khắc nghiệt ở đảo.
+ Trang bị: Mang theo tất cả: rìu, cưa nhỏ, túi thuốc và đạn súng, gùi, dù.
-> Trang bị lỉnh kỉnh, cồng kềnh. Không giống của người bình thường, mang dáng dấp của người rừng cổ xưa.
+ Nghệ thuật liệt kê, miêu tả.
+ Giọng văn dí dỏm, hài hước.
-> Là kết quả của lao động sáng tạo, của nghị lực và tinh thần vượt lên hoàn cảnh để sống một cách tương đối thoải mái trong điều kiện có thể của bản thân.
+.Diện mạo của Rô-bin-xơn: - Da không đến nỗi đen cháy - Cặp ria mép to tướng được xén tỉa kiểu người theo đạo Hồi
-> Cách kể dí dỏm, hài hước. so sánh, lối nói cường điệu.
=> Diện mạo từng trải, khắc khổ, có phần kì quái.
b Đằng sau bức chân dung tự hoạ.
+ Cuộc sống: Gian khổ, khó khăn, thiếu thốn cả vật chất lẫn tinh thần nơi đảo hoang gần xích đạo. => Có ý chí và nghị lực phi thường, ko khuất phục hoàn cảnh, thông minh, khéo léo, chăm chỉ lao động. + Tinh thần lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống.
4. Tổng kết a Nội dung- ý nghĩa: -ND: + Nói lên cuộc sống khó khăn, gian khổ và cả tinh thần lạc quan của nhân vật tôi khi sống 1 mình trên đảo hoang. - Ý nghĩa văn bản: b Nghệ thuật + Sáng tạo trong việc lựa chọn ngôi kể và nhân vật kể chuyện. + Lựa chọn ngôn ngữ kể tự nhiên, hài hước. c Ghi nhớ: (SGK130)
|
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập - Phương pháp: - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn - Thời gian: ( ) C. Luyện tập: |
|
Câu 1: Ngôi kể được sử dụng trong văn bản là? A. Ngôi thứ nhất, nhân vật xưng tôi B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba, tác giả kể D. Cả 3 đáp án trên đều sai Câu 2: Ngôi kể văn bản giống với ngôi kể trong tác phẩm nào em đã học? A. Chiếc lá cuối cùng B. Buổi học cuối cùng C. Đánh nhau với cối xay gió D. Cô bé bán diêm Câu 3: Nội dung chính của văn bản Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang là gì? A. Kể về những ngày tháng trôi dạt ngoài biển khơi, sống trên đảo hoang của Rô-bin-sơn B. Kể về công việc hằng ngày của Rô-bin-xơn C. Miêu tả bức chân dung tự họa của Rô-bin-xơn D. Miêu tả hoàn cảnh sống của Rô-bin-xơn Câu 4: Văn bản trong SGK nói về thời điểm nào trong thời gian Rô-bin-xơn sống trên hoang đảo? A. Những ngày đầu tiên B. Khoảng một năm C. Sau 15 năm trên hoang đảo D. Ngày cuối cùng sau 28 năm 2 tháng 19 ngày Câu 5: Trang phục của Rô-bin-xơn được làm bằng chất liệu gì? A. Vỏ cây rừng B. Lá rừng C. Da của con dê D. Lông con báo Câu 6: Nhận xét nào sau đây nói đúng về chân dung của Rô-bin-xơn? A. Xấu xí, dị dạng B. Lố lăng, kệch cỡm C. Kì cục, lập dị D. Kì dị, hài hước |
|
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: Sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế - Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn trải bàn - Thời gian: ( ) |
|
Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về bài học mà mình rút ra được sau khi học văn bản Rô – bin – xơn ngoài đảo hoang. |
|
HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG, TÌM TÒI, SÁNG TẠO - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thảo luận nhóm - Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Thời gian: ( ) |
|
? Vẽ tranh minh họa Rô-bin-xơn trên đảo hoang theo tưởng tượng của em ? Tìm đọc cuốn Nghìn lẻ một dêm, câu chuyện về những cuộc phiêu lưu của thuyền trưởng Xin- bát
|
- Hướng dẫn học sinh học bài và chuẩn bị bài sau:
+ Nắm tác giả, tác phẩm, nội dung bài, phân tích các nội dung chính của bài học.
+ Tóm tắt tác phẩm; hình dung, tái hiện được bức chân dung tự hoạ của Rô...
+ Viết đoạn văn miêu tả hoặc phát biểu cảm nghĩ về nhân vật.
+ Chuẩn bị : "Tổng kết ngữ pháp"( Đọc kĩ sgk, trả lời các câu hỏi, xem lại các đơn vị kiến thức các bài tập )