Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Ôn tập về truyện. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 2. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích..
Tuần 33
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 1 57
Tiếng Việt: TỔNG KẾT VỀ NGỮ PHÁP
- Mục tiêu bài dạy:
- Kiến thức:
+ Hệ thống hoá kiến thức về câu (các thành phần câu, các kiểu câu, biến đổi câu) đã học từ lớp 6 đến lớp 9.
- Kỹ năng:
+ Tổng hợp kiến thức về câu.
+ Nhận biết và sử dụng thành thạo những kiến thức câu đã học.
- Định hướng phát triển năng lực:
+ Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.
+ Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học, tìm kiếm và xử lí thông tin, ra quyết định, lắng nghe tích cực, hợp tác,...
- Thái độ:
+ Giáo dục học sinh ý thức sử dụng đúng và thành thạo các kiểu câu, đặc biệt trong quá trình tạo lập văn bản.
- Chuẩn bị:
* Giáo viên: Hệ thống kiến thức, bảng phụ.
* Học sinh: Theo hướng dẫn sgk
- Phương pháp:
+ Vấn đáp, phân tích, thảo luận, qui nạp.
+ Kĩ thuật động não, trình bày một phút, chia nhóm...
- Tiến trình giờ dạy:
- Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
Ngày giảng |
Lớp |
Sĩ số |
|
|
|
|
|
|
- 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình giờ học.
- 3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi - Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút - Thời gian: ( )
|
|
- GV yêu cầu: Kể tên các thành phần trong câu - HS trả lời - GV dẫn dắt : Trong một câu có cấu tạo đầy đủ bao gồm các thành phần chính và thành phần phụ. Các thành phần đó các em đã được học từ các lớp dưới. Các thành phần đó có cấu tao, tác dụng như thế nào khi tham gia vào thành phần của câu ? Nội dung bài học hôm nay các em sẽ đi tổng kết về các thành phần của câu: thành phần chính, thành phần phụ |
|
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
|
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
|
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động - Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề - Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút - Thời gian: ( ) |
|
- GV yêu cầu HS: Phương pháp sắm vai: HS điều khiển các nhóm ôn tập Nhóm 1: ? Em hãy kể tên các thành phần chính và thành phần phụ của câu ? ? Trong thành phần chính có những thành phần nào ? Thành phần chính là những thành phần bắt buộc phải có để câu có cấu trúc hoàn chỉnh và diễn đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. * Đáp án: + Chủ ngữ: là thành phần chính của câu nêu tên sự vật, hiện tượng có hành động, đặc điểm, trạng thái… được miêu tả ở vị ngữ. Chủ ngữ thường trả lời câu hỏi: Ai? Con gì? Cái gì? + Vị ngữ: là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời câu hỏi: Làm gì? Làm sao? Như thế nào? Là gì? Nhóm 2: ? Kể tên các thành phần phụ ? Cho ví dụ ? Tác dụng ? * Đáp án: Ví dụ: Trạng ngữ + Vị trí: thường đứng đầu câu nhưng cũng có thể đứng ở cuôi câu hoặc giữa câu. + Tác dụng: cụ thể hoá không gian, thời gian, cách thức, phương tiện,nguyên nhân, mục đích được diễn đạt ở nòng cốt câu. + Dấu hiệu nhận biết: ngăn cách với nòng cốt bằng dấu phẩy. * Tương tự khởi ngữ học sinh tự tìm Nhóm 3: ? Kể tên và nêu dấu hiệu nhận biết các thành phần biệt lập của câu ?
? Các thành phần biệt lập đó dùng để làm gì ?
? Cho ví dụ cụ thể ?
? Thế nào là câu đơn ? + Là câu do một cụm c-v tạo thành, dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến. - Câu trần thuật đơn có từ là. - Câu trần thuật đơn không có từ là. ? Nêu dấu hiệu nhận biết câu đơn ? ? Thế nào là câu ghép ? + Là câu do hai hoặc nhiều cụm c-v không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm c-v trong câu ghép được gọi là một vế câu. Các vế câu có thể nối với nhau bằng quan hệ từ hoặc dấu phẩy, dấu chấm phẩy, dấu hai chấm. ? Nêu dấu hiệu nhận biết ? ? Nêu cách biến đổi câu ? + Biến đổi câu có một cụm c-v thành câu có hai cụm c-v. + Biến đổi câu ko có khởi ngữ thành câu có khởi ngữ. + Biến đổi câu chủ động thành câu bị động. ? Thế nào là rút gọn câu ? + Là cách lược bỏ một hoặc một số thành phần câu làm cho câu văn ngắn gọn, đỡ nặng nề mà ý nghĩa của câu vẫn ko thay đổi. ? Tác dụng của rút gọn câu ? ? Cho ví dụ minh hoạ ? + Câu nghi vấn: Là câu có hình thức nghi vấn. Chức năng chính của câu nghi vấn là dùng để hỏi. Ngoài ra câu nghi vấn còn dùng để diễn đạt hành động hành động cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe doạ, bộc lộ cảm xúc. + Câu cầu khiến: Là kiểu câu có những từ ngữ cầu khiến dùng để ra lệnh, yêu cầu, khuyên bảo. + Câu cảm thán: Dùng để biểu lộ tình cảm, cảm xúc của người nói đối với sự vật, sự việc được nói tới trong câu. + Câu trần thuật: Dùng để kể, xác nhận, miêu tả, trình bày, thông báo, nhận định...Ngoài ra, còn được dùng với một số chức năng khác. |
C. Thành phần câu: I. Thành phần chính và thành phần phụ: + Thành phần chính: CN; VN
+ CN: Thường trả lời cho các câu hỏi Ai? Con gì? Cái gì?
+ VN: Trả lời cho các câu hỏi: Làm gì? làm sao? Như thế nào? là gì?
* Thành phần phụ: + Trạng ngữ: Nêu lên hoàn cảnh về không gian, thời gian, cách thức, phương tiện, nguyên nhân, mục đích... + Khởi ngữ: Thường đứng trước CN nêu lên đề tài của câu nói. II. Thành phần biệt lập: 1.Lý thuyết: + Thành phần tình thái + Thành phần cảm thán +Thành phần gọi - đáp + Thành phần phụ chú => Dấu hiệu nhận biết: chúng không trực tiếp tham gia vào sự việc nói trong câu D. Các kiểu câu: I.Câu đơn:
II. Câu ghép
III. Biến đổi câu
IV. Các kiểu câu ứng với những mục đích giao tiếp khác nhau:
|
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: Sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế - Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn trải bàn - Thời gian: ( )
|
|
* GV đặt câu hỏi: Hãy nêu các thành phần chính, thành phần phụ của câu ? Mỗi thành phần đó có chức năng như thế nào trong câu ? * Thành phần chính: + Chủ ngữ: là thành phần chính của câu nêu tên sự vật, hiện tượng có hành động, đặc điểm, trạng thái… được miêu tả ở vị ngữ. Chủ ngữ thường trả lời câu hỏi: Ai? Con gì? Cái gì? + Vị ngữ: là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời câu hỏi: Làm gì? Làm sao? Như thế nào? Là gì? * Thành phần phụ: + Trạng ngữ: Nêu lên hoàn cảnh về không gian, thời gian, cách thức, phương tiện, nguyên nhân, mục đích... + Khởi ngữ: Thường đứng trước CN nêu lên đề tài của câu nói.
|
|
HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG, TÌM TÒI, SÁNG TẠO - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thảo luận nhóm - Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Thời gian: ( ) |
|
? Viết một đoạn văn về đề tài mùa hè và chỉ ra các thành phần trong mỗi câu
|
- Hướng dẫn học sinh học bài và chuẩn bị bài sau:
+ Ôn lại lí thuyết, hoàn thành bài tập-> Chuẩn bị kiểm tra một tiết
+ Đọc và chuẩn bị " Tổng kết ngữ pháp" ( Xem lại các đơn vị kiến thức vừa tổng kết xem và chuẩn bị các bài tập trong phần Luyện tập)
SốTT |
Tên t.p |
Tác giả |
H/c sáng tác |
TLoại PTBĐ |
T Huống
|
Nội dung |
Ýnghĩa VB |
Nghệ thuật |