Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Ôn tập Tập làm văn (tiết 4). Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Ngày soạn : Ngày dạy : Tuần 18 - Tiết 86 ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN ( Tiếp) A. Mục tiêu bài dạy: 1 Kiến thức: + Sự kết hợp của phương thức biểu đạt trong văn bản thuyết minh và văn bản tự sự. + Hệ thống văn bản thuộc kiểu thuyết minh và văn bản tự sự đó học. 2 Kỹ năng: + Tạo lập văn bản thuyết minh và văn bản tự sự. + Vận dụng kiến thức đã học để đọc- Hiểu văn bản thuyết minh và văn bản tự sự. 3 Thái độ: Giáo dục học sinh có thái độ ôn tập và hệ thống kiến thức B. Chuẩn bị: * Giáo viên: Hệ thống hoá nội dung ôn tập, bảng phụ. * Học sinh: Khái niệm văn bản thuyết minh và văn bản tự sự Sự kết hợp của các phương thức biểu đạt trong thuyết minh và văn bản tự sự. Hệ thống văn bản thuộc kiểu văn bản thuyết minh và văn bản tự sự đã học. C. Phương pháp: + Nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích, qui nạp. + Kĩ thuật động não, khăn phủ bàn, trình bày một phút... 4. Tiến trình giờ dạy: 1 Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số 2 Kiểm tra bài cũ: ? Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng yêu tố miêu tả nội tâm ( bằng cách sử dụng yếu tố đối thoại hoặc độc thoại, độc thoại nội tâm) Cho biết tác dụng của yếu tố miêu tả nội tâm đó? * Yêu cầu học sinh viết được một đoạn văn có chủ đề, diễn đạt rõ ràng, lưu loát, cso sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm thích hợp. Chỉ ra được tác dụng của các yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự 3 Bài mới: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp, kĩ thuật: quan sát tranh ; - Thời gian: 3 phút GV dẫn dắt : Ở giờ trước chúng ta đã nhắc lại những kiến thức về văn tự sự. Các yếu tố cần kết hợp trong văn tự sự. Giờ học này chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu các yếu tố dùng để nhận diện văn bản tự sự so với các văn bản khác HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động - Phương pháp, kĩ thuật: Tổ chức các hoạt động tìm hiểu và phân tích ngữ liệu, thảo luận nhóm, báo cáo kết quả, thảo luận cặp đôi - Thời gian: 25 phút HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC GV đặt câu hỏi: Tại sao trong văn bản có đủ các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận mà vẫn gọi là văn bản tự sự ? + Văn bản có đủ các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận mà vẫn gọi là văn bản tự sự bởi người ta phải căn cứ vào phương thức biểu đạt chính (kiểu văn bản) của văn bản đó. Văn bản đó vẫn được coi là tự sự vì các phương thức trên chỉ bổ trợ cho phương thức biểu đạt chính: Tự sự GV đặt câu hỏi: Theo em liệu có một văn bản nào chỉ vận dụng một phương thức biểu đạt duy nhất không ? ? Kẻ bảng, đánh dấu (x) vào ô trống mà kiểu văn bản chính có thể kết hợp với các yếu tố tương ứng ? + Kiểu văn bản chính: Tự sự có thể kết hợp với yếu tố miêu tả, nghị luận, biểu cảm, TM. + Kiểu văn bản miêu tả có thể kết hợp với yếu tố tự sự, biểu cảm, thuyết minh. + Kiểu văn bản nghị luận có thể kết hợp với yếu tố miêu tả, biểu cảm, thuyết minh. + Kiểu văn bản biểu cảm có thể kết hợp với các yếu tố tự sự, miêu tả, nghị luận. + Kiểu văn bản thuyết minh có thể kết hợp với yếu tố…nghị luận Hoạt động nhóm: + Hình thức: phiếu học tập + Thời gian: 5 phút + Nội dung: khả năng kết hợp của các yếu tố Kiểu VB chính Các yếu tố kết hợp với văn bản chính Tsự Mtả Nluận Bcảm Tminh Điều hành Tsự X X X X Mtả X X X Nluận X X Bcảm X X X Tminh X X Điều hành 8. Nhận diện văn bản: a. Khi gọi tên một văn bản người ta căn cứ vào phương thức biểu đạt chính của văn bản đó. Ví dụ: + Phương thức tái tạo hiện thực bằng cảm xúc chủ quan văn bản miêu tả. + Phương thức tác động vào cảm xúc: Văn bản biểu cảm + Phương thức cung cấp tri thức về đối tượng: Văn bản thuyết minh. + Phương thức tái tạo hiện thực bằng nhân vật và cốt truyện: Văn bản tự sự b. Trong một văn bản có đủ các yếu tố miêu tả, biểu cảm mà vẫn gọi là đó là văn bản tự sự vì các yếu tố ấy chỉ có ý nghĩa bổ trợ cho các phương thức chính là “ kể lại hiện thực bằng con người và sự việc” c. Trong thực tế ít gặp hoặc không có văn bản nào duy nhất chỉ vận dụng một phương thức biểu đạt 9. Khả năng kết hợp: GV đặt câu hỏi: 1 số tác phẩm tự sự đã học trong SGK từ lớp 6->9 không phải bao giờ cũng đủ 3 phần: Mở bài- Thân bài- Kết bài. Tại sao bài văn của các em vẫn yêu cầu đảm bảo bố cục 3 phần ? + Bố cục 3 phần: MB, TB, KB là bố cục bắt buộc đối với học sinh khi viết bài tập làm văn. Nó giúp cho học sinh bước đầu làm quen với tư duy cấu trúc khi xây dựng văn bản để sau này học cao lên có thể viết luận văn, luận án, viết sách. -> Bố cục này giúp học sinh làm quen với tư duy cấu trúc để sau này tiến tới tư duy logic, khoa học, mang tính quy phạm đối với học sinh. * Giáo viên: Một số tác phẩm tự sự từ lớp 6 đến lớp 9 không phải bao giờ cũng phân biệt rõ ràng bố cục 3 phần vì các nhà văn không bị bó buộc bởi tính qui phạm. Điều quan trọng với họ là vấn đề tài năng và tính sáng tạo ? Những kiến thức, kĩ năng của kiểu văn bản tự sự của phần Tập làm văn giúp gì cho em trong việc đọc- hiểu văn bản các tác phẩm văn học trong SGK ngữ văn không ? + Những kiến thức, kĩ năng của kiểu văn bản tự sự (phần TLV) soi sáng thêm nhiều cho chúng ta trong phần đọc- hiểu văn bản, tác phẩm văn học trong chương trình ngữ văn. - Hiểu nội dung tác phẩm trước hết là tóm tắt văn bản tự sự, xác định được nhân vật chính- phụ. - Đánh giá được nhân vật ( thông qua biểu hiện hình dáng, hành động, nội tâm, cử chỉ của nhân vật) -> Phân tích nhân vật, qua nhân vật thể hiện tư tưởng, chủ đề của văn bản. + Phương thức biểu đạt, giá trị nghệ thuật, ngôi kể, lời kể,…-> Cách thể hiện của nhà văn, mục đích cần đạt, cần nói đến của văn bản. VD: Làng, Truyện Kiều,… ? Những kiến thức, kĩ năng về văn bản tự sự của phần đọc- hiểu văn bản và phần Tiếng Việt tương ứng giúp em những gì trong việc viết văn tự sự ? + Những kiến thức, kĩ năng về văn bản tự sự (phần đọc- hiểu văn bản) và phần Tiếng Việt tương ứng giúp học sinh những tri thức cần thiết để làm văn tự sự: + Các văn bản tự sự cung cấp cho học sinh đề tài, nội dung, csach kể chuyện, cách dựng ngôi kể, cách dẫn dắt, xây dựng và miêu tả nhân vật, sự việc,… VD: Lặng lẽ Sa Pa, Làng,… Giáo viên sử dụng bảng phụ (Cung cấp cho học sinh 2 bài tập) 10. Bố cục của văn bản tự sự: * Bố cục 3 phần: + Mở bài: Giới thiệu chung về nhân vật, sự việc + Thân bài: Diễn biến sự việc + Kết bài: Kết thúc sự việc, cảm nghĩ của bản thân HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập - Phương pháp, - Kĩ thuật: Kĩ thuật động não - Thời gian: GV gọi HS đọc bài tập Bài tập 1: So sánh 2 đoạn văn sau, nhận xét về ngôi kể và cách kể? a) Chiều hôm ấy bà Hai về cũng có vẻ khác lạ. Bà bước từng bước, mặt cúi xuống. Đôi quang thúng lủng lặng trên hai mấu đòn gánh. Bà đi thẳng vào trong nhà lúi húi xếp hàng vào 1 xó ròi ra bậu cửa ngồi ôm má nghĩ ngợi. Trẻ con cũng không đứa nào vòi quà. Trong nhà im ắng, không tiếng nói. b) Chiều hôm ấy bà Hai về cũng có vẻ khác. Bà bước từng bước uể oải, cái mặt cúi xuống bần thần. Đôi quang thúng thõng thẹo trên hai mấu đòn gánh. Bà đi thẳng vào trong nhà lúi húi xếp hàng ra 1 xó, rồi lẳng lặng ra bậc cửa ngồi ôm má nghĩ ngợi. Trẻ con cũng không đứa nào dám vòi quà. Trong nhà có cái im lặng thật là khó chịu, không ai dám cất tiếng lên nói, cả đến nhìn nhau họ cũng không dám nhìn nhau nữa. Bài tập 1: Nhận xét về vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự + Trong đoạn văn (a) người kể quan sát từ bên ngoài, tả 1 cách khách quan nên chưa so sánh. + Trong đoạn văn (b) người kể thấu suốt từ dáng vẻ đến tâm tư tất cả các nhân vật, tạo nên 1 không khí ám ảnh tất cả mọi người, cảnh vật trong nhà ông Hai (dẫn chứng) Bài tập 2. Cho đoạn văn sau đây: “Nhìn đỏ chói trên bài kiểm tra Tiếng Anh, Tâm nở nụ cười. Tan học, nó về thẳng nhà, chạy tìm ông nội. Ông đang đọc báo, nó đặt bài kiểm tra ấy lên tờ báo. Ông thấy ngay điểm 10 nhưng chỉ nói “Được” và xoa đầu nó. ? Vẫn dùng ngôi kể thứ 3 nhưng thay đổi điểm nhìn để tạo ra các biểu hiện nhiều chiều, khiến cho đoạn tự sự sinh động hơn. * Giáo viên cho học sinh đọc bài của cá nhân. -> Học sinh khác nhận xét. * Giáo viên chữa. Bài tập 2 - Thêm nhiều từ ngữ miêu tả dáng vẻ, thái độ, tình cảm của 2 nhân vật (Ví dụ: nụ cười rạng rỡ, trịnh trọng đặt bài kiểm tra ấy). * Thêm những câu văn từ ngữ miêu tả tâm trạng nhân vật. + Nó nóng lòng đợi lời khen. + Ông thấy ngay điểm chỉ nói “Được” nhưng đôi mắt lấp lánh nheo cười rồi xoa đầu nó. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: Hệ thống những kiến thức đã học và luyện tập - Phương pháp: Vấn đáp - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn - Thời gian: 5 phút GV yêu cầu : Viết 1 đoạn văn tự sự có yếu tố nghị luận, ghi lại diễn biến cuộc đấu tranh nội tâm của nhân vật khi rơi vào tình huống phải tự nhận khuyết điểm, lỗi lầm của mình ? - HS thực hiện hniệm vụ HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, SÁNG TẠO - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thảo luận nhóm - Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Phương tiện: Phiếu học tập - Thời gian: 3 phút + Tìm ví dụ minh hoạ cho sự kết hợp các phương thức biểu đạt khác nhau trong văn bản tự sự. 4. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài sau: + Vận dụng kiến thức phần Tập làm văn, Tiếng Việt để đọc – hiểu một đoạn văn bản theo đặc trưng thể loại tự sự. + Đọc và soạn văn bản " Những đứa trẻ" ( Tìm hiểu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt đoạn trích, thể loại PTBĐ, bố cục, các nội dung và nghệ thuật chính.v.v.