Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Những đứa trẻ. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Ngày soạn : Ngày dạy : Tuần 18 - Tiết 87 ĐỌC THÊM: NHỮNG ĐỨA TRẺ ( Trích “ Thời thơ ấu” – M. Go-rơ-ki) A. Mục tiêu bài dạy: Sau bài học, HS có khả năng : 1. Kiến thức: + Hiểu những đóng góp của M.Go-rơ-ki đối với văn học Nga văn học TQ và văn học nhân loại. + Nắm được mối đồng cảm chõn thành của nhà văn với những đứa trẻ bất hạnh. + Hiểu cách sử dụng lời văn tự sự giàu hình ảnh, đan xen giữa chuyện đời thường với truyện cổ tích. 2. Kỹ năng: + Đọc-hiểu văn bản truyện hiện đại nước ngoài. + Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các PTBĐ trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại. + Biết kể và tóm tắt được truyện theo nhân vật và sự vệc chính. 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân: tự lập, tự tin, tự chủ trong việc thực hiện nhiệm vụ của bản thân và các công việc được giao. 4. Thái độ: + Giáo dục tình yêu quê hương đất nước, tình bạn trong sáng thuỷ chung, căm ghét chế độ phong kiến hà khắc. B. Chuẩn bị: * Giáo viên: Chân dung tác giả, tác phẩm, bảng phụ, tài kiệu tham khảo, bài soạn * Học sinh: Đọc và trả lời câu hỏi, tìm hiểu thêm về tác giả tác phẩm, tóm tắt tác phẩm. + Tình huống truyện, bố cục, ngôn ngữ, nghệ thuật diễn biến tâm trạng của nhân vật. C. Phương pháp: + Nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích, bình, thảo luận. + Kĩ thuật động não, khăn phủ bàn, trình bày một phút... D. Tiến trình giờ dạy: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: ? Tác phẩm bộc lộ quan điểm tiến bộ của tác giả về con người và thời đại. Em có đồng ý không ? - Quan điểm tiến bộ của tác giả thể hiện ở tư tưởng phê phán: + Xã hội Trung Quốc đầu thế kỉ XX, xã hội áp bức, lễ giáo phong kiến đè nặng lờn cuộc sống người dân. + Con người: Bị bần cùng hoá, lạc hậu, mụ mẫm, cam chịu, bị tha hoá, ích kỷ, nhỏ nhen… + Hi vọng và tin tưởng vào tương lai tốt đẹp, thức tỉnh người dân Trung Quốc không nên cam chịu, phải tự mình xây dựng cuộc sống mới xã hội mới. ? Nghệ thuật đặc sắc của căn bản ? - Kết hợp nhuần nhuyễn các PTBĐ tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận. - XD hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng. - Kết hợp giữa kể với tả, biểu cảm và lập luận làm cho câu chuyện được kể sinh động, giàu cảm xúc và sâu sắc. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:(Trải nghiệm) - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp, kĩ thuật: quan sát tranh ; - Thời gian: GV đặt câu hỏi: Em có suy nghĩ gì về tình bạn thời thơ ấu? Hãy chia sẻ suy nghĩ đó với người bạn bên cạnh. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động - Phương pháp, kĩ thuật: Tổ chức các hoạt động tìm hiểu và phân tích ngữ liệu, thảo luận nhóm, báo cáo kết quả, thảo luận cặp đôi - Thời gian: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC GV đặt câu hỏi: Giới thiệu những hiểu biết của em về tác giả M.Go-rơ-ki? * Giáo viên giới thiệu chân dung nhà văn & bổ sung: Go-rơ- ki (Tiếng Nga có nghĩa là: cay đắng) Tên thật là Alécxây Pêskốp Ông sinh trưởng trong gia đình lao động nghèo, tuổi thơ trải qua nhiều cay đắng: 3 tuổi mồ côi cha, 10 tuổi mẹ đi lấy chồng khác, phải ở với ông bà ngoại, người ông khó tính thường hay đánh đập vô cớ, phải tự lập từ rất sớm, kiếm sống bằng nhiều nghề khác nhau... M.Go-rơ-ki là tấm gương tự học, tự rèn luyện với nghị lực phi thường, là những nhân tố góp phần tạo nên tấm lòng nhân hậu và tài năng nghệ thuật để trở thành nghệ sĩ ưu tú của nghệ thuật vụ sản, là đại văn hào của nước Nga và thế giới, có ảnh hưởng sâu rộng đến văn học Việt Nam. ? Nêu những hiểu biết của em về văn bản " Những đứa trẻ" ? * Giáo viên: Bộ 3 tự truyện (Thời thơ ấu, Những trường đại học của tôi, Kiếm sống) là những trang văn thấm đầy nước mắt, có cả tiếng thở dài, có cả nụ cười, tiếng hát ngây thơ…Đó là chặng đường đầy thử thách trong cuộc đời của nhân vật Aliôsa (Tên tác giả còn nhỏ) từ năm 3-4 tuổi đến năm 17 tuổi. -Tác phẩm “Thời thơ ấu” gồm 13 chương là cuốn đầu tiên trong bộ ba tiểu thuyết nói trên.Nhà văn viết tác phẩm này (1913-1914) lúc ông đã ngoài 40 tuổi. Ông kể lại quãng đời của mình mấy chục năm về trước, từ lúc lên 3 tuổi đến năm 10 tuổi. Mở đầu tập tiểu thuyết là chuyện bố mất, lúc đó Aliôsa mới 3 tuổi. Chú về sống với gia đìnhông bà ngoại. Mẹ đi lấy chồng khác, thỉnh thoảng mới về thăm nhà. Aliôsa sống những năm tháng tuổi thơ héo hắt ở đây, sớm chứng kiến ngay trong gia đình những cảnh đời nhức nhối. Ông ngoại Vaxili Casirin là ngưòi khó tính, thiếu tình thương, 2 cậu của Aliôsa thì đánh nhau vì tranh chấp gia tài, lão đại tá Ôpxian nicốp bên nhà hàng xóm hách dịch, coi khinh những ngưòi thuộc tàng lớp dưới... - Đoạn trích nằm ở chương thứ 9 sau đoạn Aliôsa cứu thằng bé con ông đại tá. * Yêu cầu đọc: Đoạn văn có nhiều đối thoại, chú ý đọc với giọng điệu phù hợp. Chú ý từ phiên âm tiếng nước ngoài-> phát âm chính xác * Giáo viên đọc mẫu 1 đoạn. * Học sinh đọc -> nhận xét -> giáo viên nhận xét, rút kinh nghiệm. ? Hãy tóm tắt đoạn trích ? + Sau gần 1 tuần, không thấy, sau đó 3 anh em con đại tá lại ra chơi với Aliôsa. Chúng trò truyện về bắt chim, dì ghẻ...Aliôsa đã kể cho lũ trẻ nghe chuyện cổ tích mà bà ngoại đã kể cho chú. Viên đại tá già cấm các con chơi với Aliôsa, đuổi em ra khỏi sân nhà lão. Nhưng Aliôsa vẫn tiếp tục bí mật chơi với những đứa trẻ ấy và cả bọn cảm thấy vui thích. * Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu 1 số chú thích sgk. ? Phương thức biểu đạt chính của văn bản? (Tự sự kết hợp miêu tả) ? Tác giả đã sử dụng ngôi kể nào khi kể chuyện? ( Ngôi thứ nhất - cậu bé Aliôsa) ? Nhân vật chính trong văn bản là ai? ? Có thể coi tác giả chính là nhân vật “ Tôi” trong văn bản không? Vì sao? + Vì văn bản này nằm trong bộ tự truyện của M.Go-rơ-ki, ở đó nhà văn dùng ngôi thứ nhất, tự kể về cuộc đời mình. ? Văn bản được viết theo thể loại nào? - Văn bản chính là đoạn trích của tiểu thuyết tự thuật. ? Em hiểu gì về tiểu thuyết tự thuật? - Còn gọi là tự truyện. Loại tiểu thuyết trong đó nhà văn kể chuyện đời mình. Truyện kể ở ngôi thứ nhất, người kể chuyện xưng Tôi là tác giả... ? Em nhận xét gì về PTBĐ của truyện? + Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm. (Ngôn ngữ đối thoại, chi tiết thật kết hợp chi tiết hư ảo) -> Sự ngây thơ, hồn nhiên, trong trắng của những đứa trẻ khi nghĩ về bà, về mẹ,… ? Văn bản chia làm mấy phần? Nội dung từng phần? + Phần 1: “…ấn cổ em nó xuống”: Tình bạn tuổi thơ trong trắng. + Phần 2: “…cấm không được đến nhà tao”: Tình bạn bị cấm đoán. + Phần 3: Còn lại: Tình bạn vẫn cứ tiếp diễn * Giáo viên tóm tắt đoạn trước: Aliôsa nhà nghèo, ít học sống với ông ngoại khó tính nhưng bà ngoại nhân hậu. Em thường trèo lên cây nhìn sang sân nhà đại tá -> 3 đứa trẻ lảng tránh không chơi với Aliôsa. Một lần Aliôsa tình cờ cứu 1 đứa trẻ rơi xuống giếng -> tình bạn nảy sinh giữa chúng * Trong quá trình phân tích, tìm hiểu theo 2 ý: + Hoàn cảnh đáng thương của những đứa trẻ. + Tình cảm trong sáng, đẹp đẽ của những đứa trẻ -> Giúp hiểu rõ hơn về nội dung văn bản. * Giáo viên chia nhóm và học sinh thảo luận câu hỏi, ghi lại đáp án ( Kĩ thuật mảnh ghép) Nhóm 1: Câu hỏi 1? Hãy nêu lên những lí do khiến những đứa trẻ kết bạn với nhau? * Giáo viên gợi ý cho học sinh dựa vào chú thích và phần nội dung các cuộc nói chuyện giữa bọn trẻ: hoàn cảnh sống, tình cảm, những mong ước, sở thích.v.v. Nhóm 2: Câu hỏi 2? Em có suy nghĩ gì về hoàn cảnh của những đứa trẻ ? + Hoàn cảnh sống thiếu thốn tình cảm khiến những đứa trẻ luôn hướng về nhau, hiểu nhau, quan tâm, đoàn kết và chia sẻ với nhau dù bị người lớn cấm đoán. * Giáo viên: Tình bạn đã để lại trong lòng Aliôsa ấn tượng sâu sắc khiến mấy chục năm sau ông vẫn nhớ như in và kể lại thật xúc động. Nhóm 3: Câu hỏi 3 ? Trong đoạn hồi ức thể hiện những quan sát và cảm nhận rất tinh tế của Aliôsa. Hãy lấy 1 số Vví dụ? ? Tại sao ông đại tá lại không cho Aliôsa chơi với những đứa con của mình? + Vì 2 gia đình thuộc 2 tầng lớp xã hội khác nhau: 1 bên là dân thường (lao động) và 1 bên là quan chức giàu sang (quý tộc). * Giáo viên: Những đứa trẻ sinh ra trong những gia đình có hoàn cảnh khác nhau, khác nhau cả về vị trí xã hôi. Mặc dù bị người lướn cấm đoán: ông ngoại của Aliôsa và lão đại tá, xong tình cảm của bọn trẻ không vì thế mà tan vỡ. Tình cảm đó phát triển như thế nào, chúng ta cùng theo dõi phần còn lại của văn bản * Thảo luận nhóm các câu hỏi - Thêi gian: 4 phút - Yêu cầu: Nhóm 1: Câu hỏi 1? Tình bạn của bọn trẻ xuất phát từ đâu ? Nhóm 2: Câu hỏi 2? Dù bị cấm đoán nhưng vì sao lũ trẻ vẫn tìm đến nhau ? Tình cảm của chúng với nhau được thể hiện như thế nào * Giáo viên có thể gợi ý cho học sinh hướng để các em thảo luận ? Vì sao Aliôsa lại kể chuyện cổ tích cho bạn nghe? + Kể chuyện cổ tích về người chết sẽ sống lại ->An ủi những người bạn mồ côi, muốn nhen lên hi vọng nơi chúng về những điều tốt đẹp ở đời và ngay cả những điều Aliôsa tin ở truyện cổ tích.. ? Bọn trẻ có biểu hiện như thế nào khi nghe những câu chuyện đó ? Em suy nghĩ như thế nào về chúng? - Thằng bé mím chặt môi, phùng má lên + Thằng kia chống khuỷu tay lên đầu gối + ….ấn em nó cúi xuống. -> Đó là những đứa trẻ đáng yêu và đáng thương. ? Sau rất nhiều câu chuyện cổ tích, liên quan đến bà, thằng lớn khái quát: “Tất cả những người bà đều tốt…ngày trước…”em suy nghĩ gì về câu nói này ? - Những chuyện cổ tích về bà + Gợi hình ảnh những người bà bao dung, nhân hậu. Nhóm 3: Câu hỏi 3 ? Qua những câu chuyện của bọn trẻ, em có cảm nhận ntn về tình bạn của chúng ? ? Cách kể chuyện đời thường và chuyện cổ tích lồng trong nhau có tác dụng gì ? + Thể hiện tâm hồn trong sáng, khát khao của những đứa trẻ. ? Tác dụng của việc kết hợp kể với tả và biểu cảm ?HS khá + Làm cho câu chuyện về những đứa trẻ được kể sinh động, chân thực và đầy cảm xúc. ? Nêu những nét đặc sắc về nội dung đoạn trích? + M.Go rơ ky đã thuật lại 1 cách sinh động tình bạn thân thiết của ông hồi nhỏ với những đứa trẻ thiếu tình thương bên hàng xóm, bất chấp sự ngăn cản của người lớn. ? Văn bản có ý nghĩa như thế nào? ? Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích? * Học sinh đọc lại Ghi nhớ SGK- 234 A. Giới thiệu chung: 1. Tác giả: + M. Go rơ ki (1868-1936) + Là nhà văn lớn của Nga và thế giới đầu thế kỉ XX. 2. Tác phẩm: + Thời thơ ấu- Tiểu thuyết gồm 13 chương, là 1 trong 3 bộ tiểu thuyết tự thuật (1913-914) + Những đứa trẻ trích từ chương I X của tác phẩm. B. Hướng dẫn tìm hiểu văn bản: 1. Đọc - Hiểu chú thích: 2. Thể loại, bố cục: + PTBĐ: Tự sự kết hợp với tả và biểu cảm. + Bố cục: 3 phần + Thể loại: Tiểu thuyết tự thuật 3. Hướng dẫn tìm hiểu văn bản: a Hoàn cảnh đáng thương của những đứa trẻ: + Chúng cùng trang lứa, ở gần nhau, là hàng xóm. + Chúng đều thiếu tình yêu thương của người mẹ, đều yêu quý bà. b Tình cảm trong sáng, đẹp đẽ của những đứa trẻ: + Tình bạn gắn bó trên nhu cầu đồng cảm và chia sẻ-> trở thành những người bạn thân thiết + Aliôsa muốn an ủi những người bạn mồ côi, muốn chúng tin vào những điều kì diệu, tốt đẹp, muốn chúng vui, hạnh phúc,… -> Bọn trẻ ngây thơ, hồn nhiên, đáng thương. => Cảm nhận tình bạn gắn bó từ sự cảm thông, từ những mất mát và hi vọng của chúng 4. Tổng kết: a Nội dung- Ý nghĩa: * ND: Tình bạn trong sáng, ấm áp của những đứa trẻ sống thiếu tình thương * Ý nghĩa của văn bản: + Đoạn trích thể hiện tình bạn tuổi thơ trong sáng, đẹp đẽ và những khao khát tình cảm của những đứa trẻ. b Nghệ thuật: + Cách kể chuyện đời thường và chuyện cổ tích lồng trong nhau có tác dụng thể hiện tâm hồn trong sáng, khát khao của những đứa trẻ. + Kết hợp kể với tả và biểu cảm: Làm cho câu chuyện về những đứa trẻ được kể sinh động, chân thực và đầy cảm xúc. c Ghi nhớ: ( SGK-234) C. Luyện tập: HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập - Phương pháp, - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn - Thời gian: ? Em có nhận xét gì về tình bạn của những đứa trẻ trong đoạn trích? ? Qua đoạn trích em rút ra được bài học gì cho bản thân về cuộc sống gia đình về tình bạn? Kĩ năng sống C. Luyện tập: HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: Hệ thống những kiến thức đã học và luyện tập - Phương pháp: Vấn đáp - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn - Thời gian: ? Cách kể chuyện có gì đặc biệt? Hình ảnh lũ trẻ hiện lên như thế nào ? + Kể chuyện chủ yếu bằng ngôn ngữ đối thoại, kết hợp sinh động giữa đời thường và chuyện cổ tích. Hình ảnh lũ trẻ hiện lên sinh động, chân thực với tình bạn gắn bó dựa trên cơ sở sự đồng cảm, hiểu biết, sẻ chia, trong mất mát và hi vọng… HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, SÁNG TẠO - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thảo luận nhóm - Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Phương tiện: Phiếu học tập - Thời gian: ? Tìm một số danh ngôn nói về tình bạn 4. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài sau: + Đọc lại đoạn trích, học ghi nhớ + Nêu cảm nhận của em về tình bạn của những đứa trẻ. + Đọc và chuẩn bị " Tập làm thơ tám chữ ( Tiếp tiết 55)