Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Nói với con. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 2. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 124

 Văn bản:NÓI VỚI CON

            ( Y Phương)

  1. A. Mục tiêu bài dạy:
  2. 1. Kiến thức:

+ Tình cảm thắm thiết của cha mẹ đối với con cái

+ Tình yêu và niềm tự hào về vẻ đẹp, sức sống mãnh liệt của quê hương.

+ Hình ảnh và cách diễn đạt độc đáo của tác giả trong bài.

  1. 2. Kỹ năng:

+ Đọc - hiểu một văn bản thơ trữ tình

+ Phân tích cách diễn tả độc đáo, giàu hình ảnh của người miền núi.

  1. Định hướng phát triển năng lực học sinh.
  2. Các năng lực chung:

- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực sử dụng CNTT; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

  1. Các năng lực chuyên biệt:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực cảm thụ văn học.

  1. Thái độ:

+ Yêu quí và kính trọng cha mẹ, tình yêu và niềm tự hào về vẻ đẹp, sức sống mãnh liệt của quê hương.

  1. B. Chuẩn bị:

* Giáo viên: Đọc kĩ SGK- soạn bài.Chân dung của nhà thơ và bảng phụ, phiếu học tập

* Học sinh: Chuẩn bị theo sách giáo khoa ( Thể thơ, PTBĐ, mạch cảm xúc, bố cục, các hình ảnh tiêu biểu, biện pháp nghệ thuật...). những văn bản nói về tình yêu quê hương, đất nước.

  1. Phương pháp:

+ Nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích, giảng bình, thảo luận nhóm.

+ Kĩ thuật động não, chia nhóm, khăn phủ bàn, trình bày một phút...

  1. Tiến trình giờ dạy:
  2. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
  3. 2. Kiểm tra bài cũ:

 ? Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ “ Sang thu” ? Nêu nét đặc sắc về nghệ thuật, ý nghĩa bài thơ ?

* Đáp án:

+ Đọc thuộc lòng, chính xác từ ngữ, diễn cảm bài thơ

+ Khắc hoạ được hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, đặc sắc về thời điểm giao mùa hạ-thu ở nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ.

+  Sáng tạo trong việc sử dụng từ ngữ, phép nhân hoá, phép ẩn dụ.

* Ý nghĩa văn bản: Bài thơ thể hiện những cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảng khắc giao mùa.

  1. 3. Bài mới:

 

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Mc tiêu: to hng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình hu

ống/vấn đề học tập

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi

- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút

- Thời gian: (3 phút )

GV cho HS nghe một đoạn trong bài hát Quê hương được phổ thơ của nhà thơ Đỗ Trung Quân và nêu cảm nhận về bài hát

- Từ câu trả lời của hs , gv gới thiệu vào bài mới:

Quê hương mỗi người chỉ một

                                             Như là chỉ một mẹ thôi

Quê hương nếu ai không hiểu

Sẽ không lớn nổi thành người

GV dẫn dắt: Tình yêu thương con cái, mong ước thế hệ sau tiếp nối xứng đáng, phát huy truyền thống của tổ tiên, quê hương vốn là tình cảm cao đẹp của con người Việt Nam ta suốt bao đời nay. Bài thơ " Nói với con của nhà thơ Y Phương cũng nằm trong cảm hứng rộng lớn và phổ biến ấy. Nhưng Y Phương lại có 1 cách nói.

 

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề

- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút

- Thời gian: (   )

* GV đặt câu hỏi:

? Em hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả Y Phương ?

* Giáo viên giới thiệu chân dung nhà thơ và bổ sung: Hiện là Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Cao Bằng. Thơ Y Phương thường mượn cách ví von qua các hình ảnh cụ thể diễn tả độc đáo, mộc mạc mà gợi cảm mạnh mẽ để bộc lộ tình cảm => Đặc điểm trong thơ miền núi nói chung. Thơ ông như một bức tranh thổ cẩm đan dệt những mầu sắc khác nhau phong phú và đa dạng nhưng trong đó có mầu sắc chủ đạo, âm điệu chính là bản sắc dân tộc đậm nét và độc đáo ( về lẽ sống, đạo làm người, sự gắn bó với quê hương đất nước)

+ Tác phẩm chính: Tiếng hát tháng giêng (1986)  Đàn then (1996)

* GV đặt câu hỏi: Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?

* Giáo viên: Những năm 80 của thế kỉ XX đời sống của nhân dân thiếu thốn ( đặc biệt với đồng bào dân tộc miền núi) Những viên chức dựa vào đồng lương ít ỏi. Có nhiều người tốt làm ăn lương thiện và cũng không ít người bị tha hoá biến chất như buôn gian, trốn đi nước ngoài ... Từ thực tế khó khăn ấy ông làm bài thơ để tâm sự với mình, động viên mình đồng thời để nhắc nhở con cháu...

Giáo viên hướng dẫn cách đọc: Giọng ấm áp, yêu thương, tự hào.

* Giáo viên đọc mẫu, gọi học sinh đọc-> nhận xét.

* Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu 1 số chú thích/SGK

* GV đặt câu hỏi:

 Giải nghĩa các từ: lờ, ken, thung ?

? Đây là từ loại nào? Tại sao em biết ?

? Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

+ Thuộc thể thơ trữ tình. có nhân vật trữ tình (người cha).

 ? Nhận xét về số câu, nhịp, vần của bài thơ?

 + Số câu dài ngắn không đều

+ Vần nhịp không cố định, vận động theo dòng cảm xúc của tác giả.

 ? Bài thơ được trình bày theo phương thức biểu đạt nào ?

* Giáo viên: Mượn lời nói với con, nhà thơ gợi về cội nguồn sinh dưỡng mỗi người, gợi về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương mình.

? Nêu mạch cảm xúc của nhà thơ ?

+ Từ tình cảm gia đình-> tình cảm quê hương đất nước, từ khái niệm gần gũi -> nâng lên lẽ sống

? Xác định bố cục của văn bản, nêu nội dung của từng phần ?

 

+ Đoạn 1: Từ đầu -> trên trời. Con lớn lên trong tình yêu thương, sự nâng đỡ của cha mẹ, trong cuộc sống lao động êm đềm, nên thơ ở quê hương=> Nói với con về tình cảm cội nguồn.

+ Đoạn 2: Còn lại. Lòng tự hào về quê hương và niềm mong ước con hãy kế tục xứng đáng truyền thống ấy=> Nói với con về truyền thống quê hương.

* Giáo viên: Bài thơ đi từ tình cảm gia đình mà mở rộng ra tình cảm quê hương. Từ những kỉ niệm gần gũi, tha thiết mà nâng lên lẽ sống. Cảm xúc chủ đề của bài thơ được bộc lộ, dẫn dắt 1 cách tự nhiên, có tầm khái quát nhưng vẫn thấm thía.

* Học sinh đọc đoạn 1

? Người cha đã nói với con về tình cảm cội nguồn, đó là những tình cảm nào ?

+ Tình cảm gia dình

? Tình cảm yêu thương, đùm bọc của cha mẹ được thể hiện qua những hình ảnh nào?

Chân phải...cha

Chân trái...mẹ

Một bước...nói

Hai bước...cười.

? Nhận xét gì về các hình ảnh, cách diễn đạt ở 4 câu thơ đầu? Tác dụng  của các hình ảnh và cách diễn đạt đó?

+ Với các hình ảnh cụ thể, cách diễn đạt dường như vô lý song lại tạo ra sự độc đáo, đặc sắc trong tư duy và cách diễn đạt của người miền núi

=> Tạo không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt.

? 4 câu đầu thể hiện nội dung nào?

 ( ? Những hình ảnh, chân phải, chân trái, 1 bước, 2 bước nói lên điều gì?)

+ Tả, kể đứa con ngây thơ, chập chững tập đi, tập nói trong tình yêu thương, chăm sóc, nâng đỡ, mong chờ của cả cha và mẹ

? Vì sao lời đầu tiên người cha lại nói với con điều đó ?

+ Muốn nhắc con về tình cảm gia đình ruột thịt. Tình cảm gia đình là cội nguồn sinh dưỡng của mỗi tình cảm cao quý nhất, là nền tảng của mọi tình cảm-> Lời nhắc nhở giáo dục đầu tiên: gia đình là chiếc nôi, là tổ ấm nu ôi con lớn khôn và trưởng thành.

* Giáo viên: Nhưng không chỉ dừng lại ở sự chăm sóc của gia đình, người con vẫn còn được trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và còn nhận được sự đùm bọc che chở tình nghĩa của quê hương.

? Em hiểu “người đồng mình” là gì ? Có thể thay thế từ ngữ “người đồng minh” bằng những hình ảnh nào khác ?

+ “Người đồng mình”: Những người cùng sống trong một môi trường,  quê hương tác giả

+ “Người đồng mình” có thể thay thế bằng người bản (làng, buôn) quê mình

? Tại sao tác giả không dùng những từ ngữ đó?

+ Cách nói riêng mộc mạc, mang tính địa phương của người dân tộc Tày.

? Vì sao người cha nói với con người đồng minh đáng yêu lắm ?

+ Miêu tả cụ thể cuộc sống lao động cần cù, tươi vui, ngoài ra còn thể hiện sự gắn bó, quấn quýt trong lao động, làm ăn của đồng bào quê hương qua các động từ: cài, ken

* Hãy theo dõi hai câu thơ “ Rừng cho hoa… con đường cho tấm lòng”

? Em cảm nhận như thế nào về hình ảnh thơ " rừng cho hoa, con đường cho tấm lòng"?

+ Hoa vẻ đẹp của thiên nhiên

+ Tấm lòng: vẻ đẹp của tình người

-> Rừng núi quê hương thật thơ mộng và nghĩa tình. Vẻ đẹp của thiên nhiên không chỉ là ở màu sắc, cái ta nhìn thấy mà còn là cả “tấm lòng”: đó là sự che chở, nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn, lối sống.

? Từ những hình ảnh trên, gợi cho ta cảm nhận gì về quê hương?

Nhóm bàn- 3 phút

* Giáo viên: Đề tài quê hương là đề tài quen thuộc được nhiều nhà văn, nhà thơ nhắc đến:

+ Quê hương là chùm khế ngọt....

+ Quê hương tôi có con sông xanh biếc...

Nhưng với Y phương, quê hương miền núi rất chân thực cũng rất nên thơ.

Để giáo dục con trên bước đường đời tiếp theo, người cha đã nói gì tiếp theo với con-> phần 2

? Hai câu kết đoạn 1 có ý nghĩa gì ?

+ Để có con ngày hôm nay cha mẹ mãi mãi nhớ về ngày cưới, ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời và đó là khởi đầu hạnh phúc gia đình

? Người cha mong muốn gì ở con qua cách nói như vậy ?

* Học sinh đọc tiếp phần còn lại

Người cha đã nói với con về những đức tính của người đồng mình qua những từ ngữ nào ?

+ không chê đá gập ghềnh

+ không chê thung nghèo khó

+ không lo cực nhọc

hương”=>Thể hiện sự tự hào, kiêu hãnh

? hình ảnh này gợi lên cuộc sống như thế nào Các

+ Vất vả, cực nhọc, gian nan trên những vùng đất cằn cỗi, hiểm trở =>  Những con người cần cù, nhẫn nại, bền bỉ, giàu ý chí,

? Cách diễn đạt những hình ảnh, chi tiết thơ ấy có gì đặc biệt ?

+ Điệp từ: sống, không chê, người đồng mình.

->  Nêu lên sự can trường, dũng cảm, ý chí kiên cường vượt lên mọi gian khó của “người đồng mình - quê

* Học sinh thảo luận nhóm 2 bàn- 3 phút

?  Tác giả đã chỉ ra các truyền thống của người đồng mình tiếp theo như thế nào ? Được thể hiện qua những từ ngữ hình ảnh thơ nào?

* Học sinh thảo luận và trình bày => nhận xét và bổ sung hoàn chỉnh

? Các hình ảnh " Cao đo nỗi buồn

              Xa nuôi chí lớn

             Sống như sông như suối

 Gợi lên tinh thần gì của người đồng mình?

+ Ca ngợi con người quê hương dù cuộc sống vất vả, nhọc nhằn, nghèo đói nhưng sức sống mạnh mẽ, kiên cường, bền bỉ, gắn bó với quê hương.

? Vì sao người cha lại nói với con điều đó ?

+ Mong con sống có tình nghĩa, thuỷ chung, biết chấp nhận, vượt qua những gian nan, thử thách, tự hào với truyền thống quê hương, tự tin vững bước vào đời.bằng niềm tin của mình.

? Cách nói " Người đồng mình thô sơ da thịt" gợi lên cho em hình dung như thế nào về con người nơi đây ?

+ Chân chất, khoẻ mạnh, tự chủ trong cuộc sống vật chất và tinh thần.

? Người cha còn nói với con về " Người đồng mình chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con, không bao giờ nhỏ bé được" nhằm diễn tả điều gì ?

- HS thảo luận theo nhóm bàn- 3 phút

+ Con người tuy nhỏ bé, nhưng có khí phách, giàu ý chí, niềm tin vươn lên trong cuộc sống gian khổ, không được đánh mất mình.

? Từ hình ảnh " người đục đá kê cao quê hương, còn quê hương thì làm phong tục" em hiểu thêm những phẩm chất nào của con người nơi đây ?

+ Họ tự sáng tạo và phát triển phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc mình.

? Em hiểu sao về lời người cha nhắc con: “…tuy thô sơ da thịt  Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con” ?

+ Con người sống phải có khí phách, ý chí vươn lên mọi hoàn cảnh.

+ Không được tầm thường, nhỏ bé.

+ Cần phát huy và noi gương thế hệ đi trước và tự hào về những điều tốt đẹp.

* GV đặt câu hỏi:

? Nhận xét gì về giọng điệu cũng như cách xây dựng các hình ảnh thơ  trong khổ thơ thứ 2?

 

 

? Từ những đức tính quý báu này  “người đồng mình”, người cha mong ước ở con điều gì ?

 

? Qua những lời nói với con em hiểu thêm gì về người cha ?

+ Thương quê hương gian lao vất vả, tự hào về người quê mình, yêu quí bản sắc văn hoá dân tộc, hi vọng về tuổi trẻ nối tiếp..

? Nhận xét gì về bố cục bài thơ ?

+ Bố cục chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên

*Giáo viên giáo dục kĩ năng sống:  Qua bài thơ tác giả Y phương nói về tình cảm gia đình có ý nghĩa  rât quan trọng đối với mỗi con người

? Là người con, em cần có thái độ và cách cư xử như thế nào đối với cha mẹ ?

? Là công dân học sinh, em cần có tình cảm, thái độ như thế nào đối với quê hương, đất nước?

? Qua bài thơ, em cảm nhận được tình cảm của người cha dành cho con ra sao ?  Điều lớn lao nhất mà cha muốn nói với con là gì ?

 

 

 

 

? Nêu ý nghĩa của văn bản ?

 

 

 

? Nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ ?

 

 

 

 

 

 

 

? Đọc ghi nhớ SGK- 74 ?

 

? Đọc và phân tích một hình ảnh mà em thích nhất trong bài thơ ?

? Qua bài thơ, em hiểu thêm điều gì về cuộc sống, con người các dân tộc vùng cao?

             + Gian khổ nhưng tốt đẹp.

             + Sức sống mạnh mẽ, bền bỉ.

             + Tâm hồn gắn bó với quê hương, dân tộc.

 

A. Giới thiệu chung:

1. Tác giả:

+ Y Phương tên khai sinh là Hứa Vĩnh Sước, dân tộc Tày. Sinh năm: 1948

+ Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ, trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của người dân miền núi

 

 

 

 

 

 

2. Tác phẩm:

+ Viết năm 1980

+ In trong tập Thơ Việt Nam 1945 – 1985

 

 

 

 

 

 

 

B. Đọc- Hiểu văn bản:

1. Đọc - Hiểu chú thích:

 

 

 

 

 

2. Kết cấu- Bố cục:

+ Thể thơ: Tự do

 

 

 

 

 

 

 

+ PTBĐ: Biểu cảm kết hợp với tự sự và miêu tả.

 

 

 

 

 

+ Bố cục: 2 phần

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Phân tích:

a Người cha nói với con về tình cảm cuội nguồn:

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Hình ảnh cụ thể, độc đáo.

 

 

 

 

 

 

 

 

+  Con lớn lên từng ngày trong tình yêu thương, chăm sóc, sự nâng đỡ, mong chờ của cha mẹ.

-> Hạnh phúc gia đình thật ấm áp, giản dị.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+  Cuộc sống của người đồng mình được miêu tả cụ thể: lao động cần cù, tươi vui, sự gắn bó, quấn quýt trong lao động làm ăn của đồng bào quê hương.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-> Cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người (con được lớn lên trong sự nâng niu mong chờ của cha mẹ, trong  tình yêu thương của cha mẹ, trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương.

 

 

 

 

 

 

=> Khơi gợi trong con tình cảm cội nguồn, yêu quí và tự hào về gia đình, quê hương.

b Lòng tự  hào về sức sống của  quê hương:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+  “Người đồng mình” giàu chí khí, niềm tin, không nhỏ bé về tâm hồn về ý chí và mong ước xây dựng quê hương.

 

 

 

 

 

+ Chính họ đã làm nên quê hương với truyền thống, và những phong tục tập quán tốt đẹp.

 

 

 

 

 

 

 

+ Giọng điệu tha thiết, trìu mến, hình ảnh thơ vừa cụ thể vừa khái quát, mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ, nghệ thuật so sánh

=> Những đức tính cao đẹp mang tính truyền thống của “người đồng mình”với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ và niềm mong ước con hãy kế tục xứng đáng truyền thống ấy của người cha, dặn dò con cần tự tin mà vững bước trên đường đời

 

4. Tổng kết:

a Nội dung- Ý nghĩa:

*Nội dung:

+ Tình yêu thương con tha thiết và tin tưởng của người cha dành cho con

+ Mong con có lòng tự hào về truyền thống cao đẹp của quê hương và niềm tin vào cuộc sống.

* Ý nghĩa văn bản: Bài thơ thể hiện tình yêu thương thắm thiết của cha mẹ dành cho con cái; tình yêu, niềm tự hào về quê hương, đất nước.

b Nghệ thuật:

+ Có giọng điệu thủ thỉ, tâm tình tha thiết, trìu mến.

+  Xây dựng các hình ảnh thơ vừa cụ thể vừa mang tính khái quát, mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ.

+ Có bố cục chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên.

c Ghi nhớ:  (SGK -74)

 

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập

- Phương pháp:

- Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn

- Thời gian: (   )

 

- Tổ chức hs hoạt động cá nhân

- Gv nhận xét bổ sung, sửa chữa

- Hs làm ra vở bài tập, Đại diện hs trình bày

- Hs khác nhận xét, sửa chữa

- Hs lắng nghe gv nhận xét

- Chữa vào vở bài tập của mình

C. Luyện tập:

2. Bài 2: Đặt mình là nhân vật ng­ười con trong bài thơ viết một bài văn ngắn nói về cảm xúc của mình khi nghe lời ng­ười cha nói

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

- Mục tiêu: Sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế

- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn trải bàn

- Thời gian: ( )

 

?Sau khi học xong bài thơ, em hiểu gì về tình cảm gia đình, quê hương

?Vẽ sơ đồ tư duy cho văn bản

HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG, TÌM TÒI, SÁNG TẠO

- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Phương pháp: thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ

- Thời gian: ( )

? Đọc một số câu ca dao, câu thơ là lời dặn dò của người cha, người mẹ đối với con cái

  1. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài sau:

  + Học thuộc lòng bài thơ, tập đọc diễn cảm bài thơ, thuộc bài phân tích.

  + Cảm thụ, phân tích những hình ảnh thơ độc đáo, giàu ý nghĩa trong bài.

+ Chuẩn bị bài: " Nghĩa tường minh và hàm ý"

 ( Tìm hiểu và phân tích kĩ ngữ liệu theo câu hỏi SGK, tự lấy ví dụ minh họa cho nội dung bài học, tìm hiểu các bài tập trong SGK)