Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Nghĩa tường minh và hàm ý. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 2. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.

Tuần 26

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 1 25

                           TV:  NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý

 

  1. Mục tiêu bài dạy:
  2. Kiến thức:

+ Khái niệm nghĩa tường minh và hàm ý.

+ Tác dụng của việc tạo hàm ý trong giao tiếp hằng ngày.

  1. Kỹ năng:

+ Nhận biết được nghĩa tường minh và hàm ý ở trong câu.

+ Giải đoán được hàm ý trong văn cảnh cụ thể.

+ Sử dụng hàm ý sao cho phù hợp với tình huống giao tiếp.

  1. Phát triển năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề: lựa chọn khi sử dụng nghĩa tường minh và hàm ý trong giao tiếp.

- Năng lực giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về đặc điểm, cách giao tiếp

- Năng lực quản lí bản thân: tự lập, tự tin, tự chủ trong việc thực hiện nhiệm vụ của bản thân và các công việc được giao khi sử dụng nghĩa tường minh và hàm ý.

- Năng lực hợp tác: hoạt động nhóm để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ chung.

  1. Thái độ:

 Giáo dục học sinh có ý thức, thái độ đúng đắn trong sử dụng hàm ý.

B.Chuẩn bị:

* Giáo viên: Bảng phụ, tài kiệu tham khảo, bài soạn.

* Học sinh: Đọc, tìm hiểu và phân tích ngữ liệu theo câu hỏi SGK

C.Phương pháp:

+ Nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích, thảo luận, qui nạp.

+ Kĩ thuật động não, chia nhóm, động não, trình bày một phút, viết tích cực...

  1. Tiến trình giờ dạy:
  2. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
  3. 2. Kiểm tra bài cũ: Các em đã học thành phần biệt lập

           Giáo viên trình chiếu câu hỏi

 ? Thành phần biệt lập là gì ? Có những thành phần biệt lập nào ?

? Đặt câu có thành phần biệt lập ? Chỉ ra đó là thành phần biệt lập nào ?

* Đáp án:

+ Thành phần biệt lập là những thành phần không tham gia vào việc diễn đạt ý nghĩa sự việc của câu

+ Các thành phần biệt lập đã học: cảm thán, tình thái, gọi đáp, phụ chú

+ Đặt câu có thành phần biệt lập

+ Chỉ ra được đó là thành phần biệt lập nào

  1. Bài mới: .

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Mc tiêu: to hng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi

- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút

- Thời gian: ( 3 phút )

 * Giáo viên trình chiếu tình huống cho học sinh phân tích.

Tối nay Nam rủ các bạn đi xem bộ phim " Bẫy rồng" cả nhóm có 5 bạn.

Đến cổng rạp chiếu phim, Hải hỏi Nam:

- Cậu đã mua vé chưa?

Nam trả lời:

- Tớ mua được 3 vé .

? Theo em cách trả lời của Nam có mấy ý hiểu ? Đó là những ý nào?

* Học sinh trả lời:

     Đã mua được 3 vé -> Trả lời trực tiếp

Nam còn ngầm báo cho bạn biết là mình còn thiếu 2 vé nữa mới đủ cho mọi người.

* Giáo viên:

Trong câu trả lời thứ 2  vừa có nghĩa tường minh vừa có hàm ý. Vậy hàm ý là gì ? Nghĩa tường minh là gì ? Để hiểu được những khái niệm này chúng ta cùng theo dõi bài học hôm nay

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG BÀI HỌC

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề

- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút

- Thời gian: (   )

* Giáo viên trình chiếu các ví dụ

* Yêu cầu học sinh đọc đoạn trích SGK-74

* GV đặt câu hỏi, HS trả lời:

  Ở câu “ Trời ơi ! chỉ còn 5 phút ” em hiểu anh ý thanh niên muốn nói điều gì ?

+ Thông báo thời gian chỉ còn 5 phút.

+ Anh thanh niên muốn nói thêm rằng “Anh rất tiếc vì thời gian còn quá ít”

? Từ ngữ thông báo cụ thể là gì ?

+ Chỉ còn 5 phút.

? Theo em, thông báo này được diễn đạt bằng cách nào ?

+ Diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu

? Vậy trong câu còn từ ngữ nào không tham gia vào việc thông báo thời gian ?

- Trời ơi!: Cảm xúc

? Tác dụng của những từ ngữ này trong câu?

+ Chỉ tâm trạng tiếc nuối vì sắp phải chia tay.

? Ngoài ẩn ý trên, còn có những cách hiểu nào khác?

+ Thế là tôi lại thui thủi 1 mình.

+ Giá mà nhà hoạ sĩ và cô kĩ sư ở lại thêm 1 thời gian nữa thì hay biết bao.

+ Tại sao con người cứ phải chia tay nhỉ?

? Tâm trạng tiếc nuối đó có được diễn đạt trực tiếp không ? Vì sao ?

? Vì sao anh thanh niên không nói thẳng ý của mình với hoạ sĩ và cô gái ?

+ Có thể anh thanh niên ngại ngùng vì muốn che giấu tình cảm của mình.

=> Anh thanh niên đã dùng cách diễn đạt ý của mình bằng những từ ngữ khác-> trong câu nói của mình anh thanh niên đã sử dụng hàm ý

? Câu nói thứ hai của anh thanh niên “Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!” có ẩn ý gì không ? Tại sao ?

+ Câu nói không có ẩn ý, câu nói này thông báo với cô gái việc cô để quên chiếc khăn mùi soa ở trên bàn. Nội dung thông báo này được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong lời nói-> Hành động trả lại chiếc khăn

=> Câu có nghĩa tường minh

* GV đặt câu hỏi:

 Tại sao nói câu " Trời ơi chỉ còn có 5 phút" là câu vừa có nghĩa tường minh vừa có hàm ý ?

 Nhóm bàn- 3 phút

+ 5 phút nữa đến giờ chia tay-> Nội dung thông báo mà ai cũng hiểu.

+ Thái độ tiếc rẻ-> Tình cảm của anh thanh niên được che giấu-> Hàm ý không phải ai cũng hiểu được.

? Em có nhận xét gì về cách diễn đạt qua hai câu nói của anh thanh niên ?

+ Câu 1: Vừa diễn đạt trực tiếp điều muốn nói vừa chứa ẩn ý.

+ Câu 2: Chỉ diễn đạt trực tiếp điều muốn nói, không chứa ẩn ý.

? Từ phân tích ví dụ trên,  em hãy rút ra: Thế nào là cách hiểu trực tiếp? Thế nào là cách hiểu gián tiếp.

+ Cách hiểu trực tiếp: Hiểu ngay điều muốn nói-> Nghĩa tường minh

+ Cách hiểu gián tiếp (Không diễn đạt trực tiếp): Theo nghĩa suy ra-> Hàm ý

? Qua các ví dụ trên em hiểu nghĩa tường minh và hàm ý khác nhau ở điểm nào?

Nghĩa tường minh    > <       Hàm ý

(diễn đạt trực tiếp)       (không diễn đạt trực tiếp)

? Hai nghĩa này như thế nào với nhau ?

+ Đối lập với nhau

? Dấu hiệu xác định nghĩa tường minh và hàm ý ?

+ Dấu hiệu xác định: Căn cứ vào cách thức diễn đạt, vào ngữ cảnh, văn cảnh, người nói, người viết

+ Hàm ý được hiểu khi chúng ta suy ra từ những từ ngữ được sử dụng

* GV đặt câu hỏi:

 Em hiểu thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý ?

? Cho ví dụ sau ở đó người nói có sử dụng nghĩa tường minh và hàm ý không?

A: Chiều mai cậu đi xem phim với tớ nhé.

B: Chiều mai tớ phải học Tin rồi.

A: Tiếc quá.

=>  B từ chối khéo lời mời của A bằng một lí do => Hàm ý

? Nếu tách khỏi văn cảnh, câu trả lời của B có còn mang hàm ý nữa không ?

+ Không, nó chỉ có chức năng thông báo sự việc sẽ diễn ra.

? Vậy em rút ra nhận xét gì về cách sử dụng  hàm ý ?

+ Hàm ý gắn với một 1 tình huống cụ thể, để người nghe hiểu được -> hàm ý dùng riêng.

* Giáo viên: Trong giao tiếp, nghĩa tường minh là cái được nói ra trực tiếp và mang giá trị thông báo. Bất kì một văn bản giao tiếp nào cũng có nghĩa tường minh, nghĩa tường minh bao giờ cũng rõ ràng

- Hàm ý có 2 đặc tính:

+ Người nghe có năng lực thì có thể giải đoán được hàm ý khi lời nói có hàm ý

+ Cũng có thể  chối bỏ được vì người nói có thể không chịu trách nhiệm về hàm ý chứa trong lời nói của mình

* Gọi học sinh đọc Ghi nhớ SGK-75

 

I Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý:

1. Phân tích ngữ liệu: ( SGK-74 )

 

+ Trời ơi ! chỉ còn 5 phút.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Thể hiện tâm trạng tiếc nuối thời gian còn quá ít.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-> Không được diễn đạt trực tiếp

 

 

+ Câu: “Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này không có ẩn ý gì

-> Là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu

 

 

 

 

 

  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu => Nghĩa tường minh.

+ Phần nghĩa có thể suy ra từ những từ ngữ trong câu=> Hàm ý.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.Ghi nhớ: ( SGK-75)

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập

- Phương pháp:

- Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn

- Thời gian: (   )

 

*  GV gọi học sinh đọc và xác định yêu cầu của bài tập số 1

? Câu nào cho thấy hoạ sĩ cũng chưa muốn chia tay anh thanh niên? Từ ngữ nào giúp em nhận ra điều đó ?

? Tìm những từ ngữ miêu tả thái độ của cô gái trong câu cuối đoạn văn? Thái độ ấy giúp em nhận ra điều gì liên quan tới chiếc mùi soa ?

 

 

 

 

 

?  Đọc và xác định yêu cầu của bài tập 2,3 4,?

* Giáo viên chia khu vực để học sinh làm bài tập 2 và 3, 4/74, 75, 76.

 - Học sinh làm bài tập độc lập

- Sau đó gọi các khu vực chữa bài tập mình được phân công làm.

-  Các bạn ở các khu vực khác có thể bổ sung khi nếu thấy có ý kiến khác.

II. Luyện tập:

Bài tập số 1 (SGK-75)

a. a) Câu “Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy” (Đặc biệt cụm từ “tặc lưỡi”) cho thấy hoạ sĩ cũng chưa muốn chia tay anh thanh niên.

b. Câu cuối đoạn văn mục I (SGK-74)

Từ ngữ miêu tả thái độ của cô gái liên quan đến chiếc mùi soa là:

+ Mặt đỏ ửng.

+ Nhận lại chiếc khăn.

     + Quay vội đi.

=> Cô gái đang bối rối vì ngượng. Cô ngượng vì định kín đáo để lại khăn làm kỉ vật cho người thanh niên, thế mà anh lại quá thật thà tưởng cô bỏ quên, nên gọi cô để trả lại-> 

Bài tập số 2 (SGK-75) Tìm hàm ý

+ Hàm ý của câu in đậm là: “ Ông hoạ sĩ chưa kịp uống nước chè đấy”

Bài tập số 3 ( SGK-75) Câu có chứa hàm ý trong đoạn văn

+ “Cơm chín rồi !”

-> Nội dung của hàm ý: con bé muốn một lần nữa gọi ông Sáu vào ăn cơm.

Bài tập số 4 (SGK-76)

a. Câu “Hà, nắng gớm ,về nào…” không có hàm ý mà chỉ là câu “đánh trống lảng”

b. Câu “ Tôi thấy người ta đồn…” không có hàm ý, mà chỉ là câu nói bỏ lửng.

Bập số 5: Viết đoạn hội thoại có sử dụng cách nói hàm ý.

 - Hoa ơi cho tớ mượn quyển truyện bạn mới mua tuần trước có được không ?

- Những tớ chưa đọc xong.

- Vậy khi nào bạn đọc xong thì cho tớ mượn nhé.

- Nhưng cái Nụ nhà tớ cũng rất thích đọc, tớ đã hứa là khi tớ đọc xong sẽ đến lượt nó đọc rồi.

- Ừ thế thì tiếc thật.

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

- Mục tiêu: Sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế

- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn trải bàn

- Thời gian: ( )

* GV yêu cầu HS:

? Đặt 1 câu có sử dụng hàm ý và 1 câu có sử dụng nghĩa tường minh ?

? Lấy Ví dụ về nghĩa tường minh, hàm ý trong các văn bản đã học ?

* Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm, phát phiếu học tập cho các nhóm tìm hiểu về hàm ý trong các ví dụ

* Nhóm 1:

Người vợ chua ngoa:

- Tôi mà biết anh như thế này thà tôi lấy quỷ sa tăng còn hơn.

Người chồng đáp lời:

- Ủa lạ nhỉ? Bộ dưới âm ti địa ngục người ta cho phép họ hàng lấy nhau hả ?

* Nhóm 2:

Một anh sờ lên cổ áo thấy con rận, sợ  người ta cười vội vàng hất nó xuống đất và nói:

- Tưởng là con rận, hoá ra không phải.

Có người cúi xuống đất cố tình tìm được con rận nhặt lên cười:

- Tưởng là không phải, hoá ra  là con rận.

* Nhóm 3:

            Vợ chàng quỷ quái tinh ma

            Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau

            Kiến bò miệng chén chưa lâu

            Mưu sâu thì trả nghĩa sâu cho vừa.

* Các nhóm thảo luận và đưa ra đáp án, các nhóm khác có thể bổ sung hoàn chỉnh.

HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG, TÌM TÒI, SÁNG TẠO

- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Phương pháp: thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ

- Thời gian: ( )

? Viết đoạn hội thoại và chỉ ra nghĩa tường minh và hàm ẩn có trong đó

  1. 4. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài sau:

+ Học thuộc lòng ghi nhớ, hoàn chỉnh các bài tập

+ Chuẩn bị bài: "Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ"

( Đọc, tìm hiểu và phân tích kĩ ngữ liệu theo câu hỏi SGK (Xác định thể loại, các luận điểm, luận cứ...)