Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 2. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.

Tuần 27

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 126

TLV: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ

 

  1. A. Mục tiêu bài dạy:
  2. Kiến thức:

+  Đặc điểm, yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

  1. 2. Kỹ năng:

+  Nhận diện được bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

+ Tạo lập được văn bản nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

  1. Phát triển năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề: nghị luận về một đoạn thơ đoan văn

- Năng lực giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về đặc điểm, cách giao tiếp

- Năng lực quản lí bản thân: tự lập, tự tin, tự chủ trong việc thực hiện nhiệm vụ của bản thân và các công việc được giao khi nghị luận về một đoạn thơ, đoạn văn.

- Năng lực hợp tác: hoạt động nhóm để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ chung.

  1. Thái độ:

+ Giáo dục học sinh có ý thức, thái độ đúng đắn trong nhận xét, đánh giá về một đoạn thơ, bài thơ.

B.Chuẩn bị:

* Giáo viên: Bảng phụ, tài kiệu tham khảo, bài soạn.

* Học sinh: Đọc, tìm hiểu và phân tích ngữ ngữ liệu theo câu hỏi SGK ( Xác định thể

  loại, các luận điểm, luận cứ...)

C.Phương pháp:

+ Nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích, thảo luận, qui nạp.

+ Kĩ thuật động não, chia nhóm, trình bày một phút, viết tích cực…

  1. Tiến trình giờ dạy:
  2. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.

Ngày giảng

Lớp

Sĩ số

 

 

 

 

 

 

  1. 2. Kiểm tra bài cũ:

? Muốn làm được bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc một đoạn trích ta cần thực hiện qua những bước nào? Nêu nội dung bố cục của bài văn nghị luận về 1 tác phẩm truyện hoặc đoạn trích?

* Đáp án:

a, 4 bước:

+ Tìm hiểu đề, tìm ý,

+ Lập dàn ý

+ Viết bài

+ Dọc và sửa lỗi              

b, Nêu nội dung bố cục của bài văn nghị luận về 1 tác phẩm truyện hoặc đoạn trích:

+ Mở bài: Giới thiệu tác phẩm và nêu sơ bộ ý kiến đánh giá của mình.

+ Thân bài: Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm; có phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực.

 + Kết bài: Nêu nhận định, đánh giá chung của mình về tác phẩm.

  1. Bài mới:

 

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Mc tiêu: to hng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi

- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút

- Thời gian: ( 1 phút )

- GV dẫn dắt : Trong những giờ học trước, các em đã được tìm hiểu một số dạng ở bài văn nghị luận. Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống, nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý, nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích).  Giờ học hôm nay, chúng ta tiếp tục tìm hiểu một dạng của bài văn nghị luận, đó là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG BÀI HỌC

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề

- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút

- Thời gian: (   )

* GV đặt câu hỏi:

 Các em đã được học Nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích, theo em nó thuộc dạng bài nghị luận nào ?

+ Nghị luận văn học

* Giáo viên: Nghị luận văn học còn một kiểu bài nữa đó là nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ

* Học sinh đọc văn bản trong sgk -77

 

* GV đặt câu hỏi:

? Văn bản nghị luận về vấn đề gì ?

? Chỉ ra các luận điểm?

- HS thảo luận, trả lời. GV chuẩn kiến thức

+ Luận điểm 1: Hình ảnh mùa xuân trong bài thơ mang nhiều tầng ý nghĩa, trong đó hình ảnh nào cũng đẹp, bất ngờ và đáng yêu.

+ Hình ảnh mùa xuân rạo rực của thiên nhiên, của đất nước trong cảm xúc thiết tha, trìu mến của nhà thơ.

+ Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ thể hiện khát vọng của nhà thơ: hoà nhập, dâng hiến được nối kết tự nhiên với hình ảnh mùa xuân, thiên nhiên, đất nước.

* GV đặt câu hỏi:

 Tìm những câu văn có chứa các luận điểm ?

+ Luận điểm 1: Câu Hình ảnh mùa xuân...Trong đó...

+ Luận điểm 2: Câu Bức tranh xuân.... Đặc biệt tình cảm...

+ Luận điểm 3: Câu Từ rung cảm thiết tha...Đó chính là...

? Để chứng minh cho các luận điểm, người viết đã sử dụng những luận cứ nào?

* Học sinh thảo luận 5 phút để tìm các luận cứ.

-> Báo cáo kết quả.

* Giáo viên nhận xét, đánh giá, bổ sung.

+ Để chứng minh cho các luận điểm, người viết đã chọn giảng, bình các câu thơ, hình ảnh đặc sắc, đã phân tích giọng điệu trữ tình, kết cấu của bài thơ.

+ Luận cứ 1: Từ hình ảnh mùa xuân của đất nước, thiên nhiên trong lao động, chiến đấu

-> nguyện ước làm 1 mùa xuân nho nhỏ lặng lẽ dâng cho đời.

+ Luận cứ 2: Đó là dòng sông xanh-> Đó là tiếng chim-> Trong lời kêu, giọng hỏi, trong tư thế: tôi đưa tay tôi hứng.

+ Luận cứ 3: Ta làm con chim hót...

                 Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ

                 Nốt trầm xao xuyến

                 Khổ thơ 1... khổ thơ 4.

? Nhận xét về cách đưa luận cứ, cách trình bày các luận cứ ?

+ Luận cứ là những hình ảnh đặc sắc trong bài thơ

+ Chỉ ra và phân tích các hình ảnh đó, bình giảng.

+ Phân tích kết cấu, giọng điệu của bài thơ.

? Hãy chỉ ra các phần mở bài, thân bài, kết bài của văn bản trên ?

- Mở bài: từ đầu đến đáng trân trọng Giới thiệu bài thơ, cảm xúc của nhà thơ

- Thân bài: Tiếp đến của  mùa xuân =>  Trình bày sự cảm nhận, đánh giá của tác giả về nội dung, nghệ thuật bài thơ thông qua các luận điểm, luận cứ.

- Kết bài: Còn lại-> Tổng kết, khái quát hoá về giá trị và tác dụng của bài thơ.

 * GV đặt câu hỏi:

 Em có nhận xét gì về bố cục của văn bản này ?

? Nhận xét về bố cục của văn bản ?

? Giữa các phần có sự liên kết không ? Liên kết bằng cách nào ?

+ Bố cục chặt chẽ, có đầy đủ các phần thông thường của một văn bản, giữa các phần có sự liên kết tự nhiên về ý và về diễn đạt.

? Cách diễn đạt trong từng đoạn của văn bản có làm nổi bật được luận điểm không ?

? Thái độ của người viết khi nhận xét, đánh giá về bài thơ như thế nào ?

? Lời văn nghị luận đã thể hiện tình cảm gì của người viết ?

+ Cách diễn đạt có làm nổi bật được luận điểm bởi đã trình bày những cảm nghĩ, đánh giá của người viết bằng thái độ tin yêu, tình cảm thiết tha trìu mến. Lời văn toát lên từ những rung động trước sự đặc sắc của hình ảnh, giọng điệu thơ, sự đồng cảm với nhà thơ.

 

* Giáo viên: Văn bản “Khát vọng hoà nhập, dâng hiến cho đời” của tác giả Hà Vinh là một bài thơ văn nghị luận tiêu biểu về bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”.

 ? Qua tìm hiểu ví dụ em hãy nêu những hiểu biết của em về nghị luận một đoạn thơ, bài thơ ?

? Những yêu cầu về hình thức và nội dung của kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ ( bài thơ)

 

 

 

 

 

 

* Một học sinh đọc ghi nhớ SGK-78

 

I Tìm hiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ:

1. Phân tích ngữ liệu: ( SGK- 77)

Văn bản: Khát vọng hoà nhập, dâng hiến cho đời

a.Vấn đề nghị luận: Hình ảnh mùa xuân và cảm xúc của Thanh Hải trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”.

b. Các luận điểm:

+ Hình ảnh mùa xuân trong bài thơ của Thanh Hải mang nhiều tầng ý nghĩa.

+ Hình ảnh mùa xuân hiện lên trong cảm xúc thiết tha, trìu mến của nhà thơ.

+ Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ thể hiện khát vọng được hoà nhập, được dâng hiến của nhà thơ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Để chứng minh cho các luận điểm người viết đã chọn bình giảng các câu thơ, hình ảnh đặc sắc, phân tích giọng thơ trữ tình, kết cấu bài thơ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Bố cục gồm 3 phần: giữa các phần có sự liên kết tự nhiên về ý cách diễn đạt.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Lời văn diễn đạt phải thể hiện được những rung động chân thành của người viết.

 

 

ó Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy.

 

 

* Yêu cầu chung bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

+ Nội dung: Cần nêu lên được những nhận xét, đánh giá và sự cảm thụ riêng của người viết. Những nhận xét, đánh giá ấy phải gắn với sự phân tích, bình giá ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung cảm xúc,...của đoạn thơ, bài thơ ấy.

+ Hình thức: Bố cục mạch lạc, lời văn trong sáng; luận điểm, luận cứ rõ ràng.

2. Ghi nhớ: ( SGK-78)

 

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập

- Phương pháp:

- Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn

- Thời gian: (   )

-  GV yêu cầu HS: Đọc bài tập SGK ?

? Tìm thêm các luận điểm khác nữa cho bài nghị luận về bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” ?

 ? Ngoài các luận điểm đã nêu ở bài tập số 1, em thấy bài thơ còn có những giá trị nào khác về nội dung và nghệ thuật ?

 

* Giáo viên tổ chức cho các nhóm thảo luận 2 bàn 1 nhóm. Cử đại diện ghi kết quả thảo luận (5’)

-> Báo cáo kết quả, nhận xét chéo, đánh giá bổ sung.

 

 

 

 

 

 

 

 

? Đọc đề

? Kiểu bài: NL về một bài thơ .

? Y/c NL: Nhận xét, đánh giá về ND, NT của bài thơ.

 

*GV hướng dẫn HS lập dàn ý theo gợi ý sau:

 

II. Luyện tập:

 Bài tập  SGK -77

* Các luận điểm:

+ Kết cấu của bài thơ.

+ Nhạc điệu của bài thơ: 3 nhịp điệu, tiết tấu của bài thơ ( bài thơ đã được phổ nhạc)

+ Bức tranh mùa xuân của bài thơ:  Bức tranh mùa xuân điển hình của xứ Huế mộng mơ, thể hiện ở những hình ảnh, màu sắc, âm thanh, không gian

( Trong thơ có hoạ)

 Bài tập thêm:

Lập dàn ý đại cương cho đề bài sau: Những cảm nhận tinh tế, sâu sắc của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu qua bài thơ "Sang thu" ?

* Lập dàn ý đại cương

1.Mở bài:

+ Giới thiệu tác giả, tác phẩm

+ Vần đề nghị luận:Những cảm nhận tinh tế, sâu sắc của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu

2.Thân bài:

- Phân tích hai khổ thơ đầu, kết hợp nghệ thuật để thấy những cảm nhận tinh tế, sâu sắc của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu.

+ Sự cảm nhận qua nhiều giác quan

+ Cảnh vật mang nét đặc trưng của lúc giao mùa qua hoạt động, tính chất.

+ Những cảm nhận bâng khuâng, xao xuyến...

- Phân tích khổ thơ cuối, kết hợp nghệ thuật để hiểu những suy ngẫm của tác giả

+ Những hiện tượng thời tiết

+ Hình ảnh hàng cây đứng tuổi

-> Rút ra: Đây là những suy ngẫm sâu sắc mang tính triết lí về con người và cuộc đời của tác giả lúc sang thu làm nên đặc điểm của cái tôi trữ tình sâu sắc trong bài thơ.

=> Lúc sang thu, bớt đi những tiếng sấm bất ngờ trên hàng cây lâu năm. Khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời.

+ Nhận xét của tác giả về bức tranh"Sang thu"

3.Kết bài:

+ Khẳng định lại nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

- Mục tiêu: Sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế

- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn trải bàn

- Thời gian: ( )

- GV yêu cầu HS: Các yêu cầu đối với một bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ ?

 * Yêu cầu chung bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

+ Nội dung: Cần nêu lên được những nhận xét, đánh giá và sự cảm thụ riêng của người viết. Những nhận xét, đánh giá ấy phải gắn với sự phân tích, bình giá ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung cảm xúc,...của đoạn thơ, bài thơ ấy.

+ Hình thức: Bố cục mạch lạc, lời văn trong sáng; luận điểm, luận cứ rõ ràng.

HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG, TÌM TÒI, SÁNG TẠO

- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Phương pháp: thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ

- Thời gian: ( )

Đọc lại bài Khát vọng hòa nhập, dâng hiến cho đời của Hà Vinh. Ngoài các luận điểm tác giả đã nêu, em hãy suy nghĩ và nêu thêm các luận điểm khác về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.

Gợi ý:

Một số luận điểm khác về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ:

·        Khát vọng hòa nhập với thiên nhiên.

·        Khát vọng dâng hiến, cống hiến cho cuộc đời.

·        Bài thơ có nhạc điệu trữ tình, tha thiết, gần gũi với dân ca.

  1. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài sau:

+ Học thuộc lòng ghi nhớ.

+ Dựa vào dàn ý đã lập, viết bài nghị luận về một đoạn thơ hoặc bài thơ.

 + Chuẩn bị bài: " Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ."

      ( Đọc, tìm hiểu và phân tích kĩ ngữ liệu theo câu hỏi SGK (Xác định thể loại, các luận điểm, luận cứ... Đọc lại bài thơ Quê hương của Tế Hanh)