Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích). Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 2. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Tuần
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 119
TLV: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM TRUYỆN
(HOẶC ĐOẠN TRÍCH)
- A. Mục tiêu bài dạy:
- 1. Kiến thức:
+ Những yêu cầu đối với bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
+ Cách tạo lập văn bản nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
- 2. Kỹ năng:
+ Nhận diện được bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) và kĩ năng làm bài nghị luận thuộc dạng này.
+ Đưa ra được những nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) đã học trong chương trình.
- Đánh giá năng lực:
+ Kĩ năng nhận thức, thể hiện sự tự tin, giao tiếp, lắng nghe tích cực, hợp tác, ra quyết định, giải quyết vấn đề, quản lí thời gian, tìm kiếm và xử lí thông tin
- Thái độ:
+ Nhận xét, đánh giá đúng đắn về các tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
- B. Chuẩn bị:
* Giáo viên: Đọc SGK, tham khảo tư liệu soạn giáo án, chuẩn bị bảng phụ, phiếu học tập
* Học sinh: Đọc trước bài "Nghị luận về tác phẩm truyện(hoặc đoạn trích)" ( Tìm hiểu các ví dụ SGK, phân tích đặc điểm nội dung và hình thức của kiểu văn nghị luận này, tìm hiểu các bài tập SGK: Đọc kĩ văn bản, tìm hiểu yêu cầu, bố cục, các luận điểm...)
C.Phương pháp:
+ Nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích, quy nạp, thảo luận nhóm.
+ Kĩ thuật động não, chia nhóm, khăn phủ bàn, trình bày một phút...
- Tiến trình giờ dạy:
- Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
- 2. Kiểm tra bài cũ:
? Hãy nêu dàn bài chung của bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí ?
? Đọc phần mở bài của đề văn số 7? ( Dựa vào phần chuẩn bị ở nhà)
* Đáp án:
- Mở bài: Giới thiệu vấn đề tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.
- Thân bài
+ Giải thích, chứng minh nội dung vấn đề tư tưởng đạo lí.
+ Nhận định, đánh giá vấn đề tư tưởng, đạo lí trong bói cảnh của cuộc sống riêng, chung.
- Kết bài: Kết luận, tổng kết, nêu nhận thức mới, tỏ ý khuyên bảo hoặc tỏ ý hành động
- Bài mới:
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi - Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút - Thời gian: ( )
|
|
- GV : Chúng ta đã tìm hiểu 2 tiểu loại nhỏ của văn nghị luận đó là nghị luận về sự việc, hiên tượng đời sống và nghị luận về 1 vấn đè tư tưởng đạo lí. Hôm nay cô trò ta tiếp tục tìm hiểu sang tiểu loại thứ 3 đó là nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. |
|
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
NỘI DUNG BÀI HỌC |
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động - Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề - Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút - Thời gian: ( ) |
|
* GV đặt câu hỏi: Nhắc lại các dạng bài nghị luận đã học? + Nghị luận xã hội: Nhằm nêu các đối tượng, sự việc, hiện tượng, vấn đề trong đời sống xã hội. + Nghị luận văn học đối tượng là tác phẩm nghệ thuật(văn học là nghệ thuật ngôn từ) * GV gọi học sinh đọc văn bản SGK- 61 * GV đặt câu hỏi: Xác định Phương thức biểu đạt chính của văn bản ? ? Vấn đề nghị luận ở văn bản này là gì? + Những phẩm chất, tính cách đẹp đẽ, đáng yêu của nhân vật anh thanh niên trong truyện “Lặng lẽ Sa Pa” (Nguyễn Thành Long ? Em có thể đặt một nhan đề thích hợp cho văn bản ? + Hình ảnh anh thanh niên làm khí tượng trong truyện “Lặng lẽ Sa Pa” + Một vẻ đẹp nơi Sa Pa lặng lẽ. + Sa Pa không lặng lẽ. + Sa Pa làm xao xuyến lòng người. + Sức mạnh niềm đam mê của Sa Pa. + Người cô đọc nhất thế gian ? Tìm bố cục văn bản ? ? Nhận xét gì về bố cục của văn bản? ? Trong phần mở bài, những câu nào nêu vấn đề nghị luận ? + Các câu nêu vấn đề nghị luận: Dù được miêu tả nhiều hay ít… phai mờ ? Sau phần nêu vấn đề, vấn đề nghị luận được triển khai bằng những luận điểm nào của thân bài ? ? Cách trình bày hệ thống luận điểm như thế nào? ? Những nhận xét, đánh giá về nhân vật anh thanh niên ở các luận điểm là của ai ? Căn cứ vào đâu mà người viết đưa ra các nhận xét, đánh giá đó? * Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm (phiếu học tập) ? Em hãy tìm những câu nêu luận điểm, cô đúc luận điểm của văn bản? ? Xác định luận cứ, cách triển khai luận điểm, phép lập luận trong các luận điểm 1, 2, 3 ? + Nhóm 1: Luận điểm 1, + Nhóm 2: Luận điểm 2 + Nhóm 3: Luận điểm 3. -> Thời gian thảo luận: 5’ -> HS báo cáo kết quả. Giáo viên chữa. * Nhóm 1: Luận điểm 1, ? Trong đoạn 1 câu nào nêu luận điểm? + Trước tiên … của mình ( câu chủ đề nêu luận điểm) ? Để làm sáng tỏ luận điểm này tác giả đã làm gì ? + Phân tích, chứng minh + Đưa ra những nhận xét, đánh giá: “ anh rất yêu công việc của mình, tuy sống… ổn định” ? Những dẫn chứng đó được lấy từ đâu + Trong tác phẩm văn học. * Nhóm 2: Luận điểm 2 ? Tìm câu chủ đề ở luận điểm 2 ? + Nhưng anh thanh niên thật… chu đáo (câu chủ đề nêu luận điểm) ? Để khẳng định luận điểm người viết lập luận như thế nào ? + Phân tích, chứng minh + Nêu nhận xét, đánh giá * Nhóm 3: Luận điểm 3. ? Luận điểm 3 là gì ? Câu nào nói rõ luận điểm đó ? + Công việc… khiêm tốn (câu chủ đề nêu luận điểm) ? Tác giả triển khai luận điểm ấy bằng cách nào ? + Phân tích, chứng minh + Nêu nhận xét, đánh giá ? Trong phần kết bài người viết đã tổng hợp vấn đề nghị luận như thế nào ? + Tổng hợp khái quát về nghệ thuật và chủ đề của truyện qua hình tượng anh thanh niên * GV đặt câu hỏi: Qua tìm hiểu, em có nhận xét gì về hệ thống luận cứ được đưa ra để làm sáng tỏ cho từng luận điểm. Những luận cứ đó được lấy ở đâu? Gồm những điều gì? ? Qua phân tích văn bản, em thấy các luận điểm nêu từng tính cách của nhân vật có rõ ràng không ? Thường đứng ở vị trí nào trong đoạn văn và tạo nên phép lập luận gì ? - HS trả lời, GV tổng kết : + Các luận điểm khái quát về tính cách của nhân vật được nêu rõ ở đầu từng đoạn theo phép lập luận diễn dịch. + Bài nghị luận thường sử dụng chủ yếu các dẫn chứng…có kết hợp đánh giá các biểu hiện tính cách đó với các lời giải thích, bình luận nhỏ * GV đặt câu hỏi: Qua tìm hiểu văn bản/Sgk, hãy cho biết em hiểu thế nào là nghị luận về 1 tác phẩm truyện (Đoạn trích)
? Yêu cầu về nội dung và hình thức của bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (Hoặc đoạn trích)?
* Học sinh đọc Ghi nhớ SGK- 63
|
I Tìm hiểu bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích): 1. Phân tích ngữ liệu: ( SGK- 61)
+ Vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn thành Long.
+ Bố cục: 3 phần chặt chẽ rõ ràng, mạch lạc
+ Hệ thống luận điểm rõ ràng, ngắn gọn, đúng đắn. + Văn bản trình bày những nhận xét, đánh giá về nhân vật trong truyện.
+ Các luận cứ thuyết phục xác đáng, sinh động bởi nó là những chi tiết hình ảnh đặc sắc của tác phẩm.
+ Mỗi luận điểm đều được tác giả phân tích, chứng minh một cách thuyết phục, có sức hấp dẫn người đọc.
=> Nghị luận về 1 tác phẩm hoặc đoạn trích là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của 1 tác phẩm cụ thể. * Những yêu cầu đối với bài nghị luận về tác phẩm truyện( hoặc doạn trích) + Nội dung: Những nhận xét, đánh giá... về tác phẩm truyện phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, từ tính cách, hành động... của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm + Hình thức: Bố cục mạch lạc, lời văn chuẩn xác, luận điểm, luận cứ rõ ràng. 2. Ghi nhớ: ( SGK- 63 )
|
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập - Phương pháp: - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn - Thời gian: ( ) |
|
* GV yêu cầu HS : Đọc văn bản SGK- 64 * GV đặt câu hỏi: Vấn đề nghị luận của vấn đề trong đoạn văn là gì ? ? Đoạn văn đã nêu lên ý kiến chính nào ?
? Các ý kiến ấy giúp ta hiểu thêm gì về lão Hạc ? ? Viết một đoạn văn phân tích diễn biến tâm trạng của lão Hạc ? ( không quá 20 dòng) KN viết sáng tạo |
II. Luyện tập: + Vấn đề nghị luận: Tình thế lựa chọn nghiệt ngã giữa sống - chết của nhân vật lão Hạc vẻ đẹp của nhân vật này. + Câu mang luận điểm: "Từ việc miêu tả hành động của các nhân vật, Nam Cao đã gián tiếp đưa ra một tình thế lựa chọn đối với lão Hạc mà các dấu hiệu của nó đã được chuẩn bị ngay từ đầu’’. + Tập trung phân tích nội tâm của nhân vật + Bằng sự phân tích cụ thể diễn biến trong nội tâm, hành động của nhân vật lão Hạc, vì đó là quá trình chuẩn bị cho một cái chết dữ dội, bài văn đã làm sáng tỏ 1 nhân cách đáng kính trọng, 1 tấm lòng hi sinh cao quý. |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: Sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế - Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn trải bàn - Thời gian: ( ) |
|
? Thế nào là nghị luận về 1 tác phẩm truyện (Đoạn trích) ? + Nghị luận về 1 tác phẩm hoặc đoạn trích là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của 1 tác phẩm cụ thể. ? Yêu cầu về nội dung và hình thức của bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)? + Nội dung: Những nhận xét, đánh giá... về tác phẩm truyện phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, từ tính cách, hành động... của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm + Hình thức: Bố cục mạch lạc, lời văn chuẩn xác, luận điểm, luận cứ rõ ràng.
|
|
HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG, TÌM TÒI, SÁNG TẠO - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thảo luận nhóm - Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Thời gian: ( ) |
|
?Hãy tìm các đặc điểm của một số nhân vật trong một số tác phẩm văn học mà em đã học
|
- Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài sau:
+ Học thuộc lòng ghi nhớ, hoàn thành bài tập.
+ Viết bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) dựa vào dàn ý trên.
+ Chuẩn bị: "Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện" ( Đọc kĩ văn bản, tìm hiểu yêu cầu, các bước làm bài, bố cục, các luận điểm...)