Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích). Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 2. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Tuần 25
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 1 20
TLV : CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH )
- Mục tiêu bài dạy:
- 1. Kiến thức:
+ Đề bài nghị luận tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
+ Các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
- 2. Kỹ năng:
+ Xác định yêu cầu nội dung và hình thức của một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
+ Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn bài, viết bài, đọc lại bài viết và sửa chữa cho bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
- 3. Đánh giá năng lực:
+ Kĩ năng nhận thức, thể hiện sự tự tin, giao tiếp, lắng nghe tích cực, hợp tác, ra quyết định, giải quyết vấn đề, quản lí thời gian, tìm kiếm và xử lí thông tin
- Thái độ:
+ Nhận xét, đánh giá đúng đắn về các tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
- Chuẩn bị:
* Giáo viên: Đọc SGK, tư liệu tham khảo soạn giáo án, chuẩn bị bảng phụ
* Học sinh: Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
+ Đọc kĩ văn bản, tìm hiểu yêu cầu, các bước làm bài, bố cục, các luận điểm..
- Phương pháp:
+ Nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích, qui nạp, thảo luận...
+ Kĩ thuật động não, chia nhóm, khăn phủ bàn, trình bày một phút...
- Tiến trình giờ dạy:
- 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
- 2. Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn trích).(3 đ) Nêu các yêu cầu về nội dung, hình thức của bài nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn trích) ?(7 đ)
* Đáp án:
+ Nghị luận về 1 tác phẩm hoặc đoạn trích là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của 1 tác phẩm cụ thể.
* Những yêu cầu đối với bài nghị luận về tác phẩm truyện( hoặc doạn trích)
+ Nội dung: Những nhận xét, đánh giá... về tác phẩm truyện phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, từ tính cách, hành động... của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm
+ Hình thức: Bố cục mạch lạc, lời văn chuẩn xác, luận điểm, luận cứ rõ ràng.
- Bài mới:
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi - Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút - Thời gian: ( ) | ||
* GV đặt câu hỏi: Đây là nhân vật nào? - HS trả lời - GV dẫn dắt : Ở giờ trước các em đã tìm hiểu khái niệm về tiểu loại văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. Vậy khi làm bài văn về tiểu loại này chúng ta cần lưu ý những nội dung nào? Bài học hôm nay sẽ giúp các em có được những kĩ năng đó.
| ||
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
NỘI DUNG BÀI HỌC | |
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động - Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề - Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút - Thời gian: ( ) | ||
* Học sinh đọc các đề bài nghị luận SGK-64
* GV đặt câu hỏi: Các đề bài trên đã nêu ra những vấn đề nghị luận nào của tác phẩm truyện ? * Đề bài yêu cầu nghị luận về các vấn đề: + Đề 1: Thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ. + Đề 2: Diễn biến cốt truyện. + Đề 3: Thân phận Thuý Kiều. + Đề 4: Đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh. ? Các từ suy nghĩ, phân tích trong đề bài đòi hỏi bài làm phải khác nhau như thế nào ? Thảo luận nhóm- 3phút - HS trả lời, GV chuẩn kiến thức * Giống nhau : + Đều là kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích). * Khác nhau. + Suy nghĩ là xuất phát từ sự cảm, hiểu của mình để nhận xét, đánh giá tác phẩm.Phân tích: là xuất phát từ tác phẩm (cốt truện, nhân vật, tình tiết)…để lập luận, sau đó nhận xét, đánh giá tác phẩm. * GV đặt câu hỏi: Từ sự phân tích trên em thấy bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) thường có những yêu cầu về nội dung nào? * GV gọi học sinh đọc đề bài SGK ? Đề yêu cầu gì ? + Nghị luận về nhân vật trong tác phẩm.
? Hãy nêu phẩm chất điển hình của nhân vật ông Hai
* Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm: Lập dàn ý cho đề (5’) + Nhóm 1: Mở bài, KB Nhóm 2: LĐ 1 + Nhóm 3: luận điểm 2,3 -> Báo cáo kết quả.
* GV đặt câu hỏi: ? Mở bài cần làm gì?
? Tình yêu làng, yêu nước của ông Hai được thể hiện như thế nào ? Điều đó chứng tỏ gì ?
? Nêu nghệ thuật xây dựng truyện?
? Cần kết bài nghị luận như thế nào ?
? Hãy nêu những nội dung chính trong dàn bài văn nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích) ?
? Trong qua trình triển khai các luận điểm, luận cứ, cần thể hiện lí lẽ như thế nào ? ? Giữa các phần, các đoạn văn cần phải có yêu cầu gì * GV gọi học sinh đọc Ghi nhớ | I. Đề bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích). 1. Phân tích ngữ liệu: (Sgk-64)
+ Bài văn nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích) có thể bàn về chủ đề, nhân vật, cốt truyện, nghệ thuật của truyện. II. Các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích). 1. Phân tích ngữ liệu Đề bài : suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân. Bước 1. Tìm hiểu đề và tìm ý. a. Tìm hiểu đề. + Nêu xuất xứ + Thể loại: Nghị luận về nhân vật trong tác phẩm. + Nội dung: Tình yêu làng hoà quyện với tình yêu nước của ông Hai b. Tìm ý: + Phẩm chất điển hình của ông Hai: Các tình huống bộc lộ tình yêu làng, yêu nước. * Những biểu hiện của phẩm chất trên: + Tâm trạng, lời nói, cử chỉ + Ý nghĩa của tình cảm mới mẻ Bước 2. Lập dàn ý: a. Mở bài: + Giới thiệu truyện ngắn Làng và nhân vật ông Hai. + Đồng thời đánh giá ngắn gọn thành công của tác giả trong việc xây dựng nhân vật này. b. Thân bài. * Tình yêu làng gắn liền với tình yêu nước. + Khi đi tản cư, ông Hai nghĩ đến những ngày hoạt động cùng anh em, đồng đội. Vì vậy ông rất gắn bó với kháng chiến. + Ông Hai không chỉ là một người dân bình thường mà còn từng là một chiến sĩ đánh giặc giữ làng. + Khi nghe tin làng theo giặc, ông sững sờ, nghẹ ngào và có mặc cảm xấu hổ, bẽ bàng với ý nghĩ “Làng thì yêu thật nhưng làng đã theo Tây rồi thì phải thù”. + Khi nghe tin cải chính thì ông Hai rạng rỡ, lại hào hứng kể chuyện làng và rất tự hào về cái làng của mình. * Các chi tiết miêu tả hành động của ông Hai. + Khi nghe tin làng theo giặc. + Khi nói chuyện với bà Hai. + Khi tin đồn được cải chính. * Các chi tiết miêu tả nội tâm ông Hai. + Thông qua đối thoại. + Thông qua độc thoại. + Khẳng định vẻ đẹp của tâm hồn ông Hai và khẳng định thành công của tác giả trong việc xây dựng tình huống truyện, xây dựng nhân vật. c. Kết bài: + Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật ông Hai và khẳng định thành công của tác giả trong việc xây dựng tình huống truyện, xây dựng nhân vật * Lưu ý: a, Dàn bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích ) + Mở bài: Giới thiệu tác phẩm và nêu sơ bộ ý kiến đánh giá của mình. + Thân bài: Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm; có phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực. + Kết bài: Nêu nhận định, đánh giá chung của mình về tác phẩm. b, Trong quá trình triển khai các luận điểm, luận cứ, cần thể hiện sự cảm thụ và ý kiến riêng của bản thân về tác phẩm. c, Giữa các phần, các đoạn của bài văn cần có sự liên kết hợp lí, tự nhiên, 2. Ghi nhớ: (SGK-68 ) | |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: Sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế - Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn trải bàn - Thời gian: ( )
| ||
- GV yêu cầu HS: Lập dàn ý cho các đề văn sau Đề 1: Suy nghĩ của em về tình mẫu tử trong đoạn trích Trong lòng mẹ ( trích Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng). Đề 2: Truyện ngắn Làng của Kim Lân gợi lên cho em những suy nghĩ gì về những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thới kháng chiến chông thực dân Pháp? | ||
- Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài sau:
+ Ôn lại các bước làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
+ Nắm chắc yêu cầu của từng phần Mở bài, Thân bài, Kết bài.
+ Chuẩn bị: "Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) " ( Tiếp theo) ( Tập viết các đoạn văn theo dàn ý đã lập ở mục II, Và nhận diện đề, lập dàn ý, xác định các phép lập luận bài Luyện tập. )