Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 2. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Ngày soạn: Ngày dạy: Tuần 21 Tiết 99 BÀI: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG A. Mục tiêu bài dạy: Sau bài học, HS có khả năng : 1. Kiến thức : - Hiểu và biết cách làm một bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. 2. Kỹ năng : - Rèn kỹ năng lập luận, viết bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống. - Nhận thức rõ nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống là một hình thức nghị luận phổ biến trong đời sống. 3.Đánh giá năng lực: + Suy nghĩ, phê phán sáng tạo: phân tích, bình luận, đưa ra ý kiến về một số sự việc, hiện tượng tiêu cực hay tiêu cực trong cuộc sống + Tự nhận thức được một số sự việc, hiện tượng tích cực hay tiêu cực trong cuộc sống + Ra quyết định: lựa chọn cách thể hiện quan điểm trước những sự kiện, hiện tượng tích cực hay tiêu cực, những việc cần làm cần tránh trong cuộc sống 4. Thái độ: + Học sinh có ý thức nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống B. Chuẩn bị: * Giáo viên: + Đọc tư liệu, soạn giáo án- > máy tính, máy chiếu, phiếu học tập. * Học sinh: + Đọc, tìm hiểu bài và trả lời câu hỏi. + Tìm hiểu vấn đề cần bàn luận, các luận điểm, luận cứ, dẫn chứng cần nghị luận trong ngữ liệu đã cho. C. Phương pháp: + Nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích, thảo luận, qui nạp. + Kĩ thuật động não, khăn phủ bàn, trình bày một phút, thực hành có hướng dẫn tạo lập các bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống theo các yêu cầu cụ thể... + Thảo luận trao đổi để xác định đặc điểm, cách tạo lập bài văn nghị luận về sự việc, hiện tượng trong đời sống. D. Tiến trình giờ dạy: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: ? Phép phân tích và tổng hợp có vai trò gì trong văn nghị luận ? ? Mối quan hệ giữ phép phân tích và tổng hợp? * Đáp án: * Tác dụng của phép phân tích và tổng hợp trong văn nghị luận: + Giúp ta hiểu sâu sắc các khía cạnh khác nhau cũng như các vấn đề rút ra từ phân tích mà đề tài đề cập đến trong các văn bản nghị luận. => Làm rõ ý nghĩa của 1 sự vật, hiện tượng. * Mối quan hệ qua lại giữa phép lập luận phân tích và tổng hợp: + Tuy đối lập nhưng không tách rời nhau. Phân tích rồi phải tổng hợp thì mới có nghĩa, phải dựa trên cơ sở phân tích thì mới có thể tổng hợp được => Chặt chẽ và không có phân tích thì không có tổng hợp. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi - Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút - Thời gian: ( ) Gv cho HS quan sát một số hình ảnh và đặt câu hỏi hỏi: Những hình ảnh sau làm em liên tưởng đến sự việc, hiện tượng gì diễn ra trong cuộc sống hàng ngày? GV dẫn dắt: Vi phạm giao thông, học sinh hút thuốc lá...là các vấn đề thuộc về sự việc, hiện tượng trong đời sống hàng ngày. Để hiểu rõ hơn về các vấn đề này, chúng ta sẽ tìm hiểu kiểu bài nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động - Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề - Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút - Thời gian: ( ) HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC * GV yêu cầu HS: Đọc văn bản ( SGK – 20 ) và trả lời câu hỏi: ? Văn bản trên bàn về vấn đề gì trong đời sống * Giáo viên: Đó là hiện tượng xã hội đáng suy nghĩ và sửa chữa ? Tác giả trình bày bằng những luận điểm nào ? ? Có thể chia văn bản thành mấy phần ? ý của mỗi phần ? * HS thảo luận theo nhóm bàn: - Thời gian 5 phút - Câu hỏi: + Nhóm 1: biểu hiện của bệnh lề mê + Nhóm 2: Nguyên nhân + Nhóm 3: Tác hại + Nhóm 4: Giải pháp khắc phục. * Đáp án: bên bảng chính- Các nhóm trình bày- nhóm bên nhận xét. GV đặt câu hỏi: Quan điểm của tác giả về vấn đề trên như thế nào ? ? Em có nhận xét gì về bố cục bài viết ? - HS trả lời. GV chuẩn kiến thức: Bố cục chặt chẽ : + MB: Nêu hiện tượng cần bàn luận + TB: Nêu các biểu hiện cụ thể, luận cứ rõ ràng nhằm làm nổi bật vấn đề, giúp người đọc hiểu rõ những mặt đúng sai, lợi hại của vấn đề +KB: Thái độ, ý kiến, gợi suy nghĩ cho người đọc ? Bài viết đã nêu vấn đề gì trong xã hội ? => Bài viết nêu cao trách nhiệm, ý thức, tác phong làm việc đúng giờ của con người trong cuộc sống hiện đại – biểu hiện của một con người có văn hoá. ? Nếu gọi văn bản “Bệnh lề mề” là một văn bản nghị luận về một vấn đề, hiện tượng trong xã hội thì em hiểu thế nào là nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội ? + Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội là bàn về sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với đời sống xã hội: đáng khen, đáng chê hay có vấn đề phải suy nghĩ . ? Theo em, đối với một bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống cần những yêu cầu gì ? * Học sinh đọc ghi nhớ SGK- 21 I. Tìm hiểu về bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống. 1. Phân tích ngữ liệu:( Sgk- 20) + Vấn đề nghị luận: Bệnh lề mề ( lề mề trở thành thói quen, thành bệnh với một số người ) + LĐ1: Những biểu hiện của hiện tượng lề mề : coi thường giờ giấc (dẫn chứng), sai hẹn, đi muộn, chậm Làm việc riêng: đúng giờ Làm việc chung: muộn giờ + LĐ2: Nguyên nhân của hiện tượng lề mề: Thiếu tự trọng, không tôn trọng mọi người.Thiếu trách nhiệm với việc chung tập thể. +LĐ3: Tác hại: Gây phiền hà cho tập thể ảnh hưởng đến người khác phải chờ đợi .Tạo thói quen không tốt + LĐ4 : Phải đấu tranh với bệnh lề mề, đó là tác phong của người có văn hoá (cơ sở: tôn trọng và hợp tác) => Bố cục chặt chẽ, mạch lạc, ý hợp lí => Văn bản nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống là bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ. * Yêu cầu đối với một bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống: + Đối tượng: Những sự việc, hiện tượng của đời sống. + Yêu cầu về nội dung: Nêu sự việc- hiện tượng và biểu hiện của nó, phân tích đúng sai, lợi-hại... nguyên nhân, bày tỏ ý kiến, thái độ của người viết . + Yêu cầu hình thức: Luận điểm rõ ràng, mạch lạc, xác thực, phù hợp, lời văn chính xác, sống động. 2 Ghi nhớ: ( SGK-21) HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập - Phương pháp: - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn - Thời gian: ( ) GV nêu yêu cầu: Đọc và xác định yêu cầu của bài tập số 1 ? " Dù viết về cái gì, thứ văn chương chân chính cũng hướng tới con người. Viết về cái xấu để cảnh tỉnh con người, để báo động giúp con người sống với bản lĩnh tốt đẹp của mình. Viết về cái tốt để con người tự tin ở minh và đó chính là hành trang cần có ở con người trong cuộc hành trình tới tương lai. Nhà văn chân chính phải là người ý thức được thiên chức của mình trong quá trình sáng tạo là " nâng đỡ cái phần tốt đẹp để trong đời có được nhiều công bằng và yêu thương hơn". Cho nên để tạo cho đời những giá trị nghệ thuật đích thực người cần phải biết yêu thương và tin yêu con người. Phải biết nhìn ra từ cái bên ngoài có khi bình thường, thậm chí xấu xi, vẻ đẹp tiềm ẩn trong con người. Phải có niềm tin vào bản chất tốt đẹp của con người cho dù điều nhà văn viết có xấu xa, ghê tởm và hèn nhát đến đâu..." - HS trả lời. GV nhận xét GV đặt câu hỏi: Đọc và cho biết bài tập số 2 yêu cầu chúng ta làm gì ? + Phân tích cách trình bày lập luận trong văn bản. GV đặt câu hỏi: Nêu yêu cầu của bài tập số 3? * Giáo viên hướng dẫn cho học sinh làm dàn ý về một hiện tượng xấu. Học sinh phải biết vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học về nghị luận một sự việc, hiện tượng đời sống xã hội để giải quyết vấn đề: Giải thích cho bạn hiểu tác hại của ‘‘học vẹt’’ , ‘‘ học tủ ’’ và thấy cần phải thay đổi cách học sai lầm ấy để đạt kết quả cao trong học tập. * GV chia lớp thành 3 nhóm lớn + Phân công: Nhóm 1- tổ 1: Nhóm 2: tổ 2 Nhóm 3- tổ 3 + Câu hỏi: Nhóm 1:? Phần Mở bài ta cần giới thiệu vấn đề như thế nào ? Nhóm 2:? Phần thân bài cần nêu những giải quyết những vấn đề nào ? Nhóm 3:? Phần Kết bài cần khái quát và rút ra vấn đề gì ? * GV: Từ dàn ý trên, giáo viên cho học sinh viết đoạn văn theo ý: Cần phải thay đổi cách học tập để đạt hiệu quả cao? II.Luyện tập Bài tập số 1 Xác định vấn đề nghị luận trong đoạn văn nghị luận sau + Vấn đề nghị luận: Dù viết về cái gì, thứ văn chương chân chính cũng hướng tới con người. Bài tập số 2: Tham khảo cách trình bày lập luận trong văn bản tiếng nói của văn nghệ. Bài tập số 3: * Đề bài: Trong học sinh chúng ta hiện nay, ngày càng xuất hiện nhiều hiện tượng ‘‘học vẹt’’, ‘‘ học tủ ’’. Em hãy giải thích để các bạn nhận thức được tác hại của những cách học đó và thay đổi cách học của mình cho có hiệu quả 1. Mở bài: Giới thiệu chung về tác hại của vấn đề “học vẹt’’, ‘‘học tủ ’’đối với học sinh hiện nay. 2. Thân bài * Giải thích thế nào là ‘‘học vẹt’’, ‘‘học tủ’’. + ‘‘Học vẹt’’: thuộc bài , đọc rất trôi chảy, nhưng không hiểu gì + ‘‘Học tủ ’’: vấn đề đoán là sẽ hỏi đến khi thi cử nên tập trung học vào đõ để chuẩn bị => Cả hai cách học này mang tính chất đối phó, không thực sự coi trọng việc tiếp thu kiến thức * Nêu tác hại của việc ‘‘học vẹt’’, ‘‘ học tủ ’’ + Kiến thức nhớ không lâu bền, chóng quên. + Không hiểu, nên không thể vận dụng kiến thức vào học tập và công tác. + Không nắm được kiến thức một cách đầy đủ và toàn diện. + Nếu ‘‘ lệch tủ ’’sẽ không đạt kết quả trong thi cử,kiểm tra. + Phụ công các thầy, cô giáo đã dạy dỗ cho ta kiến thức đầy đủ và toàn diện. * Cần phải thay đổi cách học tập để đạt hiệu quả cao: + Xác định học là để có kiến thức thực sự, không phải để các kỳ thi lấy một tấm bằng thật nhưng kiến thức giả. + Cần cù, chăm chỉ học tập. Học để hiểu vấn đề, để áp dụng vào thực tiễn cuộc sống và lao động sản xuất. + Học đều, học đủ, học toàn diện để hoàn thiện kiến thức. i tác hại của vấn đề “học vẹt’’, ‘‘học tủ ’’. 3. Kết bài: - Khẳng định lạRút ra bài học liên hệ . HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: Sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế - Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn trải bàn - Thời gian: ( ) - GV đặt câu hỏi: ?Tìm một số sự việc hiện tượng đáng biểu dương và đáng phê phán trong trường em ? ? Đất nước ta có nhiều tấm gương học sinh nghèo vượt khó, học giỏi. Em hãy trình bày một số tấm gương đó và nêu suy nghĩ của mình. HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG, TÌM TÒI, SÁNG TẠO - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thảo luận nhóm - Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Thời gian: ( ) ? Hình ảnh trên đề cập đến hiện tượng đời sống nào đã và đang gây phẫn nộ cho xã hội. Viết một đoạn văn trình bày các giải pháp để hạn chế hiện tượng đó - HS trả lời (Bạo hành trẻ em và Biến đổi khí hậu) - GV chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm làm 1 hiện tượng 4. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài sau: + Ra đề về sự việc, hiện tượng đời sống(XH, môi trường, học đường...) + Viết phần mở bài, thân bài, kết bài về tấm gường PVN + Lập dàn bài đề bài 3 SGK/22 + Tìm trên mạng hình ảnh những câu chuyện, hình ảnh HS đánh Đt để lại nhiều hệ lụy