Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 2. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Ngày soạn : Ngày dạy : Tuần 21 - Tiết 100 TLV: CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG A. Mục tiêu bài dạy: Sau bài học, HS có khả năng : 1. Kiến thức: + Nắm đối tượng của kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. + Nắm yêu cầu cụ thể khi làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. 2. Kỹ năng: + Nắm được bố cục của kiểu bài nghị luận này. + Quan sát các hiện tượng của đời sống + Biết cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. 3. Thái độ: + Học sinh có ý thức nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống B. Chuẩn bị: * Giáo viên: Tham khảo tư liệu soạn giáo án chuẩn bị bảng phụ, phiếu học tập. * Học sinh: + Đọc, tìm hiểu bài và trả lời câu hỏi. + Tìm hiểu vấn đề cần bàn luận, các luận điểm, luận cứ, dẫn chứng cần nghị luận trong ngữ liệu đã cho. C.Phương pháp: + Nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích, thảo luận, qui nạp. + Kĩ thuật động não, khăn phủ bàn, trình bày một phút... D. Tiến trình giờ dạy: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi - Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút - Thời gian: ( ) - GV chia lớp thành 4 nhóm: Hãy kể tên những hiện tượng nổi cộm đang diễn ra trong học sinh hiện nay? - Hs tự bộc lộ - GV dẫn dắt: Các hiện tượng diễn ra trong đời sống, đặc biệt là trong cuộc sống của học sinh hiện nay đang là những vấn đề nhức nhối của xã hội. Vậy khi làm các bài văn nghị luận về một hiện tượng, sự việc trong đời sống, chúng ta cần tiến hành bài làm như thế nào? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động - Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề - Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút - Thời gian: ( ) GV đặt câu hỏi: Các đề có cấu tạo gồm mấy phần? (GV đọc tách từng ý trong đề để HS nhận biết) + Nêu hiện tượng ( tấm gương, chất độc màu da cam, trò chơi điện tử, mẩu chuyện về Nguyễn Hiền) + Lệnh đề( Em hãy nêu và trình bày suy nghĩ; Em hãy nêu suy nghĩ; Em hãy nêu ý kiến; Nêu nhận xét, suy nghĩ) chiếu slides 2 (tách cấu tạo đề) - Cấu tạo đề: + Nêu hiện tượng SV + Lệnh đề * GV: Để làm được như vậy, người viết phải vận dụng các phương pháp lập luận nào ? - Phương pháp : phân tích, CM, bình luận * HS trả lời, GV bổ sung : Giải thích, CM hoặc bình luận (nhận định, đánh giá) để bày tỏ suy nghĩ của mình về sự việc hiện tượng đời sống ấy. GV : Em hãy đặt đề bài tương tự? Trò chơi tiếp sức ( những vấn đề ngoài xã hội? Trong học đường? Môi trường?) HS các nhóm thảo luận và đưa ra một số đề bài : • Ma túy, tệ nan của nhiều quốc gia. Suy nghĩ của em về tệ nạn này. • Nói chuyện riêng là hiện tượng tương đối phổ biến trong nhà trường. Suy nghĩ của em về hiện tượng này. • Bạo lực học đường, hiện tương có xu hướng gia tăng trong học đường. Trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên. Cho HS phân tích từng đề vừa đặt II. Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề sự việc hiện tượng đời sống. 1. Phân tích ngữ liệu: (trang 23) Đề bài: Tấm gương Phạm Văn Nghĩa * Giáo viên : Em hãy nêu các bước làm một bài văn NL? - HS trả lời, GV chuẩn kiến thức : 4 bước: THĐ- Tìm ý- Lập dàn ý- Viết bài- Sửa chữa Văn NLVề SVHTĐS cũng qua 4 bước đó * Giáo viên : Đề thuộc thể loại nào ? Yêu cầu của đề ? Phạm vi ? - Thể loại : - Vấn đề NL - Phạm vi : trong c.s 1.1. Tìm hiểu đề và tìm ý : * Tìm hiểu đề : - Thể loai: Nghị luận về một SVHTĐS - Vấn đề NL: tấm gương PVN - Phạm vi: trong c/s GV : Phương pháp tìm ý ? * Tìm ý: GV Đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi : ? Phạm Văn Nghĩa làm những gì? ? Những việc làm ấy có ý nghĩa như tn? ? Ý nghĩa của PT học tập tấm gương PVN? - Việc làm của Phạm văn Nghĩa - Ý nghĩa việc làm của PVN - Ý nghĩa phong trào thi đua GV : Quan sát mục 2 trong sgk/23 Phần MB cần giới thiệu những gì? 1.2. Lập dàn bài : 1.2.1. Mở bài: - Giới thiệu hiện tượng Phạm Văn Nghĩa - Ý nghĩa tấm gương: tấm gương điển hình cần nhân rộng. GV : Phân thân bài cần làm những gì? ( Triển khai nội dung tìm ý) GV đặt tiếp câu hỏi: PVN đã giúp mẹ làm những gì? Ý nghĩa của những việc làm đó? 1.2.2. Thân bài: +Việc làm của PVN: - Ngoài đồng: giúp mẹ trồng trọt, thụ phấn cho bắp. - Ở nhà: giúp mẹ chăn nuôi, làm tời kéo nước. + Ý nghĩa việc làm: chăm chỉ, biết giúp đỡ bố mẹ, học kết hợp với hành, sáng tạo trong lao động. ? Ý nghĩa của PT học tập tấm gương PVN? + Ý nghĩa của PT học tập tấm gương PVN: tâm gương điển hình cần nhân rộng. ? Phần kết bài cần khái những gì? 1.2.3. Kết bài : - Khái quát ý nghĩa tấm gương. - Bài học cho bản thân. GV hướng dẫn học sinh thực hành (5 phút) - Thời gian: 5 phút - Hình thức: H viết bài độc lập lập vào vở. - Yêu cầu: Viết 3 đoạn văn theo các luận điểm trong đó có sử dụng các phép liên kết đã học + Tổ 1: Viết phần mở bài + Tổ 2: luận điểm 1 phần thân bài + Tổ 3: Viết phần kết bài. 1.3. Viết bài HS nhận xét, bổ sung 1.4. Đọc lại bài viết và sửa chữa GV nhận xét và ghi điểm H1 Đọc ghi nhớ 2. Ghi nhớ/54 HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập - Phương pháp: - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn - Thời gian: ( ) GV cho HS lập dàn bài sơ lược theo sự chuẩn bị ở nhà: Nhóm1- tổ 1: mở bài Nhóm 2- Tổ 2: thân bài Nhóm 3- Tổ 3: kết bài GV cho HS quan sát một số hình ảnh tác hại của thuốc lá điện tử * Tác hại của trò chơi điện tử: - Với bạn Nhật và bạn Vũ trong tiểu phẩm mà các bạn thể hiện? buổi hôm đó bỏ học, kết quả học tập giảm sút. - Hình ảnh: tốn thời gian, sức lực, thậm chí phạm tội. ? Hãy lấy VD chứng minh Hs trình bày thông tin mình tìm hiểu => Bài học cho HS: trò chơi điện tử vô cùng nguy hại- cần tránh xa. III Luyện tập Lập dàn bài đề 3 SGK/22: 1. Mở bài:- Gt sự việc, hiện tượng: trò chơi ĐT - Ý nghĩa: trò chơi tiêu khiển hấp dẫn nhưng nếu k làm chủ bản thân sẽ sao nhãng học hành. 2.Thân bài: + Trò chơi Đt- món tiêu khiển hấp dẫn: + Tác hại + Nguyên nhân + Giải pháp khắc phục 3. Kết bài: Khảng định: trò chơi ĐT có ý nghĩa giải trí nhưng k tự chủ sẽ gây nhiều hệ lụy cho mọi người. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: Sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế - Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn trải bàn - Thời gian: ( ) GV nêu yêu cầu: Lập dàn ý cho đề văn sau Chất độc màu da cam mà đế quốc Mĩ đã rải xuống các cánh rừng miền Nam thời chiến tranh đã để lại di hoạ nặng nề cho hàng chục vạn gia đình. Hàng chục vạn người đã chết. Hàng vạn trẻ em chịu tật nguyền suốt đời. Cả nước đã lập quỹ giúp đỡ các nạn nhân nhằm phần nào cải thiện cuộc sống và xoa dịu nỗi đau cho họ. Em hãy nêu suy nghĩ của mình về các sự kiện đó. HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG, TÌM TÒI, SÁNG TẠO - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thảo luận nhóm - Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Thời gian: ( ) GV nêu yêu cầu: Vẽ sơ đồ tư duy các bước làm một bài văn nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống. 4. Hướng dẫn học sinh học về nhà và chuẩn bị cho bài sau: + Nắm chắc phương pháp làm bài, hoàn thành bài tập. + Tìm hiểu một sự việc, hiện tượng đời sống ở địa phương và trình bày ngắn gọn ý kiến của bản thân về sự việc, hiện tượng ấy. + Chuẩn bị: " Phần chương trình địa phương" (Theo câu hỏi sgk) + Chuẩn bị " Hành trang vào thế kỉ mới" • Tìm đọc Cuốn sách “ Một góc nhìn của tri thức” tập 1 • Đọc và trả lời câu hỏi, tìm hiểu thêm về tác giả, tác phẩm. • Bố cục, hệ thống luận điểm, cách lập luận, phân tích nội dung của văn bản.