Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Nghị luận trong văn bản tự sự. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.

Ngày soạn : Ngày dạy : Tuần 11 - Tiết 51 NGHỊ LUẬN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ A. Mục tiêu bài dạy: Sau bài học, HS có khả năng : 1. Kiến thức: + Nhận biết yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự. + Hiểu mục đích của việc sử dụng yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự. + Hiểu tác dụng của các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự. 2. Kỹ năng: + Nghị luận trong khi làm văn tự sự. + Phân tích được các yếu tố nghị luận trong một văn bản tự sự cụ thể. 3. Định hướng năng lực + Kĩ năng hợp tác, giao tiếp, lắng nghe tích cực, hợp tác, thể hiện sự tự tin, giải quyết vấn đề, 4. Thái độ: + Có ý thức sử dụng yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự. B. Chuẩn bị: * Giáo viên: Bảng phụ, ví dụ minh hoạ, m¸y chiÕu * Học sinh: Đọc và trả lời câu hỏi SGK C. Phương pháp: + Vấn đáp, phân tích, qui nạp. + Trình bày một phút, giao tiếp, chia nhóm, viết tích cực, động não, mảnh ghép. D. Tiến trình giờ dạy: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Đề bài: Câu 1: Trong tác phẩm Kiều ở lầu Ngưng Bích, tác giả đã sử dụng các yếu tố miêu tả nội tâm nào? Câu 2 : Dựa vào đoạn trích “ Kièu ở lầu Ngung Bớch” hãy viết đoạn văn ngắn từ 7 -10 câu văn về tâm trạng của Kiềuu ở lầu Ngung Bích trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm. Đáp án - Biểu điểm Câu 1: Trong TP Kiều ở lầu Ngưng Bích tác giả sử dụng nội tâm trực tiếp và nội tâm gián tiếp. (1đ) Câu 2 : Yêu cầu học sinh miêu tả được các ý sau: + Miêu tả nội tâm tâm trực tiếp : Kiều xót xa đau đớn khi ngĩ về Kim Trọng ; nghĩ về mẹ cha giờ này không người chăm sóc lúc tuổi già.(4đ) + Miêu tả nội tâm gián tiếp : - Cảnh vật trong con mắt Kiều tàn tạ, héo úa : nội cỏ rầu rầu, chân mây mặt đất một màu xanh xanh, tất cả đều mờ mịt.. .(4đ) 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp, kĩ thuật: quan sát tranh ; - Thời gian: GV dẫn dắt : Các em thấy trong văn bản tự sự, ngoài việc sử dụng những yếu tố miêu tả nội tâm để thể hiện những ý nghĩ, cảm, xúc, diễn biến tâm trạng của nhân vật, đôi lúc chúng ta còn thể hiện những ý kiến, quan điểm, tư tưởng, đáng giá để người đọc, người nghe suy nghĩ về một vấn đề nào đó. Khi đó chúng ta sẽ kết hợp hình thức lập luận với các yếu tố tự sự khi diễn đạt. Vậy các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự được kết hợp như thế nào? Nó có tác dụng ra sao, bài học hôm nay cô trò chúng ta sẽ nghiên cứu về vấn đề này. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động - Phương pháp, kĩ thuật: Tổ chức các hoạt động tìm hiểu và phân tích ngữ liệu, thảo luận nhóm, báo cáo kết quả, thảo luận cặp đôi - Thời gian: Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt ? Văn bản" Lão Hạc" và "Truyện Kiều" thuộc kiểu văn bản nào? Tại sao em lại khẳng định như vậy? + Cả hai đều là văn bản tự sự vì nó đều trình bày một chuỗi sự việc và nhân vật cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa. * Giáo viên: Tuy nhiên trong hai văn bản tự sự này có rất nhiều đoạn văn có sử dụng yếu tố nghị luận. Hai đoạn trích mà chúng ta sắp tìm hiểu hôm nay là một trong những đoạn trích như thế. ?Vậy em hãy nhắc lại thế nào là nghị luận? + Trình bày bằng cách lập luận: nêu lí lẽ, dẫn chứng để bảo vệ một quan điểm, tư tưởng ( luận điểm) nào đó * Giáo viên: Dựa vào kiến thức văn nghị luận chúng ta vừa nhắc lại, các em sẽ đi phân tích lần lượt các đoạn trích có yếu số nghị luận trong SGK * Giáo viên trình chiếu ví dụ a-> Gọi học sinh đọc đoạn trích a ? Đoạn trích (a) là lời nói của ai với ai? Nói về vấn đề gì? * Học sinh nhận xét và giáo viên chốt ý kiến ghi bảng * Giáo viên: Có thể coi những suy nghĩ của ông giáo là yếu tố tạo nên vấn đề nghị luận: Sự phức tạp khi chúng ta đánh giá mọi người và cuộc sống xung quanh. ? Từ đó em hãy chỉ ra những câu văn mang tính nghị luận trong đoạn trích (a)? HS kh¸ * Học sinh xác định-> Giáo viên trình chiếu chọn các câu văn mang tính nghị luận ? Tìm câu văn nêu luận điểm? Người ta gọi câu này là câu gì trong đoạn văn? + Câu 2-> câu chủ đề ( câu chốt) ( Đây chính là vấn đề ông giáo suy nghĩ) * Giáo viên ghi bảng ? Em hãy tóm tắt nội dung của câu văn trên một cách ngắn gọn? * Học sinh trả lời -> Giáo viên trình chiếu * GV nêu vấn đề (luận điểm): Nếu ta không cố tìm mà hiểu những người xung quanh thì ta luôn có cớ để tàn nhẫn và độc ác với họ. ? Nếu gọi câu trên là câu nêu vấn đề( luận điểm) thì những câu nào trong đoạn văn là câu phát triển vấn đề? + Câu (3), (4), (5), (6): phát triển vấn đề * Học sinh trả lời và giáo viên ghi bảng ? Trong số các câu văn câu trên (3,4,5,6 ) câu nào dùng để trình bày luận cứ? * Phát triển vấn đề: Vợ tôi không phải là người ác, những thị khổ quá rồi ( câu 3) * Học sinh trình bày-> giáo viên trình chiếu + ? Những câu văn nào được dùng làm lí lẽ trong đoạn trích? Đó là những lí lẽ nào? - Câu 4,5,6 + Khi người ta đau chân thì chỉ nghĩ đến cái chân đau. + Khi người ta khổ quá thì người ta không còn nghĩ đến ai được nữa. + Vì cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. * Học sinh trình bày, giáo viên trình chiếu * Giáo viên: Để tăng tính thuyết phục cho vấn đề ông giáo vừa nêu" vợ tôi không phải là người ác mà là thị khổ quá lâu rồi", tác giả đã sử dụng 3 lí lẽ để thuyết phục chính mình bằng cách đi từ giả thiết đến kết luận, nêu vấn đề có tính chất đối lập, lấy dẫn chứng minh hoạ. ? Từ cách lập luận trên, tác giả đã đi tới kết luận như thế nào? HS giỏi * Kết luận vấn đề: Tôi biết vậy nên chỉ buồn chứ không nỡ giận. * Học sinh trình bày -> giáo viên trình chiếu ? Câu văn thứ 7 đóng vai trò như thế nào trong đoạn văn? ? Ông giáo đã kết luận suy nghĩ của mình bằng cách nào? +? Sau khi đã đưa ra các lí lẽ để thuyết phục mình, ông giáo đã kết thúc bằng cách nào? * Học sinh trình bày-> Giáo viên ghi bảng. ? Ông giáo đã dùng kiểu câu và từ nào để lập luận? + Câu mang tính chất nghị luận: câu ghép có cặp từ hô ứng thể hiện các phán đoán dưới dạng: khi ...thì, nếu...thì + Câu kết luận: Biết vậy...nên + Các câu văn đều là những câu khẳng định, ngắn gọn, khúc triết như diễn đạt 1 chân lí. ? Cách lập luận trên có tác dụng ra sao? + ? Hình thức và cách lập luận vừa nêu có phù hợp với tính cách của ông giáo không? Vì sao? + Rất phù hợp với tính cách của ông giáo vì ông là người có học thức, hiểu biết, giàu lòng thương người, luôn nghĩ suy, trăn trở, dằn vặt về cách sống, cách nhìn đời, nhìn người... ? Nhờ cách lập luận đó suy nghĩ của ông giáo trở nên như thế nào? * Giáo viên chốt và ghi bảng * Giáo viên trình chiếu đoạn trích(b)-> Yêu cầu học sinh đọc. ? Đoạn trích (b) là cuộc đôi thoại của ai với ai? Trích ở văn bản nào? + Cuộc đối thoại giữa Thúy Kiều và Hoạn Thư trích ở văn bản" Thúy Kiều báo ân báo oán" (Truyện Kiều của Nguyễn Du) * Giáo viên: Đây là đoạn trích chúng ta không dược học. Vậy qua tìm hiểu ở nhà, em nào có thể cho cô biết. ? Hoàn cảnh diễn ra cuộc đối thoại trên ? + Từ Hải- một anh hùng hảo hán nổi tiếng vì mến mộ tài sắc của Thúy Kiều đã chuộc nàng ra khỏi lầu xanh và cưới nàng làm vợ. Từ Hải đã giúp Kiều mở một cuộc báo ân báo oán cho Kiều để nàng trả nghĩa cho những người đã cứu giúp mình, cũng như trừng trị những kẻ gây sóng gió cho nàng. Trong có đó Hoạn thư-Vợ Thúc Sinh, người đã vì cảnh chồng chung mà gây rất nhiều nỗi đắng cay, tủi nhục cho Kiều. ? Cuộc đối thoại giữa Thuý Kiều và Hoạn Thư diễn ra dưới hình thức nào? + Trước toà, điều quan trọng nhất là người ta phải trình bày lí lẽ, chứng cớ, nhân chứng, vật chứng... sao cho có tính thuyết phục hòng kết tội hoặc giảm nhẹ tội=> Hình thức đối thoại có tính nghị luận phù hợp với một phiên toà. * Giáo viên chốt và ghi bảng: ? Hãy xácđịnh những câu thơ mang tính nghị luận trong đoạn trích (b)? + Lời nói của Thuý Kiều ở phần đầu và lời nói của Hoạn Thư. * Giáo viên trình chiếu các lời nói của nhân vật có tính nghị luận trong doạn trích ? Trong phiên toà này, ai là quan toà? Ai là bị cáo? + Quan toà: Thuý Kiều. + Bị cáo: Hoạn Thư ? Thúy Kiều đã kết tội Hoạn Thư như thế nào? + Sau câu chào mỉa mai là lời đay nghiến: Xưa nay đàn bà có mấy người ghê gớm cay nghiệt như cô và xưa nay càng cay nghiệt thì càng chịu lấy nhiều oan trái. * Học sinh trình bày giáo viên trình chiếu ? Trong cách lập luận của Thuý Kiều, tác giả đã sử dụng kiểu câu nào? Tác dụng của cách sử dụng kiểu câu đó? + Câu ghép có cặp từ hô ứng" càng...càng" -> tác dụng dùng để khẳng định nhận xét, suy nghĩ của mình. * Giáo viên: Trước lời kết tội của Thuý Kiều, Hoạn Thư vừa ở vị trí bị cáo, vừa là luật sư tự bào chữa cho mình. ? Hoạn Thư trong cơn "hồn bay phách lạc" đã biện minh cho mình bằng cách lập luận như thế nào? Nhằm mục đích gì? HS khá giỏi¸ - Lập luận của Hoạn Thư: gồm 4 lí lẽ, + Thứ nhất: Tôi cũng là đàn bà nên ghen tuông là chuyện thường tình-> đưa ra vấn đề có tính chất thông thường, không thể bác bỏ + Thứ hai: Tôi cũng đã đối xử tốt với cô khi ở gác Quan Âm để viết kinh, khi cô trốn khỏi nhà, tôi cũng chẳng cho người đuổi theo-> Kể công, khơi gợi lòng thương của Thúy Kiều + Thứ ba: Tôi với cô đều trong cảnh chồng chung chẳng ai dễ nhường cho ai.-> Mong sự cảm thông vì hoàn cảnh trớ trêu. + Thứ tư: Nhưng dù sao, tôi cũng đã gây đau khổ cho cô nên bây giờ chỉ biết trông chờ vào lòng khoan dung, độ lượng của cô.-> Nhận tội và đề cao Thuý Kiều * Học sinh trình bày-> giáo viên trình chiếu ? Từ đó em có nhận xét gì về cách lập luận của Hoạn Thư? ? Thuý Kiều có thái độ như thế nào trước những lí lẽ, dẫn chứng Hoạn Thư đưa ra? * Học sinh trả lời * Giáo viên: Hoạn Thư với vai trò bị cáo, vừa là luật sư tự bào chữa cho mình, Hoạn Thư đã lập luận rất sắc sảo, từ từ từng bước một, Hoạn Thư đã từ chỗ chỉ ra sự ghen tuông là lẽ thường tình của đàn bà, tiếp đến khơi gợi đạo lí sống phải có nghĩa tình bằng cách kể công mình đã đối xử tốt với Thuý Kiều khi ở gác Quan Âm, sau đó là gợi sự đồng cảm của Kiều vì hoàn cảnh trớ trêu của hai người "chồng chung", cuối cùng Hoạn Thư khôn ngoan hơn là nhận hết tội lỗi và đề cao Thuý Kiều, khiến cho Thuý Kiều rơi vào tình thế khó xử và phải thốt lên: "Khen cho thật đã nên rằng, Khôn ngoan đến mực, nói năng phải lời" và từ chỗ nộ khí xung thiên: “Dưới cờ gươm tuốt nắp ra” đến “Truyền quân lệnh xuống trường tiền tha ngay” => Giáo viên ghi bảng ? Từ các đoạn trích vừa phân tích em rút ra những dấu hiệu và đặc điểm của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự? +? Khi nào chúng ta cần sử dụng yếu tố nghị luận? + ? Nghị luận trong văn tự sự thường được thể hiện dưới những hình thức nào?( Chú ý cách thể hiện nội dung nghị luận của 2 đoạn trích) * Học sinh trả lời, * Giáo viên bổ sung: Trong văn bản tự sự, để người đọc (người nghe) phải suy nghĩ về một vấn đề nào đó, người viết (người kể) sẽ sử dụng hình thức nghị luận. Nghị luận trong tự sự thường xuất hiện trong những lời đối thoại hoặc độc thoại khi nhân vật muốn bày tỏ một quan điểm, một phán đoán, một lí lẽ về vấn đề nào đó nhằm thuyết phục người đọc, người nghe hay thuyết phục chính mình. Nghị luận trong văn bản tự sự thường gắn với không khí tranh luận, tức là đồi hỏi phải có đối tượng giao tiếp (ngay cả trong độc thoại, người độc thoại cũng đang trong trạng thái phân vân để tự mổ xẻ vấn đề, tự tranh luận với bản thân, nhất là đối với những nhân vật dang trong trạng thái đấu tranh tư tưởng...). Như vậy, nghị luận trong văn bản tự sự phải thể hiện dấu ấn cá nhân của nhân vật. Từ đó chúng ta đi tới kết luận-> giáo viên kết luận trên bảng + ? Các kiểu câu, từ nào thường dược dùng để lập luận? * Học sinh trình bày kết quả thảo luận-> Giáo viên chốt và ghi bảng ? Từ các ví dụ vừa phân tích, em hãy nêu tác dụng của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự? * Học sinh trình bày -> giáo viên ghi bảng * Giáo viên: Từ kêt luận trên cho thấy nghị luận rất cần trong văn bản tự sự vì nó sẽ khắc học chân dung nhân vật hay triết lí, có đời sống nội tâm phong phú, hay suy nghĩ, trăn trở, day dứt về lẽ sống, về lí tưởng, về cuộc đời. ? Vậy trong các văn bản tự sự đã học, em có nhớ đoạn văn nào cũng sử dụng yếu tố nghị luận? Cho biết tác dụng của yếu tố nghị luận đó? * Giáo viên cho học sinh làm bài tập nhanh. ? Chỉ ra những câu thơ mang tính nghị luận trong đoạn thơ sau? Nội dung nghị luận là gì? Cho biết tác dụng của các câu thơ mang tính nghị luận đó? " Trước xe quân tử tạm ngồi ......................... cũng phi anh hùng" ("Lục vân Tiên" - Nguyễn Đình Chiểu) + Làm ơn há dễ trông người trả ơn .....................................cũng phi anh hùng" + Nội dung nghị luận: làm việc nghĩa không phải để mong được người trả ơn, thấy việc nghĩa mà không làm thì không phải là anh hùng. -> Tác dụng: Bộc lộ quan điểm của nhân vật về việc cứu người hoạn nạn => Khắc hoạ tinh thần hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài của Lục Vân Tiên * Giáo viên: Qua việc chỉ ra các yếu tố nghị luận và tác dụng của các yếu tố nghị luận trong các đoạn văn tự sự, em hãy so sánh: * Thảo luận nhóm bàn (3 phút) ? Sự khác nhau giữa văn bản nghị luận với yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự? +? Nhận xét hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng trong văn nghị luận? +? Luận điểm, luận cứ trong đoạn văn tự sự có giống với văn nghị luận không? + Văn nghị luận: Người viết tập trung đưa ra các luận điểm, luận cứ 1 cách đầy đủ, có hệ thống và hết sức chặt chẽ. Các nội dung, ý lớn, ý nhỏ phải gắn bó và phụ thuộc vào nhau trong toàn bài + Nghị luận trong văn bản tự sự: Chỉ là những yếu tố đơn lẻ, biệt lập trong 1 tình huống cụ thể, 1 sự việc hay 1 nhân vật cụ thể nào đó của câu chuyện. ? Vậy khi đưa yếu tố nghị luận vào văn bản tự sự người viết cần chú ý những điều gì? +? Khi nào chúng ta có thể sử dụng yếu tố nghị luận? + ? Các câu văn nghị luận phải có cấu tạo như thế nào? + ? Có nên đưa quá nhiều yếu tố nghị luận vào văn bản tự sự không? Tại sao? + Kết hợp với các yếu tố tự sự ở những tình tiết chứa đựng ý nghĩa tư tưởng, chủ đề của tác phẩm. Cũng có thể đưa vào phần kết của truyện. + Yếu tố nghị luận phải kết hợp hài hoà với lời kể, các câu văn nghị luận phải ngắn gọn mà sâu sắc + Tránh lạm dụng yếu tố nghị luận, thuyết lí dài dòng gây nặng nề, nhàm chán. * Giáo viên: Mặc dù yếu tố nghị luận chỉ dóng vai trò phụ trong văn bản nghị luận nhưng nó lại có tác dụng tạo tính triết lí cho câu chuyện, làm cho câu chuyện sinh động và hấp dẫn hơn. Đó chính là nội dung của phần Ghi nhớ SGK -138 - * Giáo viên bản. Học sinh đọc ghi nhớ SGK-138 * Giáo viên: Để củng cố lại các kiến thức mà chúng ta vừa tìm hiểu, cô trò chúng ta sẽ chuyển sang phần Luyện tập.Trong quá trình phân tích 2 đoạn trích ở phần Lí thuyết, chúng ta đã trả lời các câu hỏi của bài tập 1& 2 nên chúng ta sẽ không làm lại, về nhà các em nhớ lại bài giảng và hoàn thiện bài tập1 & 2 ( SGK- 139) * Giáo viên ghi bảng I Tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự: 1. Phân tích VD( SGK- 137) * Đoạn trích a: + Ông giáo đối thoại với chính mình rằng vợ mình không ác để chỉ buồn chứ không nỡ giận. -> Lập luận chặt chẽ, rõ ràng phù hợp với quy luật tự nhiên và tính cách của ông giáo-> vấn đề ông giáo suy nghĩ có sức thuyết phục * Đoạn trích b: + Cuộc đối thoại giữa Kiều và Hoạn Thư được diễn ra dưới hình thức nghị luận trong một phiên toà. => Lập luận của Hoạn Thư sắc sảo, có lí có tình, tạo sức thuyết phục cao, khiến cho Kiều phải thay đổi quyết định. * Dấu hiệu và đặc điểm của nghị luận trong văn tự sự. + Những biểu hiện suy nghĩ, đánh giá, bàn luận trong văn bản tự sự là những yếu tố nghị luận. + Các loại câu thường dùng: nghi vấn, khẳng định, phủ định, câu ghép có cặp từ hô ứng. + Các từ lập luận có tính chất kết luận, khẳng định, liệt kê, tổng hợp, tương phản đối ý.v.v. * Tác dụng của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự: + Khắc hoạ rõ nét chân dung của nhân vật về tư tưởng, quan điểm.v.v.-> làm cho câu chuyện thêm sâu sắc, có tính triết lí. 2.Ghi nhớ: ( SGK- 138 ) HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập - Phương pháp, - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn - Thời gian: * Giáo viên trình chiếu bài tập thêm số 1 * Học sinh đọc lại nội dung bài tập thêm số 1 Bà tôi Bố mẹ tôi đều làm ruộng nên nhà tôi nghèo lắm. Bà tôi tuy tuổi đã cao những vẫn còn khoẻ nên bà thường đỡ đần công việc nội trợ giúp mẹ tôi những lúc mẹ tôi còn bận hay chúng tôi còn học bài. Bà thường căn dặn chúng tôi: - Đối với con người, hạt gạo là quý giá nhất đấy các cháu ạ. Mỗi lần đong gạo nấu cơm bà th?ờng làm rất thong thả, cẩn thận. Một lần bà tôi bị mệt, tôi thay bà nấu cơm. Khi cầm rá gạo xuống bếp chẳng may tôi bị vấp ngã chúi về phía trước nhưng tôi vẫn cố giữ cho bằng được rá gạo trong tay, chỉ có vài hạt rơi vãi ra ngoài. Tôi thản nhiên xuống bếp nấu cơm. Xong việc, tôi định chạy lên khoe với bà thì...Tôi bỗng sững lại ở cửa. Bà đang chống gậy dò đi từng bưước để nhặt các hạt gạo mà tôi làm rơi lúc nãy. Thấy tôi đang tròn xoe mắt nhìn bà một cách ngạc nhiên, bằng giọng thều thào bà giải thích: - Cháu ơi, thóc gạo là Đức Phật đấy... Không có nó thì cũng chẳng có ai hương khói nơi cửa Phật nữa đâu... Lúc đó tôi chua hiểu câu nói của bà, còn bây giờ thì tôi đã hiểu. Càng hiểu tôi càng thương bà nhiều hơn. Cuộc đời bà tuy vất vả, nhọc nhằn, xong những lời dạy bảo của bà đáng quý biết bao nhiêu. Chính nhờ những lời dạy bảo đó chúng tôi đã khôn lớn như ngày hôm nay. a,Vấn đề nghị luận đua ra trong văn bản văn tự sự là gì? b, Vấn đề nghị luận đã được người viết thể hiện nhu thế nào? d, Tác dụng của việc sử dụng yếu tố nghị luận đó?* Học sinh đọc và thảo luận nhóm(3 phút)-> Trình bày kết quả thảo luận * Giáo viên trình chiếu đáp án * Giáo viên trình chiếu bài tập thêm số 2 ? Đọc đề bài thêm số 2 * Yêu cầu học sinh lập dàn ý và dự kiến những vị trí để kết hợp với nghị luận. * Cho học sinh lập dàn ý sơ lược và trình bày -> Giáo viên trình chiếu dàn ý sơ lược và hướng dẫn học sinh về nhà viết thành bài văn hoàn chỉnh II. Luyện tập: Bài tập thêm số 1 ? Đọc kĩ văn bản tự sự và trả lời câu hỏi bên dưới * Vấn đề nghị luận: Gạo là thứ quý giá nhất. * Cách lập luận đơược thể hiện: + Nhận định của bà: Đối với con ngơười, gạo là thứ quý giá nhất + Dẫn chứng: hành động của bà “ bà chống gậy dò đi từng bơước để nhặt những hạt gạo vươơng vãi trên nền nhà.” + Lí lẽ: lời dạy của bà “Cháu ơi thóc gạo là Đức Phật đấy... Không có nó thì cũng chẳng có ai hương khói nơi cửa Phật nữa đâu...” + Nhận định của người cháu về cuộc đời của người bà. => Tác dụng: Lời dạy bảo của bà trở nên thấm thía, giàu sức thuyết phục, sinh động và hấp dẫn hơn. Câu chuyện trở nên xúc động, để lại ấn tượng mạnh đối với ngơười đọc, người nghe bởi tính triết lí sâu sắc. Bài tập thêm số 2: Lập dàn ý cho đề văn sau: ? Kể về một việc tốt mà em đã làm( hoặc chứng kiến) trong đó có sử dụng yếu tố nghị luận? Dàn ý: A. Mở bài: + Giới thiệu hoàn cảnh vệc tốt em làm (chứng kiến) + Cảm xúc, suy nghĩ của em khi làm( chứng kiến) việc tốt đó B. Thân bài: + Kể diễn biến việc tốt em đã làm ( chứng kiến) + ý nghĩa về việc tốt em đã làm (chứng kiến)- Nghị luận C. Kết bài: + Khẳng định sự cần thiết và ý nghĩa to lớn của những việc làm tốt trong đời sống, xã hội.( Nghị luận) HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: Hệ thống những kiến thức đã học và luyện tập - Phương pháp: Vấn đáp - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn - Thời gian - GV đặt câu hỏi: Nêu các dấu hiệu để nhận biết các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự? + Luận điểm, luận cứ, trình tự lập luận-> làm cho người đọc và người nghe phải suy nghĩ về vấn đề đó. + Diễn đạt bằng câu khẳng định, phủ định, câu ghép, câu miêu tả…-> tạo tính triết lí (khẳng định hoặc bác bỏ) ? Tác dụng của yếu tố nghị luận trong văn tự sự? + Làm cho câu chuyện thêm sâu sắc, có tính triết lí. 4. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài sau: + Học thuộc ghi nhớ + Phân tích vai trò của các yếu tố miêu tả và nghị luận trong đoạn văn tự sự cụ thể. + Đọc và chuẩn bị: “Bếp lửa”( Tìm hiểu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, chủ đề, cách thể hiện các nội dung tư tưởng của văn bản, biện pháp nghệ thuật chính của bài thơ, thi vẽ tranh minh hoạ cho văn bản thơ) + Phiếu học tập: - Phiếu số 1: Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cảm xúc Khổ thơ Chi tiết Nghệ thuật Tác dụng Khổ thơ đầu Cảm nhận về hình ảnh bếp lửa Cảm nhận về tình bà cháu Phiếu số 2: nhóm bàn Hình ảnh người bà và những kỉ niệm về tình bà cháu trong hồi tưởng của tác giả: Khổ thơ Chi tiết Nghệ thuật Tác dụng 2 3 Cảm nhận chung về hình ảnh người bà