Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Ánh trăng. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Ngày soạn : Ngày dạy : Tuần 12 - Tiết 57 Văn bản: ÁNH TRĂNG (Nguyễn Duy) A.Mục tiêu bài dạy: 1. Kiến thức: + K Năm và nhớ những kỉ niệm về một thời gian lao nhưng nặng nghĩa tình của người lính. + Hiểu sự kết hợp các yếu tố tự sự, nghị luận trong một tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại và tác dụng của nó. + Hiểu những ngôn ngữ, hình ảnh giàu suy nghĩ, mang ý nghĩa biểu tượng. 2. Kỹ năng: + Đọc - hiểu văn bản thơ được sáng tác sau năm 1975. + Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm thơ để cảm nhận một văn bản trữ tình hiện đại. 3. Đánh giá năng lực: + Kĩ năng lắng nghe tích cực, giao tiếp, thảo luận nhóm, thu thập và xử lí thông tin.v.v 4. Thái độ: + Hiểu được những hi sinh mất mát của thời chiến tranh, biết nhớ về cội nguồn , về những người đã khuất, giữ lẽ sống chung thuỷ với chính mình. B. Chuẩn bị: * Giáo viên: Chân dung nhà thơ Nguyễn Duy và tập thơ “ Ánh trăng”, Tham khảo tư liệu soạn giáo án. * Học sinh: Đọc và trả lời câu hỏi SGK, chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên C. Phương pháp: + Nêu vấn đề, hỏi đáp, phân tích, thảo luận nhóm, giảng bình. + Kĩ thuật động não, khăn phủ bàn, trình bày một phút... D. Tiến trình giờ dạy: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số Ngày giảng Lớp Sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: ? Qua bài thơ “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ" em hãy nêu những cảm nhận của em về người mẹ Tà Ôi? * Đáp án: + Người mẹ Tà Ôi vừa là người lao động sản xuất vừa là người chiến sĩ trên mặt trận chiến đấu: giã gạo, tỉa bắp, chuyển lán.(4đ) + Người mẹ giàu tình yêu thương con thắm thiết, yêu buôn làng, yêu bộ đội, yêu quê hương đất nước -> tình yêu riêng hoà hợp trong tình yêu chung rộng lớn. (4đ) => Hình ảnh bà mẹ Tà Ôi tiêu biểu cho những bà mẹ V.Nam trong kháng chiến: chịu khó, cần cù, giàu tình yêu thương & lòng nhân ái. (2đ) 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp, kĩ thuật: quan sát tranh ; - Thời gian: 3 phút GV: Kể tên một số bài thơ, ca dao, truyện ngắn viết về trăng mà em biết Gợi ý: Ngắm trăng, Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh, Đêm trăng thanh, Mảnh trăng cuối rừng... GV dẫn dắt vào bài: Trăng là chủ đề quen thuộc, là nguồn cảm hứng vô tận của các nhà thơ. Cũng chọn chủ đề trăng làm cảm hứng sáng tác, nhưng Nguyễn Duy không giống các nhà thơ khác đi m.tả vẻ đẹp của ánh trăng, mà tác giả mượn ánh trăng để bộc lộ những suy nghĩ của riêng mình. Trong chiến tranh gian khổ, những người lính cách mạng từng sống gắn bó với thiên nhiên. Nhưng khi đã đi qua thời bom đạn, được sống trong không khí hoà bình giữa những tiện nghi hiện đại, không phải ai cũng nhớ những gian nan, những kỉ niệm tình nghĩa của thời đã qua. Bài thơ “Ánh trăng” là 1 lần “Giật mình” của Nguyễn Duy trước những điều vô tình dễ có ấy. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động - Phương pháp, kĩ thuật: Tổ chức các hoạt động tìm hiểu và phân tích ngữ liệu, thảo luận nhóm, báo cáo kết quả, thảo luận cặp đôi - Thời gian: 25 phút Hoạt động của giáo viên- học sinh Nội dung - GV đặt câu hỏi: Hãy nêu những nét tiêu biểu về nhà thơ Nguyễn Duy ? * Giáo viên nhà thơ Nguyễn Duy và bổ sung: Nhà thơ từng là bộ đội thông tin, hiện nay là đại diện báo Văn nghệ tại thành phố HCM. Thơ Nguyễn Duy trẻ trung, linh hoạt và bất ngờ trong ngôn từ, cấu tứ mà lại thấm đượm âm hưởng dân ca đồng quê. Ông là 1 trong những nhà thơ đang được nhiều người tìm đọc. Ông đạt nhiều giải thưởng về thơ văn. Tác phẩm tiêu biểu " Cát trắng" 1973... A. Giới thiệu chung: 1. Tác giả: + Tên khai sinh:Nguyễn Duy Nhuệ sinh 07/12/ 1948 + Là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. ? Hoàn cảnh sáng tác bài thơ? Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh đó có ý nghĩa gì? ( Chiếu hình ảnh tác phẩm) * Giáo viên: Năm 1978, 3 năm sau ngày giải phóng, chiến tranh đã lùi xa, không phải ai cũng nhớ về những kỉ niệm tình nghĩa, những vất vả gian nan của 1 thời đã qua. Bài thơ như 1 lời nhắc nhở mỗi người về lẽ sống thuỷ chung với quá khứ, ân tình với những hi sinh mất mát đã qua. Bài thơ được tặng giải A của Hội nhà văn Việt Nam năm 1984 2. Tác phẩm: + Sáng tác năm 1978, in trong tập "Ánh trăng" - GV đặt câu hỏi: ? Bài thơ cần đọc với giọng điệu như thế nào ? + Khổ 1,2,3: Giọng kể, nhịp thơ trôi chảy bình thường + Khổ 4: Đột ngột rất cao, nhấn mạnh các từ: " thình lình, đột ngột"...thể hiện sự bất ngờ + Khổ 5,6: Thiết tha, trầm lắng cảm xúc suy tư, lặng lẽ ? Giải thích các từ: tri kỉ, người dưng, buyn đinh? ? Em hiểu gì về từ “thình lình”, “ Rưng rưng” ? + Thình lình: một cách hết sức bất ngờ không thể ngờ trước + Rưng rưng: nước mắt ứa ra đọng đầy trong mắt tuy chưa chảy thành giọt B. Đọc - hiểu văn bản: 1. Đọc-chú thích: ? Em nhận xét gì về thể thơ trong bài thơ này? + Phù hợp với tâm sự và bộc lộ cảm xúc, vừa hướng nội (nội tâm), vừa hướng ngoại (ngoại cảnh). ? Bài thơ được viết theo phương thức biểu đạt nào? ? Nhìn vào các chữ đầu của bài thơ em thấy có gì đặc biệt so với bài thơ khác? + Những chữ đầu dòng không viết hoa ? Tác giả viết như vậy với dụng ý gì? + Nhà thơ muốn cho mạch cảm xúc được dào dạt trôi theo dòng chảy của thời gian, của kỉ niệm ? Có người cho rằng bài thơ mang dáng dấp một của chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian em có đồng ý không? Tại sao? ? Hãy kể lại câu chuyện nhỏ đó? + Từ thời ấu thơ đến khi đi bộ đội chiến đấu, tác giả luôn sống gần gũi, thân thiết với vầng trăng như người bạn tri kỉ không bao giờ quên được. Thế mà khi chuyển về thành phố, cuộc sống đầy đủ tiện nghi, tự nhiên lại dửng dưng với vầng trăng. Nhưng rối một đêm bỗng nhiên mất điện trong phòng cao ốc tối om, tác giả vội mở cửa sổ thì đột ngột thấy vầng trăng im phăng phắc khiến nhà thơ giật mình. ? Bài thơ được viết theo trình tự nào? + Quá khứ, hiện tại và suy ngẫm 2. Thể loại- Bố cục: + Thể thơ: 5 chữ + PTBĐ: Tự sự + Biểu cảm ? Bài thơ có thể chia thành mấy phần? Nội dung từng phần ntn? Hãy chia và đặt tiêu đề cho từng phần? - 1: 2 khổ thơ đầu: Vầng trăng kỉ niệm - 2: Khổ 3 + 4: Vầng trăng hiện tại - 3: Khổ 5 + 6: Cảm xúc suy ngẫm của tác giả Chiếu bố cục + Bố cục: 3 phần * GV gọi học sinh đọc 2 khổ thơ đầu. ? Hai khổ thơ kể về chuyện gì? Chiếu phiếu học tập số 1: phần chuẩn bị ở nhà H thảo luận nhóm( 3 phút) trao đổi thống nhất phần tìm hiểu ở nhà để phân tích phần a ? Vầng trăng tuổi thơ hiện lên trong không gian như thế nào? + Không gian bao la: đồng, sông, bể ? Từ nào được lặp lại? Tác dụng? + Từ "với" được điệp lại 3 lần nhằm diễn tả 1 tuổi thơ đi nhiều, được hạnh phúc, cảm nhận những vẻ đẹp kì thú của thiên nhiên từng được ngắm trăng trên đồng quê, ngắm trăng trên dòng sông, trên bãi biển. => Đó là kỉ niệm đẹp con người sống gắn bó với thiên nhiên, quê hương yêu dấu * Giáo viên: Tuổi thơ của chúng ta có lẽ ai cũng được gắn bó với vầng trăng yêu dấu. Trong thơ Trần Đăng Khoa có lúc ông đã viết: " Ông trăng tròn sáng tỏ. Soi rõ sân nhà em." Song vầng trăng tuổi thơ của Nguyễn Duy trải rộng trên một khoảng không gian bao la: Đồng, sông, bể. Dù ở đâu, đi đâu trăng cũng ở bên cạnh nhà thơ. 3. Phân tích: a Vầng trăng trong hoài niệm và nỗi nhớ: * Hồi nhỏ: + Điệp ngữ " với"-> Vầng trăng gắn với những kỉ niệm đẹp, trong sáng thời thơ ấu nơi làng quê. ? Khi đã là người lính, trăng gắn bó với tác giả ra sao? Tác giả đã sử dụng phép tu từ nào ở đây? + Là người tri kỉ, thân, hiểu mình ? Em hiểu thế nào là vầng trăng tri kỉ? + Trăng với người thân thiết với nhau, hiểu nhau như đôi bạn không thể thiếu nhau được. Trăng chia ngọt xẻ bùi, trăng đồng cam cộng khổ * G.V bình, mở rộng: Người chiến sĩ ngủ dưới trăng: "Gối khuya ngon giấc bên song trăng nhòm". Giữa rừng khuya sương muối, người chiến sĩ đứng chờ giặc tới "Đầu súng trăng treo". Nẻo đường hành quân nhiều đêm đã trở thành "nẻo đường trăng dát vàng"-> Trăng chia sẻ ngọt bùi, sẻ chia niềm vui thắng trận. * Thời chiến tranh: (người lính) + Nhân hoá: Vầng trăng là người bạn tri kỉ, vầng trăng tình nghĩa ? Giọng thơ ở 2 khổ đầu có đặc điểm như thế nào? ? Vì sao giữa con người và vầng trăng trở thành tri kỉ? + Giọng thơ tự nhiên như lời kể + Vì khi đó, cuộc sống giản dị, chân thật, hòa hợp với thiên nhiên: Trần trụi với thiên nhiên Hồn nhiên như cây cỏ + Trăng khi đó là trò chơi của tuổi thơ cùng với ước mơ trong sáng. + Trăng khi đó là ánh sáng trong đêm tối chiến tranh, là niềm vui bầu bạn của người lính trong gian lao thử thách, gian khổ thiếu thốn. * Giáo viên: Vầng trăng là biểu tượng của cái đẹp của những năm tháng đó trở thành vầng trăng tri kỉ, vầng trăng tình nghĩa ngỡ không bao giờ quên. Vầng trăng không những là người bạn tri kỉ biểu tượng cho quá khứ tình nghĩa, trăng là vẻ đẹp bình dị, vĩnh hằng của đời sống => Tuổi thơ cho đến khi trưởng thành vầng trăng đẹp, gắn bó sâu nặng, thân thiết, nghĩa tình với con người. ? Qua tìm hiểu em có cảm nhận gì về vầng trăng trong quá khứ? H khá => Trăng là thiên nhiên, đất nước, người bạn bình dị, hiền hậu, nghĩa tình, trong sáng và thuỷ chung, là vẻ đẹp vĩnh hằng của đời sống. ? Câu 3 khổ 2 “ngỡ không bao giờ quên” là câu chuyển em có đồng ý không? Tại sao? * Học sinh thảo luận nhóm bàn- 2 phút(KN tự tin, KN giải quyết vẫn đề….) + Tưởng rằng sẽ không bao giờ quên được sự gắn bó nghĩa tình giữa người và trăng, thế mà con người lại quên được vầng trăng tình nghĩa ấy. Người đã quên trăng trong hoàn cảnh nào. Bài học hôm sau cô trò ta cùng tìm hiểu tiếp phần còn lại của bài thơ. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập - Phương pháp, - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn -Thời gian: ? Tình cảm gắn bó giữa con người và vầng trăng được nhà thơ thể hiện như thế nào qua hai khổ thơ đầu tiên ? + Tình cảm gắn bó khăng khít giữa con người với vầng trăng: trăng gắn với những kỉ niệm tuổi thơ nơi làng quê yêu dấu, trăng là người bạn tri âm, tri kỉ trong thời chiến tranh -> Từ khi còn nhở tới khi trưởng thành (là người lính) vầng trăng với người sống nghĩa tình với nhau như bạn bè thân thiết không thể tách rời. 4. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài sau: + Học thuộc bài thơ, phân tích khổ thơ thứ nhất + Phân tích tiếp các khổ thơ còn lại của bài thơ (Tình cảm của người đối với trăng trong cuộc sống hiện tại, suy ngẫm của tác giả về những sự việc xảy ra -> rút ra ý nghĩa, bài học cho mỗi người chúng ta trong cuộc sống những gì thuộc về quá khứ) * Phiếu học tập số 1: vầng trăng trong hiện tại Thời gian Chi tiết Nghệ thuật Tác dụng Khi về thành phố Tình huống gặp lại trăng * Phiếu học tập số 2: Cảm xúc và suy ngẫm của tác giả Chi tiết Nghệ thuật Tác dụng Tư thế Cảm xúc Bài học chung