Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Luyện tập viết biên bản. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 2. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Tuần 32
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 152
Tập làm văn: LUYỆN TẬP: VIẾT BIÊN BẢN
- Mục tiêu bài dạy:
- Kiến thức:
+ Mục đích, yêu cầu, nội dung của biên bản và các loại biên bản thường gặp trong cuộc sống.
- Kỹ năng:
+ Viết được một biên bản hoàn chỉnh.
- Thái độ:
+ Giáo dục học sinh ý thức viết đúng sự vụ hoặc trung thành với các nội dung đánh giá, các kế hoạch hoặc các ý kiến của hội nghị...
- 4. Định hướng phát triển năng lực:
+ Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.
+ Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học, tìm kiếm và xử lí thông tin, ra quyết định, lắng nghe tích cực, hợp tác,...
B.Chuẩn bị:
* Giáo viên: Bài sọan và một số mẫu biên bản, đề kiểm tra 15 phút in sẵn
* Học sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn sgk
- Phương pháp:
+Vấn đáp, phân tích, thảo luận, qui nạp.
+ Kĩ thuật động não, trình bày một phút, chia nhóm...
- Tiến trình giờ dạy:
- Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
Ngày giảng |
Lớp |
Sĩ số |
|
|
|
|
|
|
- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phút
* Đề bài :
- Trắc nghiệm:(2,0 đ)
Câu1.Trong các tình huống sau tình huống nào cần viết biên bản ? (0,25)
- Em bị ốm không thể đi học được.
- Lớp em muốn tổ chức đi tham quan nhà bảo tàng thành phố
- Ghi lại diễn biến và kết quả đại hội Đoàn trường
- Một nhóm học sinh tự ý đi tham quan không xin phép thầy cô, cha mẹ
Câu 2. Điền từ thích hợp vào chỗ trống sau (1,0đ)
Biên bản là loại văn bản ghi chép..........................................................một sự việc đang xảy ra hoặc vừa mới xáy ra. Người ghi biên bản chịu trách nhiệm về.........................................................của biên bản.
Câu 3. Nêu tên các mục của biên bản vào cột bên trái cho phù hợp với nội dung ở cột bên phải (0,75)
Tên mục |
Nội dung |
|
+ Ghi diễn biến, kết quả sự việc |
|
+ Ghi thời gian kết thúc, họ tên và chữ kí của các thành viên có trách nhiệm chính, những văn bản, hiện vật kèm theo( nếu có) |
|
+ Ghi quốc hiệu và tiêu ngữ ( đối với văn bản sự vụ, hành chính) tên biên bản, thời gian, địa điểm, thành phần tham dự và trách nhiệm của họ. |
- Tự luận:
Hãy ghi lại phần mở đầu, các mục lớn trong phần nội dung, phần kết thúc của biên bản buổi sinh hoạt lớp em ?
* Đáp án, biểu điểm:
- Trắc nghiệm: ( 2,0 điểm)
Câu1: C
Câu 2: ...một cách trung thực, chính xác, đầy đủ....tính xác thực..... Câu 3: Phần nội dung - Phần kết thúc - Phần mở đầu
- Tự luận: ( 8,0 điểm)
- Nội dung: Ghi đầy đủ các phần
- Phần mở đầu: Ghi quốc hiệu và tiêu ngữ, tên biên bản, thời gian, địa điểm, thành phần tham dự và trách nhiệm của họ ( 2,0điểm)
- Phần nội dung: Ghi tóm tắt nội dung diễn biến buổi sinh hoạt lớp ( 4,0 điểm)
- Phần kết thúc: Ghi rõ thời gian kết thúc, họ tên và chữ kí của các thành viên có trách nhiệm ( 1,0 điểm)
- Hình thức: Trình bày đúng đầy đủ nội dung các bước, trình bày đẹp, khoa học đúng khuôn mẫu của biên bản ( 1,0điểm)
- Bài mới:
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi - Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút - Thời gian: ( 1 phút )
|
|
GV dẫn dắt: Ở giờ trước các em đã tìm hiểu khái niệm biên bản cũng như các yêu cầu về hình thức và nội dung của một biên bản. Chúng ta sẽ tháy biên bản là một loại văn bản khá phổ biến được sử dụng trong những tình huống xảy ra trong cuộc sống. Hôm nay chúng ta sẽ đi luyện tập viết các biên bản thông dụng, gần gũi với học sinh chúng ta để làm quen với kĩ năng viết biên bản sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. |
|
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
NỘI DUNG CẦN ĐẠT |
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động - Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề - Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút - Thời gian: ( ) |
|
* GV đặt câu hỏi: ? Biên bản là gì ?
? Những tình huống để viết biên bản ?
? Yêu cầu đối với một biên bản ? ? Viết biên bản nhằm mục đích gì ? + Làm chứng cứ, cơ sở cho các nhận định, kết luận và các quyết định xử lí. ? Người viết biên bản phải có trách nhiệm và thái độ như thế nào ? + Người ghi biên bản chịu trách nhiệm về tính xác thực của biên bản. ? Nêu bố cục, cách viết biên bản? + Phần mở đầu: Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên biên bản, thời gian, địa điểm, thành phần tham dự và chức trách của họ. + Phần nội dung: Diễn biến và kết quả của sự việc + Phần kết thúc: thời gian kết thúc, chữ kí, họ tên thành viên… ? Lời văn và cách trình bày một biên bản có gì đặc biệt ? + Lời văn của biên bản cần ngắn gọn, chính xác + Trình bày theo mẫu quy định
|
I. Khái niệm: + Biên bản là loại văn bản ghi chép một cách trung thực, chính xác đầy đủ một sự việc đã xảy ra hoặc đang xảy ra. * Tình huống cần viết biên bản + Tuỳ theo nội dung của từng sự việc mà có nhiều loại biên bản khác nhau. * Yêu cầu của biên bản:
* Bố cục, cách viết biên bản + Phần mở đầu + Phần nội dung + Phần kết thúc
|
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập - Phương pháp: - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn - Thời gian: ( ) |
|
* GV gọi học sinh đọc bài tập số 1 ? Nội dung ghi chép như vậy đã cung cấp đầy đủ dữ liệu để lập 1 biên bản chưa ? Cần thêm bớt những gì ?
? Thành phần tham dự gồm những ai ? + Cô giáo chủ nhiệm và toàn thể các bạn trong lớp ? Nội dung họp lớp tuần vừa qua thế nào? + Lớp trưởng đánh giá những ưu, khuyết điểm tuần vừa qua + Các ý kiến đóng góp của các bạn + Nhận xét, đánh giá và rút kinh nghiệm của giáo viên chủ nhiệm * GV gọi học sinh đọc và xác định yêu cầu của bài tập số 3 ? Thành phần tham dự gồm những ai? + Giáo viên chủ nhiệm lớp trực tuần trước và giáo viên chủ nhiệm lớp trực tuần sau ? Nội dung bàn giao như thế nào? * Học sinh làm theo nhóm * GV gọi các nhóm trình bày, nhận xét -> Giáo viên củng cố lại phương pháp làm bài
* GV gọi học sinh đọc và xác định yêu cầu bài tập số 4 ? Nêu yêu cầu của bài tập? * Giáo viên: Thực hiện các bước theo mẫu * Học sinh làm theo nhóm * GV ọi các nhóm trình bày, nhận xét -> Giáo viên củng cố lại phương pháp làm bài |
II. Luyện tập: Bài tập số 1 (SGK- 134) - Phần dữ liệu chưa đầy đủ - Cần bổ sung: + Quốc hiệu và tiêu ngữ + Ngày tháng tiến hành + Tên biên bản + Thời gian kết thúc, thủ tục kí xác nhận Bài tập số 2(SGK- 136) Lập biên bản sinh hoạt lớp tuần qua
Bài tập số 3 (SGK- 136) Hãy ghi lại biên bản bàn giao nhiệm vụ trực ban của lớp em cho lớp bạn ?
* Nội dung bàn giao: + Nội dung công việc và kết quả đã làm trong tuần + Nội dung công việc cần làm trong tuần tới + Các phương tiện vật chất và hiện trạng của chúng trong thời điểm hiện tại bàn giao Bài tập số 4 (SGK-136 ) Viết biên bản vi phạm hành chính |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: Sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế - Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn trải bàn - Thời gian: ( ) |
|
? Ghi lại biên bản họp bầu ban cán sự lớp
|
|
HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG, TÌM TÒI, SÁNG TẠO - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thảo luận nhóm - Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Thời gian: ( )
|
|
? Tìm hiểu về biên bản xử lí các trường hợp vi phạm luật giao thông (vi phạm nồng độ cồn, chở quá số người, điều khiển xe khi chưa có giấy phép lái xe...)
|
- Hướng dẫn học sinh học bài và chuẩn bị bài sau:
+ Hoàn thành các bài tập
+ Xác định hoàn cảnh cần lập biên bản và viết một biên bản theo đúng qui cách.
+ Chuẩn bị: "Hợp đồng" ( Đọc văn bản mẫu trong SGK, chuẩn bị theo hướng dẫn sgk).