Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Luyện nói: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 2. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.

Ngày soạn:

Ngày dạy:                                                   

Tuần 30 - Tiết 142

 

TLV: LUYỆN NÓI:

NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ

  1. Mục tiêu bài dạy:
  2. Kiến thức:

+ Những yêu cầu đối với luyện nói khi bàn luận về một đoạn thơ, bài thơ trước tập thể.

  1. Kỹ năng:

+ Lập ý và cách dẫn dắt vấn đề khi nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

+ Trình bày miệng một cách mạch lạc những cảm nhận, đánh giá của mình về một đoạn thơ, bài thơ.

  1. Thái độ:

+ Có thái độ đánh giá đúng vấn đề cần nghị luận, có phong cách trình bày vấn đề nghiêm túc...

  1. Định hướng phát triển năng lực học sinh.
  2. Các năng lực chung:

- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực sử dụng CNTT; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

  1. Các năng lực chuyên biệt:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực cảm thụ văn học.

  1. Chuẩn bị:

 * Giáo viên: Ra đề và hướng dẫn học sinh lập dàn ý cụ thể, chuẩn bị trước ở nhà

 * Học sinh: Tìm hiểu đề, lập dàn ý.

  1. C. Phương pháp:
    + Nêu vấn đề, tập nói, đàm thoại, phân tích, thảo luận nhóm,

+Kĩ thuật động não, chia nhóm, trình bày một phút...

  1. Tiến trình bài dạy:
  2. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.

Ngày giảng

Lớp

Sĩ số

 

 

 

 

 

 

  1. 2. Kiểm tra bài cũ:

       ? Thế nào là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ ? Em hãy nêu bố cục một bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ ?

* Đáp án:

a, Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nọi dung, nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy

b, Dàn ý của bài văn nghị luận về một đoạn thơ bài thơ gồm 3 phần:

+ Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét, đánh giá của mình( Nếu là phân tích 1 đoạn thơ nêu rõ vị trí của đoạn thơ ấy trong tác phẩm và khái quát nội dung cảm xúc của nó)

+ Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ.

+ Kết bài: Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ.

  1. Bài mới:

     

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Mc tiêu: to hng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi

- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút

- Thời gian: ( 1 phút )

GV dẫn dắt: Ở  các tiết trước  chúng ta đã làm quen với cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Hôm nay chúng ta sẽ dựa vào những kĩ năng đó để luyện nói về bài thưo, đoạn thơ, rèn kĩ năng diễn đạt mạch lạc trước tập thể về kiểu bài nghị luận này.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG BÀI HỌC

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề

- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút

- Thời gian: (   )

? Nêu yêu cầu của bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ?

+ Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày những nhận xét, đánh giá về nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy.

+ Nội dung: Cần nêu lên được những nhận xét, đánh giá và sự cảm thụ riêng của người viết. Những nhận xét, đánh giá ấy phải gắn với sự phân tích, bình giá ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung cảm xúc,...của đoạn thơ, bài thơ ấy.

+ Hình thức: Bố cục mạch lạc, lời văn trong sáng; luận điểm, luận cứ rõ ràng.

? Phương pháp làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ?

+ Các bước làm bài: Tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn ý theo bố cục ba phần rõ ràng, viết bài, sửa bài.

 

I. Lí thuyết:

 

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập

- Phương pháp:

- Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn

- Thời gian: (   )

* Gọi học sinh đọc đề bài

? Xác định thể loại cho bài trên ?

? Vấn đề cần nghị luận ?

? Phạm vi kiến thức ?

 

 

 

 

 

* Hoạt động nhóm 2 bàn 1 nhóm: Lập dàn ý

? Nêu nhiệm vụ phần mở bài ?

? Trong phần thân bài ta cần nêu những ý chính nào ?

H khá giỏi

? Mỗi ý chính cần có những

luận cứ, luận chứng nào ?

 

? Nhiệm vụ phần kết bài ?

+ Khẳng định giá trị của tác giả

+ Ngọn lửa trong bài thơ nhóm lên trong lòng người đọc.

 

 

-> đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận

* Học sinh các nhóm nhận xét chéo

* Giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt bằng cách đưa bảng phụ có dàn ý cho học sinh nhận xét đối chiếu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Luyện tập:

I. Đề bài:

   Suy nghĩ về bài thơ “ Bếp lửa” của Bằng Việt ?

1. Tìm hiểu đề:

+ Thể loại nghị luận về một bài thơ

+ Nội dung: tình cảm bà cháu trong bài thơ “Bếp lửa”

+ Phạm vi kiến thức: Bếp lửa và hoàn cảnh sáng tác: Khi tác giả đang học ở Liên Xô( 1963)

2. Dàn bài:

a. Mở bài:

+ Bằng Việt là nhà thơ trẻ nổi tiếng vào những năm 60

+ Bài thơ được sáng tác năm 1963 khi đang học ngành Luật ở Liên Xô

+ Bài thơ ca ngợi tình cảm bà cháu thiêng liêng.

b. Thân bài:

* Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng cảm xúc về bà, gợi nhắc cuộc sống – kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà-> Hình ảnh bếp lửa ở làng quê V.Nam, đẹp ấm áp tình người, tình bà: Một bếp lửa chờn vờn sương sớm, một bếp lửa ấp ưu nồng đượm, cháu thương bà biết mấy nắng mưa.( Phân tích  các động từ ấp ưu, chờn vờn-> Sự khéo léo, chăm chút của bà khi nhóm lửa.)

*  Hình ảnh bếp lửa gợi  nhớ những  kỉ niệm, những suy ngẫm về cuộc đời bà.

+ Cuộc sống vất vả, đói khổ gắn với hoàn cảnh chiến tranh: 4 tuổi quen mùi khói ( Bây giờ sống mũi còn cay) đói mòn đói mỏi, khô rạc ngựa gầy, giặc đốt làng, bà dặn cháu...

+ Kỉ niệm về những âm thanh, ánh sáng, tình cảm của bà xung quanh bếp lửa: tu hú kêu, bà kể chuyện, bà dạy, bà chăm, bà dặn...-> Hình ảnh bếp lửa luôn gắn với hình ảnh người bà tảo tần, lam lũ, kiên cường, giàu tình yêu thương và đức hi sinh cao cả => Bếp lửa bình dị, thân thuộc mà kì diệu, thiêng liêng.

* Hình ảnh ngọn lửa và tình cảm thấm thía của tác giả đối với người bà

+  Sự sáng tạo hình ảnh bếp lửa vừa thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng-> hình ảnh bà nhóm lửa, giữ lửa, nhen lửa...=> Yêu thương, kính trọng, biết ơn và tự hào về người bà.

c. Kết bài:

+ Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành gợi những kỉ niệm đầy xúc động về bài và tình bà cháu.

     

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

- Mục tiêu: Sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế

- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn trải bàn

- Thời gian: ( )

 ?  Yêu cầu, dàn ý của bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ ?

+ Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày những nhận xét, đánh giá về nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy.

+ Nội dung: Cần nêu lên được những nhận xét, đánh giá và sự cảm thụ riêng của người viết. Những nhận xét, đánh giá ấy phải gắn với sự phân tích, bình giá ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung cảm xúc,...của đoạn thơ, bài thơ ấy.

+ Hình thức: Bố cục mạch lạc, lời văn trong sáng; luận điểm, luận cứ rõ ràng.

* Dàn ý của bài văn nghị luận về một đoạn thơ bài thơ gồm 3 phần:

+ Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét, đánh giá của mình( Nếu là phân tích 1 đoạn thơ nêu rõ vị trí của đoạn thơ ấy trong tác phẩm và khái quát nội dung cảm xúc của nó)

+ Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ.

+ Kết bài: Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ.

HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG, TÌM TÒI, SÁNG TẠO

- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Phương pháp: thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ

- Thời gian: ( )

? Lập dàn ý và trình bày bài nói cho đề văn sau:

Phân tích diễn biến nội tâm của nhân vật Nhĩ trong những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời

 

  1. Hướng dẫn học sinh học bài và chuẩn bị bài sau:

+ Xem lại các kĩ năng viết đoạn văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.

+ Đọc các bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ trong sgk để học cách lập luận, liên kết câu văn, đoạn văn.

+ Hoàn chỉnh bài luyện nói: Viết các đoạn văn trong bài văn nghị luận theo dàn ý trên, luyện nói ở nhà các phần của bài văn, để giờ sau nói trước lớp.

* Giáo viên hướng dẫn Học sinh: Khi trình bày các luận điểm cần có trích dẫn các câu thơ, phân tích những hình ảnh thơ đặc sắc.