Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Luyện nói: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ (tiếp). Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 2. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.

Tuần 30

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 143

TLV: LUYỆN NÓI:

NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ (tiếp)

  1. Mục tiêu bài dạy:
  2. Kiến thức:

+ Những yêu cầu đối với luyện nói khi bàn luận về một đoạn thơ, bài thơ trước tập thể.

  1. Kỹ năng:

+ Lập ý và cách dẫn dắt vấn đề khi nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

+ Trình bày miệng một cách mạch lạc những cảm nhận, đánh giá của mình về một đoạn thơ, bài thơ.

  1. Thái độ:

+ Có thái độ đánh giá đúng vấn đề cần nghị luận, có phong cách trình bày vấn đề nghiêm túc....

  1. 4. Định hướng phát triển năng lực

+ Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy ngôn ngữ.

+ Năng lực viết sáng tạo, năng lực cảm thụ văn chương.

  1. B. Chuẩn bị:

* Giáo viên: Ra đề và hướng dẫn cụ thể học sinh viết các đoạn văn theo dàn ý đã chữa trên lớp

* Học sinh: Tập viết các đoạn văn, tập trình bày miệng các phần của bài văn

  1. C. Phương pháp:

+ Nêu vấn đề, tập nói, đàm thoại,

D.Tiến trình bài  dạy:

  1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.

Ngày giảng

Lớp

Sĩ số

 

 

 

 

 

 

  1. 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh cho giờ tập nói
  2. 3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Mc tiêu: to hng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi

- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút

- Thời gian: ( 1 phút )

GV dẫn dắt : Kĩ năng nói luôn là một yêu cầu quan trọng khi chúng ta học văn cũng như trong cuộc sống. Xong khi nói chúng ta cần chú ý ngôn ngữ nói to, rõ ràng, mạch lạc, dứt khoát. Các em đã có sự chuẩn bị bài tập nói ở nhà, hôm nay các em sẽ trình bày các phần đã chuẩn bị trước lớp để rèn kĩ năng nói về một vấn đề văn học .

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG BÀI HỌC

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập

- Phương pháp:

- Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn

- Thời gian: (   )

 

* Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện nói:

* Yêu cầu:

+ Bám sát vào đặc sắc của tác phẩm và trình bày 1 cách sáng rõ, truyền cảm các luận điểm

+ Hướng tới đối tượng người nghe, lời văn rõ ràng, lưu loát, trôi chảy...

* Giáo viên lưu ý học sinh: Không được cầm vở đọc phần đã chuẩn bị và thảo luận mà yêu cầu của tiết học là luyện nói

* Gọi học sinh trình bày phần chuẩn bị cần đảm bảo

+ Chọn vị trí để trình bày sao cho có thể nhìn được người nghe

+ Chú ý lựa chọn ngôn ngữ nói mạch lạc, tự nhiên theo dàn ý đã chuẩn bị

+ Biết nói với âm lượng đủ nghe, ngữ điệu nói hấp dẫn, phù hợp với cảm xúc của bài thơ, đoạn thơ.

+ Biết nghe, nhận xét được phần trình bày của bạn cả về nội dung và hình thức

Cho học sinh sắm vai- điều khiển phần luyện nói

* Gọi 2 học sinh trình bày phần mở bài

 * Các học sinh khác nhận xét, bổ sung.

-> Giáo viên nhận xét có nhiều cách mở bài như SGK

* Gọi 3 học sinh trình bày phần thân bài

-> Các học sinh khác nhận xét, bổ sung.

* Gọi  2 học sinh trình bày phần kết bài

-> Các học sinh khác nhận xét, bổ sung.

* Gọi 1 học sinh trình bày cả bài

* Giáo viên nhận xét chung và rút ra kết luận về phương pháp làm bài-> Giáo viên đọc 1 bài mẫu để Học sinh học tập cách viết văn

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Luyện nói:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Trình bày phần mở bài

 

 

2. Trình bày phần mở bài và thân bài

 

 

3. Trình bày phần kết bài

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Mở bài:

Thưa các bạn, trong cuộc đời mỗi người kỉ niệm tuổi thơ bao giờ cũng đẹp đẽ, thân thương và chứa chan tình nghĩa. Bởi vì những kỉ niệm đó thường gắn bó với những người ruột thịt gần gũi như ông bà, bố mẹ, chị em... Với Bằng Việt, kỉ niệm về bà và tình bà cháu chắc là sâu đậm và thân thiết lắm mới khơi nguồn cho dòng cảm xúc, ấm lòng để tạo ra 1 tác phẩm đặc sắc “Bếp lửa”

* Thân bài:

Nếu những câu thơ đầu của bài thơ nhắc nhiều đến bếp lửa thì những câu cuối của bài thơ lại chuyển đổi cách gọi thành ngọn lửa. Và như vậy, từ bếp lửa trong sự tả thực cụ thể, đến đây đã trở thành ngọn lửa mang ý nghĩa tượng trưng, khái quát. Bếp lửa với những ấm áp, tâm tình bình lặng của tình cảm gia đình, của tình bà cháu đã trở thành ngọn lửa của trái tim, của niềm tin và sức sống con người. Vẻ đẹp của ngọn lửa" kì lạ và thiêng liêng" bởi tình thương và lòng nhân ái bao la của con người mãi ấm nóng, bền bỉ tỏa sang, trường tồn. Kết thúc bài thơ, hình ảnh người bà và ngọn lửa được kết lại trong một câu hỏi tu từ: " Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?" Đó là một nỗi nhớ đau đáu, da diết, thường trực của người cháu từ phương xa gửi tới người bà vô cùng kính yêu của mình.

*  Kết bài:

Các bạn ạ! Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ “ Bếp lửa” đã gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với gia đình, quê hương, đất nước.

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

- Mục tiêu: Sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế

- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn trải bàn

- Thời gian: ( )

? Trong số những bài thơ đã học, em yêu thích đoạn thơ/ bài thơ nào nhất? Trao đổi với bạn bè, người thân rồi viết lại những cảm nhận của em về đoạn thơ/ bài thơ đó.

  1. Hướng dẫn học sinh học bài chuẩn bị bài sau:

+ Tập trình bày một bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ trước một bạn bè hoặc người thân.

+ Chuẩn bị bài: "Những ngôi sao xa xôi"

         ( Trả lời câu hỏi theo sách giáo khoa. Tóm tắt truyện, thể loại, PTBĐ, bố cục, hiện thực chiến tranh, hoàn cảnh sống và chiến đấu của ba cô gái, vẻ đẹp của các nhân vật, đặc biệt là nhân vật Phương Định....).