Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Liên kết câu và liên kết đoạn văn. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 2. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Ngày soạn :
Ngày dạy :
Tuần 23- Tiết 109
LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN
- A. Mục tiêu bài dạy:
Sau bài học, HS có khả năng :
- 1. Kiến thức:
+ Liên kết nội dung và liên kết hình thức giữa các câu và các đoạn văn.
+ Một số phép liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản.
- 2. Kỹ năng:
+ Nhận biết một số phép liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản.
+ Sử dụng một số phép liên kết câu, liên kết đoạn trong việc tạo lập văn bản.
- Đánh giá năng lực
+ Kĩ năng lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin, kĩ năng giao tiếp, ra quyết định, hợp tác, giải quyết vấn đề, tìm kếm & xử lí thông tin
- Thái độ:
+ Giáo dục học sinh có ý thức, thái độ đúng đắn trong sử dụng một số phép liên kết câu, liên kết đoạn trong việc tạo lập văn bản.
- B. Chuẩn bị:
* Giáo viên: Tham khảo tư liệu soạn giáo án, chuẩn bị các phiếu học tập .
* Học sinh: Học bài cũ, đọc và chuẩn bị bài mới: Đọc và trả lời câu hỏi SGK
- C. Phương pháp:
+ Vấn đáp, phân tích, quy nạp, thảo luận.
+ Kĩ thuật động não, khăn phủ bàn, trình bày một phút...
- D. Tiến trình giờ dạy:
- 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
- 2. Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là nghị luận về 1 vấn đề tư tưởng, đạo lí ?
? Yêu cầu nội dung và hình thức của bài nghị luận về 1 vấn đề tư tưởng, đạo lí ?
* Đáp án:
+ Nghị luận về 1 vấn đề tư tưởng, đạo lí: Là bàn về 1 vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo lí của con người.
* Yêu cầu về nội dung và kiến thức của bài nghị luận về sự vật, tư tưởng, đạo lí:
+ Nội dung: Làm sáng tỏ vấn đề bằng giải thích, chứng minh, so sánh, phân tích...chỉ ra chỗ đúng (sai), khẳng định tư tưởng của người .....
+ Hình thức: + Có bố cục 3 phần
+ Luận điểm đúng đắn.
+ Lời văn chính xác.
- Bài mới:
Cách 1: ? Ở lớp dưới các em đã học những phương tiện nào dùng để liên kết?
+ Lặp từ ngữ.
+ Dùng từ đồng âm, trái nghĩa, liên tưởng, cùng trường từ vựng.
+ Phép thế.
+ Phép nối.
* Giáo viên: Để nâng cao sự hiểu biết và rèn kĩ năng sử dụng phép liên kết, nhận biết được sự liên kết về nội dung, hình thức, biết sử dụng trong việc tạo lập văn bản => Chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu bài học hôm nay.
Cách 2:
Kể câu chuyện bó đũa hoặc tổ chức trò chơi "Kết mấy kết mấy"
-> muốn thành công phải đoàn kết
Trong một văn bản cũng vậy, muốn văn bản hay, thuyết phục ngươi fkhacs thì các câu, các đoạn phải liên kết với nhau
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi - Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút - Thời gian: ( ) |
||
|
||
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ |
NỘI DUNG CẦN ĐẠT |
|
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động - Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề - Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút - Thời gian: ( ) |
||
* Giáo viên treo bảng phụ yêu cầu học sinh đọc đoạn văn SGK- 42 và trả lời câu hỏi: ? Đoạn văn bàn về vấn đề gì? + Bàn về cách người nghệ sĩ phản ánh hiện tại => Tâm sự người nghệ sĩ muốn gửi gắm trong tác phẩm ? Vấn đề này có quan hệ gì với chủ đề của văn bản “ tiếng nói của văn nghệ” ? ? Chủ đề ấy có quan hệ như thế nào với chủ đề chung của văn bản ? + Chủ đề của đoạn văn có quan hệ chặt chẽ với chủ đề chung của văn bản “Tiếng nói của văn nghệ” ở chỗ: nó là sáng tỏ 1 khía cạnh tiếng nói của văn nghệ. Nghĩa là giữa chủ đề của đoạn văn với chủ đề của văn bản có quan hệ: bộ phận – toàn thể. GV đặt câu hỏi: Đoạn văn gồm mấy câu? Nội dung chính của từng câu ? - HS trả lời. GV chuẩn kiến thức * Nội dung: + Câu 1: Nói về quy luật khách quan của sáng tạo nghệ thuật ( Tác phẩm nghệ thuật phản ánh thực tại) + Câu 2: Nói về phương diện chủ quan của người nghệ sĩ trong sáng tạo nghệ thuật. Khi phản ánh thực tại người nghệ sĩ muốn nói lên 1 điều mới mẻ. + Câu 3: Cái mới mẽ ấy là thái độ tình cảm và lời nhắn gửi của người nghệ sĩ ( Giải thích rõ cho câu 2) ? Những nội dung đó có quan hệ như thế nào với chủ đề đoạn văn ? + Đều hướng vào chủ đề của đoạn văn là: “ Cách phản ánh thực tại của người nghệ sĩ” ? Nêu nhận xét về trình tự sắp xếp các câu trong đoạn văn ? + Tác phẩm nghệ thuật làm gì ? ( phản ánh hiện thực) + Phản ánh thực tại như thế nào ? ( Tái hiện và sáng tạo ) + Tái hiện và sáng tạo để làm gì ? ( Để nhắn gửi một điều gì đó) * Học sinh thảo luận theo bàn 5’ câu hỏi sau: ? Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu trong đoạn văn được thể hiện bằng những biện pháp nào ? ? Về hình thức, các câu trong đoạn văn được liên kết với nhau bằng biện pháp nào? (Chú ý các từ in đậm) + Phép lặp từ ngữ: tác phẩm – tác phẩm. + Dùng từ ngữ cùng trường liên tưởng: tác phẩm, nghệ sỹ. + Phép đồng nghĩa: tác giả - nhà văn – nghệ sỹ... + Phép thế: anh ấy thay nghệ sỹ; cái đã rồi thay những vật liệu mượn ở thực tại. + Phép nối: Dùng quan hệ từ nhưng. * Giáo viên lưu ý: Có trường hợp người ta sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ trái nghĩa với từ ngữ đã có ở câu trước (Phép trái nghĩa). ? Theo em trong đoạn văn hoặc trong văn bản có cần sự liên kết không ? Tạo sao? ? Tác dụng của sự liên kết trong câu văn, đoạn văn? + Nếu không có sự liên kết: Đoặn văn bản không lôgíc với nhau, mà rời rạc, tách rời không có sự thống nhất-> Tạo sự hoàn chỉnh cho đoạn văn hay cho toàn văn bản ? Em hiểu thế nào là liên kết trong một đoạn văn hoặc liên kết trong văn bản ? ? Các câu trong 1 đoạn văn, các đoạn văn trong 1 văn bản phải có sự liên kết với nhau về những mặt nào? ? Các câu trong 1 đoạn văn, các đoạn văn trong 1 văn bản phải đảm bảo liên kết về mặt nội dung và hình thức như thế nào? ? Các câu và đoạn văn trong văn bản liên kết với nhau về hình thức như thế nào? + Lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu trước ( Phép lặp từ ngữ) + Sử dụng ở câu đứng sau các từ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước ( Phép đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc liên tưởng) + Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước (phép thế); + Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước ( phép nối) => Làm cho ý giữa đoạn văn với đoạn văn liền mạch, hợp lý. Các đoạn văn phải được sắp xếp hợp lý. Hình thức cũng tương tự như liên kết câu ( ngoài ra còn có thể sử dụng một số phương tiện khác như dùng từ ngữ, dùng câu Hoạt động nhóm - Hình thức: Nhóm bàn: - Thời gian: 3 phút Câu hỏi: Hãy chỉ ra các phép liên kết trong các ví dụ sau ? a, Tôi nghĩ đến những niềm hi vọng, bỗng nhiên hoảng sợ. Khi Nhuận Thổ xin chiếc lư hương và đôi đèn nến, tôi cười thầm cho rằng anh ta lúc nào cũng không quên sùng bái tượng gỗ. b, Từ đó, oán nặng thù sâu, hàng năm Thuỷ Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, thần nước đánh mỏi mệt, chán chê vẫn không tháng nổi thần núi để cướp Mị Nương, đành rút quân về. - HS thảo luận và trả lời * Đáp án: a, Có phếp thế, phép lặp b, Có phép nối, phép đồng nghĩa. * Gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK- 43 |
I. Khái niệm liên kết 1. Phân tích ngữ liệu: (SGK - 42) + Đoạn văn bàn về cách phản ánh thực tại của người nghệ sĩ
+ Chủ đề của đoạn văn có quan hệ chặt chẽ với chủ đề chung của văn bản.
+ Đoạn văn gồm 3 câu:
=> Nội dung của các câu đều hướng vào chủ đề của đoạn văn “ phản ánh thực tại của người nghệ sỹ”
+ Trình tự sắp xếp các câu hợp lí, lô gíc thống nhất là rõ chủ đề
* Các câu được liên kết với nhau bằng: + Phép lặp từ ngữ. + Phép đồng nhất, liên tưởng. + Phép thế. + Phép nối.
* Lưu ý: Câu văn, đoạn văn trong văn bản phải được liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức. + Liên kết về nội dung: - Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, - Các câu phải phục vụ chủ đề chung của đoạn (liên kết chủ đề); -n Các đoạn văn, câu văn phải được sắp xếp theo trình tự hợp lý ( liên kết lô-gíc). + Liên kết về hình thức: Các câu văn, đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính: phép lặp, phép đồng nghĩa, trái nghĩa, phép liên tưởng, phép thế, phép nối.
2.Ghi nhớ ( SGK- 43) |
|
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập - Phương pháp: - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn - Thời gian: ( ) |
||
GV yêu cầu: Đọc và xác định yêu cầu của bài tập? * Học sinh đọc đoạn văn trên bảng phụ Hoạt động nhóm - Hình thức: Nhóm lớn - Thời gian: 3 phút - Câu hỏi: Nhóm 1: ? Chủ đề của đoạn văn là gì ? Nhóm2 ? Nội dung các câu trong đoạn văn phục vụ chủ đề đó như thế nào? Nhóm 3 ? Nêu một trường hợp cụ thể để thấy trình tự sắp xếp các câu trong đoạn văn hợp lí Nhóm 4: ? Các câu được liên kết với nhau bằng những phép liên kết nào? * Đáp án: bên, HS đối chiếu, nhận xét. |
II. Luyện tập: Bài tập số 1( SGK- 43&44)
* Chủ đề chung đoạn văn: Khẳng định năng lực trí tuệ của con người Việt Nam - quan trọng hơn- là những hạn chế cần khắc phục: đó là sự thiếu hụt về kiến thức, khả năng thực hành, sáng tạo yếu do cách học thiếu thông minh gây ra * Nội dung của các câu văn đều tập trung vào vấn đề đó * Trình tự sắp xếp hợp lý của các ý trong câu: + Mặt mạnh của trí tuệ Việt Nam + Những điểm còn hạn chế + Cần khắc phụ hạn chế để đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế mới
Bài tập số 2 ( SGK- 44) Câu được liên kết với nhau bằng những phép liên kết sau: + Phép nối (Từ “ nhưng” nối Câu 2 với Câu 3; từ “ấy là” nối Câu 4 với Câu 3) + Phép lặp từ ngữ: (Từ “ lỗ hổng” ở Câu 4 và Câu 5; từ “ thông minh” ở Câu 1 và Câu 5) + Phép đồng nghĩa (Câu 1 và Câu 2) “ Bản chất trời phú ấy” nối câu 2 -> câu 1 (đồng nghĩa) |
|
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: Sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế - Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn trải bàn - Thời gian: ( )
|
||
? Viết một đoạn văn có sử dụng phép liên kết
|
||
HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG, TÌM TÒI, SÁNG TẠO - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thảo luận nhóm - Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Thời gian: ( )
|
||
- GV yêu cầu: Tìm các phép liên kết ở trong các văn bản đã học - HS thực hiện nhiệm vụ, tìm trong SGK Ngữ văn 9 |
||
- Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài sau:
+ Hoàn chỉnh bài tập, học thuộc ghi nhớ
+ Nhớ được các biểu hiện của kết câu và liên kết đoạn văn.
+ Tìm các ví dụ về liên kết câu và liên kết đoạn văn
+ Chuẩn bị: Hướng dẫn đọc thêm" Con cò"( Tìm hiểu tác giả, tác phẩm, tìm bố cục, thẻ loại, PTBĐ & tập phân tích các nội dung chính của tác phẩm. Học thuộc bài thơ, tìm bài hát minh hoạ.Tìm các bài thơ, bài văn có cùng chủ đề)