Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Con cò. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 2. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.

Ngày soạn :

Ngày dạy :

Tuần 23 - Tiết 110

    Đọc thêm:                 Văn bản :CON CÒ

                                              (Chế Lan Viên)

  1. A. Mục tiêu bài dạy:

Sau bài học, HS có khả năng :

1 Kiến thức:

+  Nhận ra vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru xưa để ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và những lời hát ru ngọt ngào.

+  Phân tích tác dụng của việc vận dụng ca dao một cách sáng tạo trong bài thơ.

2 Kỹ năng:

+ Đọc – hiểu một văn bản thơ trữ tình

+ Cảm thụ những hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng.

  1. Đánh giá năng lực:

+ Kĩ năng ra quyết định, hợp tác, giao tiếp, lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, quản lí thời gian, tìm kiếm và xử lí thông tin

4 Thái độ:

+ Qua bài thơ giáo dục học sinh tình yêu thương mẹ, vì đức hi sinh của mẹ là rộng lớn-> hiếu thảo, cố gắng tu dưỡng, học tập, rèn luyện.v.v...

+ Kính trọng và biết ơn cha mẹ nói chung.

  1. B. Chuẩn bị:

 * Giáo viên: Đọc kĩ SGK, tham khảo tư liệu soạn giáo án, chuẩn bị chân dung tác giả, phiếu học tập

* Học sinh: Em hãy tìm những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ.Vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò, tác dụng của việc vận dụng ca dao trong bài thơ ...) 

  1. C. Phương pháp:

+ Nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích, giảng bình, thảo luận nhóm.

+ Kĩ thuật chia nhóm, động não, khăn phủ bàn, trình bày một phút, ...

  1. Tiến trình bài dạy:

 1 Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.

2 Kiểm tra bài cũ:

3 Bài mới:

 

 

 

 

 

 

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Mc tiêu: to hng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi

- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút

- Thời gian: (  )

- GV tổ chức cuộc thi : Ai nhanh hơn ?

Chia lớp thành 2 nhóm, đọc các bài ca dao có hình ảnh con cò. Thời gian 3 phút, nhóm nào đọc được nhiều hơn sẽ dành chiến thắng.

- GV dẫn dắt: Theo em, con cò là hình ảnh quen thuộc trong những bài ca dao, dân ca xưa,  tượng trưng cho hình ảnh của những người phụ nữ tảo tần sớm hôm, chịu nhiều vất vả, gian nan. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về bài thơ Con cò để thấy được cảm nhận của các tác giả văn học hiện đại về hình tượng con cò có gì khác các tác giả dân gian.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG BÀI HỌC

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề

- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút

- Thời gian: (   )

 

GV đặt câu hỏi:  Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Chế Lan Viên?

* Giáo viên giới thiệu chân dung nhà thơ và bổ sung:

+ Quê quán: huyện Cam Lộ tỉnh Quảng Trị.

+ Chế Lan Viên từng nổi tiếng trong phong trào Thơ mới với tập thơ Điêu tàn, là nhà thơ xuất sắc của nền thơ ca Việt Nam thế kỉ XX.

+ Ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

? Bài thơ "Con cò" được ra đời trong hoàn cảnh nào?

 

* Giáo viên hướng dẫn đọc: Thể thơ tự do, nhịp điệu biến đổi có nhiều câu thơ điệp lại, tạo nhịp điệu gần với điệu hát ru, giọng đọc thủ thỉ tâm tình, chú ý các điệp từ, điệp ngữ, câu cảm.

* Giáo viên đọc mẫu đoạn 1, gọi 2 học sinh đọc 2 đoạn còn lại

? Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

? Phương thức biểu đạt chính của bài thơ?

? Xác định bố cục bài thơ ?

+ Đoạn 1: Hình ảnh con cò qua lời hát ru của mẹ thời thơ ấu.

+ Đoạn 2: Hình ảnh con cò qua lời hát ru của mẹ qua những chặng đường đời mỗi con người.

+ Đoạn 3: (còn lại): suy ngẫm, triết lí về tình mẹ.

* Giáo viên cho học sinh nghe ca khúc Cánh cò trong câu hát mẹ ru- Tam ca áo trắng thể hiện

?  Hình tượng trung tâm của ca khúc là hình tượng nào?

? Âm hưởng của ca khúc gợi cho em những suy nghĩ ra sao?

* Học sinh sẽ trình bày những cảm nhận của mình về nội dung ca khúc-> học sinh nghe và bổ sung

* Giáo viên: Bố cục bài thơ được dẫn dắt theo sự phát triển của hình tượng trung tâm. Hình tượng Con Cò trong mối quan hệ với cuộc đời con người được xuyên suốt cả bài thơ.Các em đã được chuẩn bị bài ở nhà, chia nhóm thảo luận hình tượng con cò trong từng đoạn thơ.

* 3 học sinh đọc lại thật diễn cảm 3 đoạn thơ

* Nhóm 1 nhận phiếu học tập & thảo luận

?  Ở đoạn 1 hình ảnh con cò được gợi ra  trực tiếp từ đâu ?

? Tại sao tác giả viết “Trong lời mẹ hát có cánh cò đang bay’’ ?

+| Hình ảnh cánh cò như dòng chảy tự nhiên, dòng sữa mẹ ngọt ngào đi vào tâm hồn ngây thơ của bé. Lời hát ru gắn với hình ảnh cánh cò cứ thấm vào tâm hồn của con hết sức tự nhiên, ngọt ngào. Tuổi thơ của con không thể thiếu hình ảnh cánh cò qua lời ru của mẹ.

? Trong những câu ca dao đó hình ảnh con cò gợi lên điều gì ?

+ Gợi tả không gian và khung cảnh quen thuộc về cuộc sống êm đềm yên bình của làng quê.

? Câu ca dao thứ 2, con cò có ý nghĩa tượng trưng gì ?

+ Tượng trưng cho những người cụ thể: Người mẹ, người phụ nữ nhọc nhằn, vất vả, lặn lội kiếm sống.

? Con cò trong ca dao tác động đến tuổi thơ con như thế nào?

? Những hình ảnh ấy đã tác động gì vào tâm hồn trẻ thơ của bé ?

+ Tuy chưa hiểu nhưng cũng không cần hiểu ý nghĩa của những lời ru đó, nhưng những âm điệu ngọt ngào, dịu dàng của lời ru với tình mẹ bao la, dịu hiền vỗ về tuổi thơ con trong những giấc ngủ, qua những câu ca dao đó, điệu hồn dân tộc cứ thấm dần vào tâm hồn & tinh thần của bé.

Đoạn thơ khép lại bằng hình ảnh thanh bình của cuộc sống:

“ Ngủ yên!

  Ngủ yên...chẳng phân vân

HS hoạt động nhóm

- Hình thức: Nhóm lớn:

- Thời gian: 3 phút

- Câu hỏi:

Nhóm 1: Qua đó ta hiểu gì về cách vận dụng sáng tạo của tác giả về hình ảnh con cò ?

* Đáp án:

 Vận dụng sáng tạo: không trích nguyên văn mà trích một phần, một vài từ ngữ rồi đưa vào mạch thơ, mạch cảm xúc của mình.

* Nhóm 2

? Hình ảnh con cò trong đoạn thơ này được phát triển như thế nào trong mối quan hệ với em bé, với tình mẹ ? Được xây dựng nhờ thủ pháp nghệ thuật nào ?

* Đáp án:

 Cánh cò từ trong lời ru của mẹ đã đi vào tiềm thức của tuổi thơ, trở nên gần gũi, thân thiết và sẽ theo con người trong suốt cuộc đời trên mỗi chặng đường: Từ trong nôi, tới trường, trưởng thành.

 Nhóm 3:

? Nhận xét của em về nhịp điệu của câu thơ ? (của lời ru)

+ Đều đặn nhẹ nhàng, vấn vương tha thiết qua tiếng ru con của mẹ.

 Nhóm 4: Tại sao mẹ mong muốn lớn lên con làm thi sĩ  ? Khổ 2 cánh cò từ trong lời  ru có ý nghĩa gì?

+ Là người có vẻ đẹp tâm hồn tạo ra cái đẹp, khơi gợi bù đắp những tình cảm đẹp của con người

+ Trở thành niềm mơ ước của mẹ, mang ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ, sự chở che, bao dung, dìu dắt, nâng đỡ dịu dàng, bền bỉ của mẹ hiền => Gần gũi, tha thiết. Nghệ thuật sáng tạo hình tượng độc đáo, hình tượng con cò sẽ theo cùng con người suốt cuộc đời đó là biểu tượng của tình mẹ ngọt ngào, che trở và nâng đỡ.

GV đặt câu hỏi:  Hình ảnh con cò trong đoạn 3 có gì khác so với trong đoạn 2?

? Em có suy nghĩ gì về 2 câu “Con dù...con” ?

+ Mẹ nói với con về qui luật của cuộc đời, một triết lí nhân sinh: Tình mẫu tử có ý nghĩa bền vững

? Phần cuối bài thơ có âm hưởng như thế nào ?

+ Trở lại với âm hưởng lời ru: ngọt ngào, tha thiết,

? Có người cho rằng khổ 3 mang tính triết lí sâu sắc, em có đồng ý không ? Tại sao ?

+ Mang tính triết lí sâu sắc: Con dù lớn vẫn là con của mẹ - Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.  * Giáo viên: Khái quát lên thành một quy luật của tình cảm có ý nghĩa bền vững, rộng lớn và sâu sắc mở ra những suy ngẫm thành những triết lý sâu sa. Để ngợi ca và biết ơn tình mẹ giành cho con Nguyễn Duy viết:

            “Ta đi trọn kiếp con người

        Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru”

? Qua đó em thấy ý nghĩa lớn lao của lời ru đối với mỗi người như thế nào ?

+ Trân trọng và biết ơn vẻ đẹp của người mẹ và của tâm hồn dân tộc trong những lời hát ru.

+ Ý nghĩa của lời hát ru đối với cuộc sống của mỗi con người.

? Nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ ?

 

 

 

* GV gọi học sinh đọc Ghi nhớ SGK-48và yêu cầu đọc diễn cảm bài thơ ?

*  Rèn kĩ năng sống: Qua bài thơ Con cò của nhà thơ Chế Lan Viên em rút ra được những bài học gì cho bản thân?

? Thể hiện thái độ đối với công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của cha mẹ như thế nào ?

* Giáo viên bình: Hạnh phúc lớn nhất của con người là còn có mẹ. Mẹ là người đã mang nặng đẻ đau, là người đã sinh thành, dưỡng dục chúng ta, và sẽ còn dõi theo ta trong suốt những chặng đường gian nan, thử thách của cuộc đời. Từ xưa ông cha đúc kết hình ảnh người mẹ thật đẹp qua những câu ca dao, tục ngữ: "Chỗ  ướt mẹ nằm, chỗ ráo nhường con"

 Hay: " Còn mẹ ăn cơm với cá

       Mất mẹ liếm lá dọc đường"

Từ đó chúng ta nên suy nghĩ về bổn phận làm con sao cho xứng đáng công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ.

A. Giới thiệu chung:

1. Tác giả:

+ Chế Lan Viên (1920-1989) tên khai sinh là Phan Ngọc Hoan.

+ Là một trong những tên tuổi hàng đầu của thơ ca Việt Nam thế kỉ XX với phong cách nghệ thuật rõ nét, độc đáo, đậm chất trí tuệ và tính hiện đại.

2. Tác phẩm:

+ Bài thơ “Con cò” được sáng tác năm 1962 và in trong tập “Hoa ngày thường chim báo bão” xuất bản 1967.

B.  Hướng dẫn tìm hiểu văn bản

1. Đọc-  chú thích:

 

 

2. Kết cấu- Bố cục

+ Thể loại: Thể thơ tự do

+ PTBĐC: Biểu cảm

 

 

 

 

+ Bố cục: 3 phần

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Hướng dẫn phân tích:

a. Hình ảnh con cò qua lời hát ru thời thơ ấu:

 

 

+ Hình ảnh con cò được gợi ra trực tiếp từ những câu ca dao quen thuộc dùng làm lời hát ru.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-> Gợi lên cuộc sống êm đềm thanh bình của người dân Việt Nam từ ngàn xưa

+ Câu thơ nhịp điệu nhẹ nhàng, lời thơ thiết tha giàu cảm xúc, mà vẫn có ý nghĩa sâu sắc-> Qua lời ru ấy của mẹ, hình ảnh con cò đến với tâm hồn tuổi ấu thơ một cách vô thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b.Hình ảnh con cò theo con người trên mọi chặng đường đời:

 

+ Được xây dựng bằng sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú của nhà thơ.

 

 

 

 

+ Các câu thơ nhịp ngắn, lặp cấu trúc.

 

 

 

 

 

-> Hình ảnh con cò là biểu tượng về lòng mẹ, sự dìu dắt nâng đỡ dịu dàng, bền bỉ của người mẹ.

 

 

 

+ Cánh cò từ trong lời ru đã đi vào tiềm thức tuổi thơ, trở nên gần gũi và sẽ theo cùng con người đến suốt cuộc đời.

 

c.Hình ảnh con cò - Biểu tượng lòng mẹ:

+ Hình ảnh con cò được nhấn mạnh ở ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ, luôn ở bên con đến hết cuộc đời.

-> Là quy luật tình cảm có ý nghĩa bền vững, sâu sắc.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Tổng kết:

a Nội dung- Ý nghĩa:

+ Đề cao, ca ngợi tình mẹ và      khẳng định  ý nghĩa của lời ru đối với cuộc đời của mỗi con người.

b Nghệ thuật:

+Viết theo thể thơ tự do, tác giả thể hiện được cảm xúc một cách linh hoạt ở nhiều biểu hiện, nhiều mức độ.

+ Sáng tạo nên những câu thơ gợi âm hưởng lời hát ru nhưng vẫn làm nổi bật được giọng suy ngẫm, triết lí của bài thơ.

+ Xây dựng lên những h/ả thơ dựa trên những liên tưởng, tượng độc đáo.

c Ghi nhớ:  ( SGK-48)

 

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập

- Phương pháp:

- Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn

- Thời gian: (   )

GV yêu cầu: Học sinh thảo luận câu hỏi Luyện tập SGK-48 ?

- HS trả lời. Các nhóm khác bổ sung

+ Điệp khúc lặp lại ở những khúc hát ru, âm hưởng thiết tha, ngọt ngao => thể hiện tình mẹ, lòng mẹ

+ Khác ở bài thơ " Con cò" nhà thơ Chế Lan Viên lấy một hình ảnh quan thuộc trong ca dao để làm biểu tượng cho người mẹ-> vừa quen thuộc vừa gần gũi lại mang ý nghĩa sâu sắc

 * Giáo viên: Lời ru tha thiết ngọt ngào của mẹ đã tác động rất lớn vào tiềm thức của con ngay từ tuổi ấu thơ. Những lời hát ru ấy sẽ theo con suốt cả cuộc đời như tấm lòng người mẹ bao la, hiền hậu, ấm áp yêu thương.

* Đọc lại bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm (Hướng dẫn học Ngữ Văn 9, tập một, Bài 12), đối chiếu với bài Con cò và chỉ ra cách vận dụng lời ru ở mỗi bài thơ. Theo em, tình mẹ và lời ru có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của mỗi người?

 

C. Luyện tập:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài làm:

Cách vận dụng lời ru ở mỗi bài thơ:

·        Trong bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, tác giả Nguyễn Khoa Điềm vừa trò chuyện với em bé bằng giọng điệu giống như lời ru, lại vừa có những lời ru con trực tiếp từ người mẹ. Khúc hát ru của bài thơ này thể hiện tình thương con của người mẹ Tà Ôi gắn liền với tình yêu bộ đôi, yêu làng, yêu đất nước.

·        Trong bài thơ Con cò, tác giả Chế Lan Viên gợi lại điệu hát ru bằng ca dao, qua đó ca ngợi tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc sống của mỗi con người.

Tình mẹ cùng lời ru của mẹ mãi là dòng sữa ngọt nuôi dưỡng, nâng đỡ tâm hồn của mỗi con người. Không có lời ru của mẹ, cuộc đời con thật nghèo nàn, thiệt thòi biết mấy. Lời ru của mẹ đã nuôi dưỡng tâm hồn và chắp cánh ước mơ con. Tình mẹ thiêng liêng, bất diệt là hành trang, là sức mạnh sẽ theo bước chân con trên mỗi chặng đường đời.

 

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

- Mục tiêu: Sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế

- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn trải bàn

- Thời gian: ( )

GV đặt câu hỏi: Hai câu thơ: “Con dù lớn vẫn là con của mẹ/ Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con” cho em cảm nhận và suy nghĩ gì về tình mẫu tử trong cuộc sống?

- HS thảo luận và trả lời.

HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG, TÌM TÒI, SÁNG TẠO

- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Phương pháp: thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ

- Thời gian: ( )

GV đặt câu hỏi: Tìm đọc câu chuyện thiếu úy công an Đậu Thị Huyền Trâm từ chối chữa ung thư để giữ con và nêu cảm xúc của bản thân khi đọc câu chuyện

  1. 4. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài sau:

+  Học thuộc lòng bài thơ

+ Nắm được giá trị nhân văn cao đẹp và tài năng sáng tạo nghệ thuật của Chế Lan Viên.

+ Phân tích, cảm nhận về một đoạn thơ yêu thích nhất trong bài.

+ Soạn: "Trả bài viết Tập làm văn số 5" ( Nghị luận xã hội)

                      ( Xem lại đề, chuẩn bị dàn ý cho giờ trả bài)