Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Liên kết câu và liên kết đoạn văn (Luyện tập). Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 2. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Ngày soạn :
Ngày dạy :
Tuần 24- Tiết 111
Tập làm văn: LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN
(Luyện tập)
- A. Mục tiêu bài dạy:
Sau bài học, HS có khả năng :
- 1. Kiến thức:
+ Một số phép liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản.
+ Một số lỗi liên kết có thể gặp trong văn bản.
- 2. Kỹ năng:
+ Nhận biết được phép liên kết câu, liên kết đoạn trong văn bản.
+ Nhận ra và sửa được một số lỗi về liên kết.
- Đánh giá năng lực:
+ Kĩ năng ra quyết định, hợp tác, giao tiếp, lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, quản lí thời gian, tìm kiếm và xử lí thông tin
4 Thái độ:
+ Giáo dục học sinh có ý thức, thái độ đúng đắn trong sử dụng và sửa chữa một số lỗi về phép liên kết.
- B. Chuẩn bị:
* Giáo viên: Tham khảo tư liệu soạn giáo án, chuẩn bị máy chiếu, máy tính
* Học sinh: Đọc và trả lời câu hỏi
- C. Phương pháp:
+ Nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích, thảo luận, qui nạp.
+ KT động não, trình bày một phút, khăn phủ bàn, chia nhóm
- D. Tiến trình giờ dạy:
- 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
- 2. Kiểm tra bài cũ:
GV đặt câu hỏi: Em hiểu thế nào là liên kết câu và liên kết đoạn văn ?
* Đáp án:
* Liên kết câu và liên kết đoạn văn trong văn bản chính là liên kết về nội dung và hình thức:
- Liên kết về nội dung:
+ Chủ đề của đoạn văn có quan hệ chặt chẽ với chủ đề chung của văn bản.
+ Nội dung các câu đều hướng vào chủ đề của đoạn văn.
+ Trình tự sắp xếp các câu: Hợp lí, lôgic.
* Liên kết về hình thức: các câu, đoạn văn được liên kết với nhau bằng một số phép liên kết:
+ Phép lặp từ ngữ.
+ Phép đồng nhất, liên tưởng.
+ Phép thế.
+ Phép nối.
- Bài mới:
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi - Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút - Thời gian: ( ) |
|
- GV dẫn dắt : Ở bài trước chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về phép liên kết ( liên kết câu và liên kết đoạn văn) Hôm nay chúng ta sẽ đi luyện tập các cách liên kết trong câu, đoạn văn nhằm nâng cao hiệu quả trong giao tiếp. |
|
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
NỘI DUNG BÀI HỌC |
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động - Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề - Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút - Thời gian: ( ) |
|
* Giáo viên trình chiếu bài tập cho học sinh theo dõi và trả lời nhanh : Đoạn văn có sự liên kết không ? Tại sao ? - HS trả lời. * GV chuẩn kiến thức: Ao hồ bị ô nhiễm, túi bóng, lon bia vứt 1 cách tràn lan. Người tắm chung với rác thải. Có nhiều người đi du lịch ăn xong một thứ gì đó một số người vứt vào thùng rác, một số người họ vứt thẳng xuống đất. Những người lịch sự ít hơn người không lịch sự. => Đoạn văn lủng củng, thiếu sự liên kết vì các câu chưa tập chung vào cùng chủ đề, mỗi câu lại có chủ đề khác nhau. ? Tại sao phải liên kết câu và liên kết đoạn văn? + Các câu trong đoạn văn phải liên kết với nhau thì ta mới có một đoạn văn hoàn chỉnh. Nếu các câu không liên kết thì trở thành chuỗi các câu hỗn hợp. + Các đoạn trong văn bản phải liên kết với nhau mới có một văn bản hoàn chỉnh. Nếu các đoạn không liên kết thì sẽ tạo thành chuỗi các đoạn văn hỗn hợp ? Liên kết câu & liên kết đoạn văn thể hiện trên những phương diện nào ? + Liên kết về nội dung và liên kết về hình thức ? Chúng ta có thể sử dụng những phép liên kết nào để liên kết câu và liên kết đoạn văn ? + Các câu văn, đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính là phép lặp, phép đồng nghĩa, trái nghĩa, phép liên tưởng, phép thế, phép nối. |
I. Lý thuyÕt: 1. Liên kết câu câu, liên kết đoạn văn.
2. Ph¬ng diÖn liên kết:
|
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập - Phương pháp: - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn - Thời gian: ( ) |
|
* Giáo viên trình chiếu bài tập1 * GV gọi học sinh đọc và xác định yêu cầu bài tập số 1 (SGK- 49& 50) Kĩ thuật trình bày một phút * Gọi học sinh đọc đoạn văn a ? Chỉ ra phép liên kết câu trong đoạn văn a ? Dựa vào đâu để em kết luận như vậy ? ? Cụm từ “ như thế” thay thế cho câu nào trong đoạn trước ? + Câu cuối đoạn 1 * Gọi học sinh đọc đoạn b ? Các câu trong đoạn văn b được liên kết bằng cách nào ? ? Hai đoạn văn liên kết bằng phép liên kết nào? * Gọi học sinh đọc đoạn c ? Em hãy chỉ ra phép liên kết câu ở đoạn văn c ? * Gọi học sinh đọc đoạn d ? Em hãy chỉ ra phép liên kết được dùng trong đoạn văn d? * Giáo viên trình chiếu bài tập2 ? Đọc bài tập số 2 ? ? Xác định yêu cầu bài tập số 2 ? ? Tìm cặp từ trái nghĩa phân biệt đặc điểm của thới gian vật lý với đặc điểm của thời gian tâm lí, giúp cho hai đoạn văn ấy liên kết chặt chẽ với nhau…? * Giáo viên trình chiếu bài tập 3,4 ? Đọc và nêu yêu cầu của bài tập số 3 & 4 ? ? Yêu cầu bài tập 4 khác với bài tập 3 ở chỗ nào ? * GV chia lớp ra thành hai khu vực mỗi khu vực 1 bài tập ( 3,4), mỗi khu vực chia thành các nhóm nhỏ * Các nhóm thảo luận ( Thời gian 5’) -> Học sinh báo cáo kết quả. Đổi chéo đáp án thảo luận cho nhóm bạn * Giáo viên chữa từng bài tập. * Học sinh nhận xét chéo. * Bài tập số 3 ? Chỉ ra lỗi sai về liên kết nội dung trong đoạn văn a ? Vì sao em biết? ? Với lỗi trên ta có thể chữa như thế nào?
? Lỗi sai trong đoạn văn b là gì ? Hãy chỉ ra lỗi cụ thể ? ? Em có thể chữa lại như thế nào cho đúng ?
* Bài tập số 4 ? Chỉ ra và nêu cách sửa lỗi liên kết hình thức trong hai đoạn trích ? Cho HS s¾m vai c« gi¸o híng dÉn c¸c b¹n tù gi¶i bµi tËp 4 ? H·y chØ ra lçi sai ? c¸ch söa c¸c lçi sai ®ã nh thÕ nµo?
|
II. Luyện tập: Bài tập số 1( SGK-49& 50): Chỉ ra các phép liên kết a. Phép liên kết câu, đoạn văn: + Trường học- trường học (lặp-liên kết câu). + “như thế” thay thế cho câu cuối ở đoạn trước ( thế, liên kết đoạn văn). b. Phép liên kết câu, đoạn văn. + Văn nghệ - văn nghệ (Lặp- liên kết câu). + Sự sống -sự sống(lặp -liên kết đoạn văn). c. Phép liên kết câu. + Thời gian - thời gian, con người - con người (lặp). d. Phép liên kết câu. + Yếu đuối - mạnh; hiền lành - ác ( trái nghĩa).
Bài tập số 2: (SGK-50) Các cặp từ trái nghĩa. + (Thời gian)vật lí (Thời gian)tâm lí. + Vô hình hữu hình. + Giá lạnh nóng bỏng. + Thẳng tắp hình tròn. + Đều đặn lúc nhanh lúc chậm.
Bài tập số 3: (SGK-50) Chỉ ra lỗi liên kết và cách sửa lỗi a. Lỗi về liên kết nội dung: các câu không phục vụ chủ đề chung của đoạn văn. + Chữa: Thêm 1 số từ ngữ hoặc câu để thiết lập chủ đề giữa các câu: “ Cắm...đêm. Trận địa...của anh...dòng sông. Anh chợt nhớ hồi đầu mùa lạc, hai bố con anh.........Bây giờ, mùa...cuối” b. Lỗi về liên kết nội dung: trật tự các sự việc nêu trong các câu không hợp lí. + Chữa: Thêm trạng ngữ thời gian vào câu(2) để làm rõ mối quan hệ thời gian giữa các sự kiện: “ Suốt hai năm anh ốm nặng, chị làm quần quật…”
Bài tập số 4: (SGK-50) Chỉ ra lỗi về liên kết hình thức và cách sửa a) Lỗi: Danh từ ở Câu 2 và Câu 3 không thống nhất Cách sửa: Thay đại từ “ nó ” bằng đại từ “ chúng”. b) Lỗi: Từ “ văn phòng” và từ “ hội trường” không cùng nghĩa với nhau trong trường hợp này. -> Sửa” Thay từ “ hội trường” ở Câu 2 bằng từ “ văn phòng” |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: Sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế - Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn trải bàn - Thời gian: ( ) |
|
GV yêu cầu: Viết một đoạn văn với chủ đề: Lợi ích của việc đọc sách có sử dụng ít nhất 2 trong các phép liên kết sau: phép lặp, phép đồng nghĩa, trái nghĩa, phép liên tưởng, phép thế, phép nối. - HS thực hiện. GV gọi 2-3 HS lên chữa bài và chấm điểm, nhận xét |
|
HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG, TÌM TÒI, SÁNG TẠO - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thảo luận nhóm - Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Thời gian: ( ) |
|
GV yêu cầu: Sưu tầm thêm những đoạn văn có sử dụng phép liên kết
|
- Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài sau:
+ Hoàn chỉnh bài tập.
+ Viết đoạn văn ngắn nói về hiện tượng học sinh lời chuẩn bị bài trước khi đến lớp, chỉ ra được liên kết về nội dung và hình thức của đoạn văn ấy.
+ Chuẩn bị: "Trả bài viết Tập làm văn số 5"( Nghị luận xã hội)
( Xem lại lí thuyết, phương pháp, bố cục bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng xã hội. Chuẩn bị dàn ý bài viết Tập làm văn số 5 cho giờ trả bài )