Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Chuyện người con gái Nam Xương. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Ngày soạn : Ngày dạy : Tuần 4 Tiết 16 VĂN BẢN: CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG ( Trích: “Truyền kỳ mạn lục” -Nguyễn Dữ) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS có khả năng : 1 Kiến thức: + Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong một tác phẩm truyện truyền kì. + Hiện thực về số phận người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ cũ và vẻ đẹp truyền thống của họ. + Sự thành công của tác giả về nghệ thuật kể truyện. + Mối liên hệ giữa tác phẩm và Vợ chàng Trương. 2 Kỹ năng: + Vận dụng kiến thức đã học để học-hiểu tác phẩm viết theo thể loại truyền kì. + Cảm nhận được những chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm tự sự có nguồn gốc dân gian. 3 Phát triển năng lực: + Giao tiếp: Trình bày, suy nghĩ, nhận xét đánh giá, liên hệ thực tế 4. Thái độ: + Giáo dục thái độ trân trọng đối với ng¬ười phụ nữ. B. CHUẨN BỊ * Giáo viên: + Sưu tầm Tác phẩm Truyền kì mạn lục"( bản dịch của Ngô Văn Triện) sưu tầm ảnh đền thờ Vũ Nương bên sông Hoàng Giang. + Tham khảo các tư liệu có liên quan: + Chân dung Nguyễn Dữ * Học sinh: Đọc kỹ văn bản, tìm hiểu các nội dung đã được hướng dẫn ở tiết trước. Soạn bài theo câu hỏi SGK, thêm phần tóm tắt, tìm hiểu thêm tác giả, tác phẩm Truyền kì mạn lục, các tác phẩm có cùng nội dung tư tưởng. C. PHƯƠNG PHÁP + Nêu vấn đề, phân tích, giảng bình, thảo luận nhóm. + Kĩ năng giao tiếp, lắng nghe tích cực, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, tìm kiếm và xử lí thông tin.v.v. D. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY 1 Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số 2 Kiểm tra bài cũ: ? Nêu nội dung và nghệ thuật và ý nghĩa của văn bản “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền đ¬ược bảo vệ và phát triển của trẻ em” ? * Nội dung: + Bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là 1 trong những vấn đề quan trọng, cấp bách có ý nghĩa toàn cầu. * Nghệ thuật: + Trình bày rõ ràng hợp lí. + Mối liên kết lô-gíc giữa các phần làm cho văn bản có kết cấu chặt chẽ. + Sử dụng phương pháp pháp nêu số liệu, phân tích khoa học * Ý nghĩa của văn bản: + Văn bản nêu nên nhận thức đúng đắn và hành động phải làm vì quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:(Trải nghiệm) - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp, kĩ thuật: quan sát tranh ; - Thời gian: 3’ GV yêu cầu HS: Đọc những bài thơ/ ca dao viết về đề tài người phụ nữ - HS đọc - GV nhận xét và chuyển ý: Người phụ nữ VN vốn có nhiều phẩm chất tốt đẹp song lại phải chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội, đặc biệt là xã hội phong kiến. Chính vì lẽ đó mà họ đi vào thơ văn với những nét đẹp phẩm hạnh nhưng cũng biết bao cay đắng, truân chuyên. Vũ Nương trong đoạn trích Chuyện người con gái Nam Xương là một trong những nhân vật như thế. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu đoạn trích này để tự hào và trân quý phụ nữ Việt hơn. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động - Phương pháp, kĩ thuật: Tổ chức các hoạt động tìm hiểu và phân tích ngữ liệu, thảo luận nhóm, báo cáo kết quả, thảo luận cặp đôi - Thời gian: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC * Giáo viên yêu cầu HS : Hãy nêu một số nét cơ bản về tác giả ? * Giáo viên giới thiệu chân dung nhà văn và bổ sung: (chiếu slide 1) - Nguyễn Dữ là con của Nguyễn Tướng Phiên (Tiến sĩ năm Hồng Đức thứ 27, đời vua Lê Thánh Tông 1946 Quê: huyện Tr¬ường Tân, nay là huyện Thanh Miện, tỉnh Hải D¬ương. Ông là học trò của Nguyễn Sinh Khiêm.Tuy học rộng, tài cao nhưng Nguyễn Dữ tránh vòng danh lợi, chỉ làm quan một năm rồi về sống ẩn dật ở quê nhà . - Hiện chưa rõ cụ thể năm sinh, năm mất nhưng theo các tài liệu dự đoán ông sống vào nửa đầu TK 16, là học trò giỏi của Tuyết giang phu Tử Nguyễn Bỉnh Khiêm. Chế độ pk nhà Hậu Lê sau một thời kì phát triển rực rỡ cuối thế kỉ 15 đã bắt đầu lâm vào khủng hoảng, chính sự suy yếu, tập đoàn phong kiến Lê- Trịnh – Mạc tranh giành quyền lực gây loạn lạc liên miên. Chán nản trước thời cuộc, lại ảnh hưởng từ thầy học, sau khi đi hương cống Nguyễn Dữ làm quan một năm rồi ở ẩn vùng rừng núi Thanh Hoá. Đó là cách phản kháng của người trí thức đương thời. * Giáo viên: Em hiểu gì về thể loại truyền kì mạn lục ? - HS trả lời. GV bổ sung : Truyện truyền kì thường mô phỏng những cốt truyện dân gian hoặc dã sử vốn được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân ( cũng có khi cốt truyện là của Trung Quốc nhưng lại được phát triển trên cơ sở bối cảnh của xã hội Việt Nam. Hầu hết các nhân vật đều là người nước ta, sự việc diễn ra hầu hết ở nước ta ). Chuyện người con gái Nam Xương là truyện thứ 16 trong số 20 truyện của truyền kì mạn lục, có nguồn gốc từ một truyện dân gian trong “Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam ” được gọi là truyện “ Vợ chàng Trương”-> Có thể nói Nguyễn Dữ đã gửi gắm vào tác phẩm những tâm tư, tình cảm, nhận thức và khát vọng của người trí thức có lương tri trước những vấn đề lớn của thời đại, của con người. Cái chết bi thảm của Vũ Nương đã từng làm rung động bao tâm hồn thi sĩ, để lại nhiều bài thơ viếng Vũ Thị rất hay như bài thơ của Lê thánh Tông trong phần đọc thêm – Sgk tr/52. - Tác phẩm được chuyển thể thành vở chèo “ Chiếc bóng oan khiên” * Giáo viên cho học sinh xác định giọng đọc : Đọc chính xác, rõ ràng, giọng điệu kêu gọi thống thiết ( chú ý con số, thuật ngữ, tên riêng ). * Giáo viên đọc mẫu 1 đoạn * GV gọi 3 học sinh đọc -> Giáo viên nhận xét. ? Tìm hiểu chú thích từ 1 đến 6? ? Văn bản được viết theo phương thức nào ? + Tự sự, miêu tả và biểu cảm * Giáo viên: Đặc trưng của văn bản tự sự trung đại Việt Nam nổi bật là: cách xây dựng tình huống truyện như kịch,các tình tiết tiêu biểu xoay quanh các nhân vật chính chứ không phải ở ngôn từ ? Truyện kể về ai? Kể về việc gì? + Câu chuyện kể về số phận oan nghiệt của ngư¬ời phụ nữ có nhan sắc, có đức hạnh dư¬ới chế độ phong kiến, chỉ vì một lời nói ngây thơ của con trẻ mà bị nghi ngờ, bị sỉ nhục, bị đẩy đến b¬ước đ¬ường cùng-> Tự kết liễu cuộc đời mình. Tác phẩm còn thể hiện mơ ước ngàn đời của nhân dân: Người tốt bao giờ cũng được đền trả xứng đáng, dù chỉ là ở một thế giới huyền bí. ? Truyện có thể chia làm mấy đoạn? Nêu ý từng đoạn ? + Đoạn 1: Từ đầu đến “lo liệu như¬ cha mẹ đẻ mình” -> Cuộc hôn nhân giữa Trư¬ơng Sinh và Vũ N¬ương, sự xa cách và phẩm hạnh của nàng. + Đoạn 2: Tiếp đến “ đã qua rồi” -> Nỗi oan khuất và cái chết bị thảm của Vũ N¬ương. + Đoạn 3: Còn lại -> Vũ Nư¬ơng đ¬ược giải oan. * Giáo viên: Cũng có thể chia 2 đoạn theo 2 cảnh lớn + Khi ở nhân gian + Khi dưới thuỷ cung ? Tóm tắt ngắn gọn Chuyện người con gái Nam Xương?(Cho H tìm các sự việc) +Trương Sinh và Vũ Nương lấy nhau, đang sum họp đầm ấm, đất nước xảy ra nạn binh đao, Trương Sinh phải đi lính, Vũ Nương ở nhà phụng dưỡng mẹ già, nuôi con nhỏ. Để dỗ con, nàng thường chỉ vào cái bóng của mình trên tường và bảo là cha nó. Khi Trương Sinh trở về thì con đã biết nói. đứa bé ngây thơ kể với Trương Sinh về chuyện người cha đêm đêm đến với mẹ con nó. Chàng nổi máu ghen mắng nhiếc vợ thậm tệ rồi đánh đuổi vợ đi khiến nàng phẫn uất chạy ra bến Hoàng Giang đâm đầu xuống sông tự tử. Khi hiểu ra nỗi oan của vợ, Trương Sinh đã lập đàn giải oan cho vợ ở nơi ấy.Bến sông hiện nay ở Lí Nhân – Hà Nam vẫn còn đền thờ Vũ Nương. ? Vũ Nương được miêu tả trong những hoàn cảnh khác nhau n.t.nào? + Trong cuộc sống vợ chồng + Khi chồng đi lính + Khi xa chồng + Khi bị nghi oan + Khi được giải oan ? Vũ Nương được giới thiệu n.t.nào? + Quê: Nam Xương + Tính cách: Thùy mị, nết na + Ngoại hình: xinh đẹp ? Qua cách giới thiệu của tác giả, em thấy Vũ Nương là người như thế nào? Cách giới thiệu của tác giả về nhân vật chính như thế nào? + Cụ thể, ngắn gọn, rõ ràng ? Vũ Nương xử sự n.t.nào trong cuộc sống trước tính hay ghen của T.Sinh? * Giáo viên: Vũ Nương ý thức được thân phận mình xuất thân từ con nhà kẻ khó. Nàng ý tứ, cư xử đúng mực, nết na hiền dịu. Vì vậy hạnh phúc gia đình vẫn được bảo vệ. ? Em hãy tìm chi tiết miêu tả cử chỉ, lời nói của Vũ Nương khi tiễn chồng đi lính ? + Rót chén rượu đầy + Chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu mặc áo gấm trở về + Chỉ xin ngày về manh theo 2 chữ bình yên. ? Qua cử chỉ và lời dặn dò ấy giúp em hiểu gì về tình cảm của Vũ Nương với chồng ? + Những cử chỉ và lời dặn dò đầy tình nghĩa thể hiện sự thông cảm trước nỗi vất vả mà chồng sẽ phải chịu đựng vừa nói lên nỗi khắc khoải nhớ nhung của mình.-> Ghi bảng ? Khi Trương Sinh đi vắng, tình cảm của nàng đối với chồng đựơc thể hiện qua câu văn nào? + Mỗi khi có bướm lượn...không thể nào ngăn được... ? Em hiểu tâm trạng của nàng lúc đó ra sao? + Hình ảnh “ Bướm lượn đầy vườn” chỉ cảnh mùa xuân. “Mây che kín núi” chỉ cảnh mùa đông ảm đạm. Đây là những hình ảnh ước lệ mượn cảnh vật thiên nhiên để chỉ sự trôi chảy của thời gian. => Nỗi nhớ cứ đong đầy theo năm tháng 4 mùa đều nhớ thương mòn mỏi, ngóng trông. ? Nhận xét gì về những câu văn trong đoạn văn này? *Giáo viên bình: Câu văn biền ngẫu như nhịp đập của trái tim. Trái tim ấy giàu tình yêu thương, biết chịu đựng, chờ đợi để yên lòng người đi xa, thật đáng trân trọng. Trong những ngày tháng xa chồng, tình cảm của nàng lại càng đáng trân trọng hơn. ? Qua đó ta thấy tình cảm của Vũ Nương đối với chồng ntn? ? Khi chàng ra trận, ở nhà nàng đối xử với mẹ chồng ra sao? * GV yêu cầu HS : Đọc lời trăng trối của mẹ chồng Vũ Nương và trả lời câu hỏi : ? Lời trăng trối đó có ý nghĩa ntn? + Tình cảm VN đối với mẹ chồng + Thể hiện sự ghi nhận nhân cách và đánh giá cao công lao của VN đối với mẹ chồng. ? Theo em, vì sao Vũ Nương lại có thể chăm sóc mẹ chồng hết lòng như vậy? + Vũ Nương là người phụ nữ giàu lòng nhân hậu.Yêu thương mẹ chồng như mẹ đẻ của mình. + Xa chồng, nàng gửi gắm tất cả nỗi thương nhớ và tình yêu vào đứa con thơ và mẹ chồng già yếu. Cho nên nàng hết lòng chăm sóc mẹ chồng. ? Đối với con, VN là người mẹ n.t.nào? ? Tìm các chi tiết thể hiện điều đó? ? Khái quát p/c của nhân vật Vũ Nương? ? Theo em nếu xét các đức tính cần có theo quan niệm phong kiến xưa kia của người phụ nữ (tam tòng tứ đức) thì nàng Vũ Nương đã có đủ chưa? * Giáo viên: Giải thích thêm về “tam tòng tứ đức” (công, dung, ngôn, hạnh- đẹp người, đẹp nết, đủ đức, đủ tứ đức) * GV chuyển ý: Xuất phát từ cảm hứng nhân đạo & ngợi ca Ng.Dữ đã khắc họa một p/nữ bình dân có vẻ đẹp hoàn thiện toàn mỹ, là p/nữ lý tưởng trong XHPK: Một p/nữ nết na, giàu đức hi sinh, toàn tâm toàn ý dành cho chồng. Một người phụ nữ đẹp người, đẹp nết như vậy đáng ra phải được hưởng hạnh phúc trọn vẹn. Vậy mà VN phải chết một cách oan uổng, đau đớn. Nỗi oan của Vũ Nương diễn ra ntn? Nguyên nhân dẫn tới bi kịch của V. N? Cô trò ta cùng tìm hiểu ở phần tiếp sau. ? Khi chồng trở về, Vũ Nương bị nghi oan ntn? + Bị chồng nghi ngờ là thất tiết. ? Nguyên nhân dẫn tới bi kịch của Vũ Nương? + T. Sinh ghen tuông, ngờ vực, đa nghi. => T Sinh mắng nhiếc, đuổi vợ đi ? Những yếu tố nào đã khiến cho tính đa nghi của Tr. Sinh trở nên mù quáng? ? Vũ Nương đã làm gì khi bị chồng nghi oan? - Phân trần, thanh minh * GV yêu cầu HS : Hãy đọc những lời thoại của Vũ Nương? * Hs đọc ? Phân tích ý nghĩa từng lời thoại đó? + Lời thoại 1: Nói đến thân phận mình, tình vợ chồng, khẳng định lòng chung thủy - > tìm cách hàn gắn hạnh phúc gia đình có nguy cơ tan vỡ + Lời thoại 2: Nói lên nỗi đau đớn, thất vọng khi không hiểu vì sao bị đối xử bất công, không có quyền tự vệ khi làng xóm bênh vực, biện bạch cho. Hạnh phúc gia đình tan vỡ, tình yêu không còn + Lời thoại 3: Thất vọng tột cùng, cuộc hôn nhân không thể hàn gắn, Vũ Nương mượn dòng nước quê hương để giãi bày tấm lòng trong trắng của mình. * Gv bình: Chỉ 1 đoạn văn ngắn, tác giả vẽ lên bao hình ảnh thiên nhiên với bao nét biểu hiện của nhiều mất mát đáng tiếc, những cái chết vô cùng xót xa: Nào là "bình rơi, trâm gẫy", sen rũ, liễu tàn, khóc tuyết bông hoa rụng xuống, kêu xuân cái én lìa đàn...." Tác giả mượn những hình ảnh TN để biểu hiện tâm trạng con người theo p/cách ước lệ của văn chương trung đại ? Kịch tính truyện được đẩy lên cao hơn bởi hành động nào của Vũ Nương? ? Vì sao Vũ Nương phải tìm đến cái chết? + Vì Vũ Nương bế tắc tuyệt vọng + Nàng không còn cách nào để minh oan cho mình ? Bi kịch của Vũ Nương có ý nghĩa n.t.nào? ? Qua bi kịch của Vũ Nương, em có suy nghĩ gì về số phận của người phụ nữ xưa? * Giáo viên liên hệ: thơ H.X.Hương “ Bảy nổi ba chìm với nước non, rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn. + Truyện Kiều: Đạm Tiên:tài sắc khi chết đi nấm mồ vô chủ, không ai hương khói,tài sắc vẹn toàn như T.Kiều mà 15 năm lưu lạc, bị dập vùi,chìm nổi... => Có thể nói hạnh phúc gia đình là điều quí giá nhất đối với nàng, là điều nàng sẵn sàng hi sinh mọi thứ để đánh đổi, nàng hết chăm lo vun đắp hạnh phúc nhưng giờ đều tan vỡ, nàng không thể cứu vãn trước người chồng đa nghi, bảo thủ và độc đoán như Trương Sinh. ? Em có nhận xét gì, suy nghĩ gì về hành động tự trẫm mình xuống dòng sông tự vẫn của Vũ nương + Đây là hành động quyết liệt cuối cùng để bảo toàn danh dự. ? Theo em, đây có phải là hành động bột phát trong cơn nóng giận không ? + Không phải là hành động bột phát như truyện cổ tích miêu tả (Vũ Nương chạy một mạch ra bến H.Giang đâm đầu xuống nước) Mà đây là hành động có sự chỉ đạo của lí trí, có sự chuẩn bị, sắp đặt và cũng thể hiện dụng ý của nhà văn. * HS Hoạt động nhóm 5 phút- KT khăn phủ bàn: ? Hiện tượng người phụ nữ có phẩm hạnh khi bất mãn với cuộc sống chọn dòng nước trẫm mình có phải là hiện tượng hiếm thấy trong văn học hay không ? Có nhân vật nào cũng làm như vậy ? + Đây là một hiện tượng không hiếm trong văn học mà thực tế đời sống xã hội phong kiến sau này trong truyện Kiều của Nguyễn Du -> Nàng Kiều cũng trẫm mình xuống sông Tiền Đường khi quá đau khổ. ? Qua tất cả những chi tiết phân tích trên, em nhận xét gì về nhân vật Vũ Nương ? * Giáo viên kết luận: Vũ Nương - người phụ nữ đáng thương, đáng trân trọng. Với nàng, không còn con đường nào khác, nàng đã hành động quyết liệt nhất sau bao đắng cay, giãi bày, đấu tranh và van nài. Còn ngày nay, nếu ai đó bị rơi vào hoàn cảnh tương tự chắc sẽ không như V.N - tìm đến cái chết tuyệt vọng, mà phải bình tĩnh kiên trì, tìm mọi cách bằng lời nói, việc làm cụ thể để tự bảo vệ, minh oan cho mình, chống lại tất cả bất công phi lý, độc đoán, nhẫn tâm. A. Giới thiệu chung: 1. Tác giả: Nguyễn Dữ + Sống ở thế kỷ 16 + Học trò xuất sắc của Nguyễn Bỉnh Khiêm + Học rộng, tài cao 2. Tác phẩm: + Truyền kì mạn lục(Sgk- 49) Gồm 20 truyện. Viết bằng chữ Hán. + Truyện thứ 16 của tập "Truyền kỳ mạn lục" + Nhân vât mà Nguyễn Dữ lựa chọn để kể: Những người phụ nữ, tri thức, ở đây là Vũ Nương. B. Đọc hiểu văn bản: 1. Đọc- chú thích: 2. Bố cục: + PTBĐ: tự sự, miêu tả, biểu cảm + 3 phần 3.Phân tích: a Vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương: + Tính cách: Thùy mị, nết na + Ngoại hình: xinh đẹp * Đối với chồng: + Thuận hòa, giữ gìn khuôn phép để cuộc sống gia đình êm đẹp. + Khi chồng ra trận: Lo lắng, ân cần, cảm thông, thủy chung -> Sử dụng câu văn biền ngẫu => Tình cảm yêu thương chồng tha thiết, mong mỏi cuộc sống bình yên * Đối với mẹ chồng & con trai: + Lấy lời ngọt ngào khuyên lơn, lo thuốc thang, chăm sóc khi mẹ chồng ốm đau. + Lo ma chay chu đáo khi mẹ chồng mất + Đối với con trai: Nuôi dạy, chăm sóc, an ủi khi cha vắng nhà => Vũ Nương là người phụ nữ đẹp người, đẹp nết, đức hạnh,đảm đang, hiếu thảo, thủy chung, hết lòng vun đắp hạnh phúc gia đình, rất mực yêu thương con.( nàng hội tụ các phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ xưa: công- dung- ngôn -hạnh) *. Nỗi oan của Vũ Nương: + Nguyên nhân: Trương Sinh ghen tuông, ngờ vực. đa nghi vợ không thủy chung + Hành động của Vũ Nương: Phân trần, thanh minh để hàn gắn hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ tan vỡ. + Đau đớn, thất vọng, không thể thanh minh =>Tự vẫn để bảo toàn danh dự, nhân phẩm => Phản ánh sự bế tắc, vô vọng của Vũ Nương. Tố cáo XHPK nam quyền, xem trọng quyền uy của người giàu. ->Thể hiện niềm cảm thông của tác giả đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập - Phương pháp, - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn - Thời gian: GV đặt câu hỏi: Qua phần 1 em hãy làm rõ phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương? + Vũ Nương là người phụ nữ đẹp người, đẹp nết, đức hạnh, hiếu thảo, thủy chung, hết lòng vun đắp hạnh phúc gia đình ( dẫn chứng) 4. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài sau: + Học bài, nắm tiểu sử tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. + Học thuộc lòng tóm tắt văn bản "Chuyện người con gái Nam Xương + Soạn tiếp phần còn lại của văn bản. ( Đọc kĩ một lần toàn bộ văn bản, phân tích Nhân vật Vũ Nương, Trương Sinh, bé Đản=> ý nghĩa tố cáo qua nhân vật Trương Sinh)