Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Chuyện người con gái Nam Xương (tiếp). Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.

Ngày soạn : Ngày dạy : Tuần 4 - Tiết 17: (Tiếp) Văn bản: CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG ( Trích: “Truyền kỳ mạn lục”Nguyễn Dữ) A. . MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS có khả năng : 1 Kiến thức: + Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong một tác phẩm truyện truyền kì. + Hiện thực về số phận người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ cũ và vẻ đẹp truyền thống của họ. + Sự thành công của tác giả về nghệ thuật kể truyện. + Mối liên hệ giữa tác phẩm và Vợ chàng Trương. 2 Kỹ năng: + Vận dụng kiến thức đã học để học-hiểu tác phẩm viết theo thể loại truyền kì. + Cảm nhận được những chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm tự sự có nguồn gốc dân gian. 3 Phát triển năng lực: + Giao tiếp: Trình bày, suy nghĩ, nhận xét đánh giá, liên hệ thực tế 4. Thái độ: + Giáo dục thái độ trân trọng đối với ng¬ười phụ nữ. B. CHUẨN BỊ * Giáo viên: + Sưu tầm Tác phẩm Truyền kì mạn lục"( bản dịch của Ngô Văn Triện) sưu tầm ảnh đền thờ Vũ Nương bên sông Hoàng Giang. + Tham khảo các tư liệu có liên quan: + Chân dung Nguyễn Dữ * Học sinh: Đọc kỹ văn bản, tìm hiểu các nội dung đã được hướng dẫn ở tiết trước. Soạn bài theo câu hỏi SGK, thêm phần tóm tắt, tìm hiểu thêm tác giả, tác phẩm Truyền kì mạn lục, các tác phẩm có cùng nội dung tư tưởng. C. PHƯƠNG PHÁP + Nêu vấn đề, phân tích, giảng bình, thảo luận nhóm. + Kĩ năng giao tiếp, lắng nghe tích cực, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, tìm kiếm và xử lí thông tin.v.v. D. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: ? Phân tích những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương? * Yêu cầu: + Vũ Nương là một người phụ nữ xinh đẹp, nết na, hiền thục, hiếu thảo, thuỷ chung, nhưng lại không được hưởng hạnh phúc, phải chết một cách oan uổng, đau đớn: ( dẫn chứng: tình cảm của nàng đối với chồng, mẹ chồng, con trai, cách nàng thể hiện tình cảm, giữ gìn danh dự nhân phẩm của người phụ nữ 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp, kĩ thuật: quan sát tranh ; - Thời gian: Gv cho học sinh xem hình ảnh: Chiếc bóng trên tường. GV đặt câu hỏi: Hình ảnh này khiến em liên tưởng đến điều gì? GV: Điều gì khiến em cười khi xem vi deo HS: sự hồn nhiên, ngây thơ, đáng yêu của em bé GV chuyển ý: Trẻ em luôn có những cái nhìn, suy nghĩ rất ngây ngô, đáng yêu khiến người lớn phải bật cười. Tuy nhiên, có đôi lúc, sự ghen tuông, ích kỉ, mù quáng của người lớn đã che đi lí trí khiến người lớn hiểu sai sự những lời nói ngây thơ của con trẻ khiến cho nó không còn là niềm vui nữa mà là nguồn cơn của những bất hạnh, đau thương, oan trái. Chúng ta sẽ tìm hiểu tiết 2 của đoạn trích " Chuyện người con gái Nam Xương để thấy được điều này HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động - Phương pháp, kĩ thuật: Tổ chức các hoạt động tìm hiểu và phân tích ngữ liệu, thảo luận nhóm, báo cáo kết quả, thảo luận cặp đôi - Thời gian: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC * GV đặt câu hỏi: Sau khi Vũ Nương tự vẫn Trương Sinh biết vợ bị oan nhờ chi tiết nào? - HS trả lời: nhờ chi tiết cái bóng GV đặt tiếp câu hỏi: Em hãy phân tích ý nghĩa của cái bóng (được nhắc lại nhiều lần) trong tác phẩm? (HS giỏi) + Với bé Đản: Là người đàn ông xa lạ + Đối với Vũ Nương: Là nguyên nhân dẫn đến nỗi oan + Đối với T.Sinh: Là bằng chứng về sự hư hỏng của vợ, là sự thật về tội lỗi mình gây ra cho vợ. ? Vũ Nương bị nghi oan vì cái bóng và được minh oan cũng nhờ cái bóng. Theo em chi tiết này có phải là tình tiết trung tâm của câu chuyện không? Vì sao? + Chi tiết đặc sắc. Nếu không có nó sẽ theo tình huống khác, bi kịch sẽ kém hấp dẫn. ? Vậy cái bóng thể hiện tài năng gì của nhà văn Nguyễn Dữ ? + Đó là nghệ thuật xây dựng mâu thuẫn trong truyện lên đỉnh điểm thắt nút là cái bóng mà cởi nút cũng là cái bóng * Giáo viên: Vũ Nương dùng cái bóng để dỗ con, cho nguôi nỗi nhớ chồng nhưng mang tai hoạ.Cái bóng xuất hiện lần 2 lại để gieo oan và để giải oan cho nàng .Thầy Vũ Hiền Lương đã có bài thơ “ Bóng gieo oan rồi bóng lại giải oan Con người thực cả hai đều đau khổ Chuyện đời xưa ngàn năm sau còn nhớ Bởi mỗi người đều có bóng mang theo” ? Vũ Nương chết,Trương Sinh biết rõ sự thật, truyện kết thúc được chưa? Vì sao? ? Tại sao tác giả lại thêm đoạn Vũ Nương sống dưới thuỷ cung? + Mang dáng dấp truyện cổ tích, đúng với truyền kì đồng thời thoả mãn với tâm lý người dân ? Tóm tắt phần Vũ Nương sống dưới thuỷ cung? ? Khi gặp Phan Lang ở dưới thuỷ cung Vũ Nương đã nói gì? + Gặp Phan Lang ở dưới thuỷ cung Vũ Nương đã hỏi về gia đình, quê hương . ? Qua đó cho ta hiểu thêm vẻ đẹp nào của Vũ Nương? ? Vũ Nương nhắn gửi Phan Lang với Trương Sinh lập đàn... nhưng cuối cùng chỉ hiện về trên sông nước nói vọng vào chi tiết đó có ý nghĩa gì? + An ủi cho số phận của Vũ Nương, đồng thời một lần nữa tố cáo xã hội phong kiến: trong xã hội ấy người phụ nữ đức hạnh chỉ tìm thấy hạnh phúc ở nơi xa xăm, huyền bí, trần giới không bảo vệ được cho họ ... ? Vũ Nương trở về được miêu tả như thế nào? + Vũ Nương trở lại dương thế rực rỡ, uy nghi nhưng chỉ thấp thoáng giữa dòng sông lúc ẩn lúc hiện, lời tạ từ ngậm ngùi“ Đa tạ tình chàng......được nữa” bóng mờ nhạt dần biến đi mất-> Hạnh phúc không làm lại được, Trương Sinh phải trả giá cho hành động phũ phàng của mình. ? Em có nhận xét gì về các chi tiết: Vũ Nương sống dưới thuỷ cung, gặp Phan Lang, trở về? ? Cách thức đưa các yếu tố kì ảo vào trong truyện của Nguyễn Dữ? Tác dụng của nó? + Các yếu tố được đưa vào xen kẽ với nhiều yếu tố thực về địa danh đò Hoàng Giang, ải Chi Lăng, thời đại nhà Hồ, quân Minh x.lược... ->Thế giới kì ảo lung linh mơ hồ trở nên gần gũi với cuộc đời thực, làm tăng độ tin cậy. + Tạo kết thúc có hậu, thể hiện ước mơ của nhân dân: Khát khao được phục hồi danh dự, nhân phẩm. + Thức tỉnh người đọc: Chỉ vì sự ghen tuông mù quáng, vì sự hồ đồ, vũ phu mà kẻ làm chồng đã đẩy một người vợ thủy chung, đức hạnh đến chỗ chết oan ức. => Câu chuyện trước sau vẫn là bi kịch của người phụ nữ trong chế độ xã hội cũ. ? Qua việc xây dựng nhân vật cho ta thấy thái độ của tác giả đối với nhân vật Vũ Nương? ? Phần đầu truyện, cuộc hôn nhân của T.Sinh và Vũ Nương được giới thiệu ntn? + Cuộc hôn nhân có phần không bình đẳng…. +Trương Sinh là người có tính đa nghi đối với vợ phòng ngừa quá sức. ? Việc tác giả đưa chi tiết trên ở phần đầu truỵện có dụng ý nghệ thuật gì ? + Là chi tiết có ý nghĩa đến q/trình diễn biến của truyện cho hợp lý và chuẩn bị cho h/động thắt nút của câu chuyện. * GV gọi hs đọc “Qua năm sau ... việc đã qua rồi ”. ? C/tranh kết thúc,Trương Sinh trở về,đã có điều gì xảy ra trong gia đình chàng? Tâm trạng của chàng lúc này ra sao? + Tâm trạng nặng nề: Mẹ mất, con vừa học nói .... ? Trong h/cảnh và tâm trạng như vậy lời nói của bé Đản có tác động ntn đến Trương Sinh ? Hãy phân tích ? + Thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả. + Lời nói ngây thơ đã gieo vào lòng Tr.Sinh mối nghi nghờ không thể giải tỏa được. -> Trương Sinh đinh ninh là vợ hư, mối nghi ngờ ngày càng sâu, không có gì gỡ ra được. Chàng không đủ bình tĩnh để phán đoán. Đến đây kịch tính câu chuyện lên đến đỉnh điểm. * Giáo viên: Tác giả đi sâu m/tả nội tâm nhân vật. Đó là sáng tạo của Ng.Dữ trong thể loại truyền kỳ. Hiện lên từ đầu đến cuối một T.Sinh phàm phu tục tử, hồ đồ, thiển cận ... mối ngờ vợ ngoại tình ngày càng cao. Tác giả đã thể hiện tài năng của mình trong việc nắm bắt tâm lý n/v ở tình huống éo le. ? Từ sự nghi ngờ Trương Sinh đã có lời nói và hành động đối với Vũ Nương ntn? + La um cho hả giận . + Giấu không kể lời con nói, chỉ lấy chuyện bóng gió này nọ mà mắng nhiếc nàng, đánh đuổi đi. + Không thay đổi kể cả khi họ hàng làng xóm biện bạch cho nàng. + Mà đáng giận hơn cái chết của Vũ nương vẫn không làm cho Trương Sinh tỉnh ngộ để tin nàng trong sạch mà chỉ động lòng thương. ? Qua cách xử sự em thấyTrương Sinh là người ntn? + Nghe lời con trẻ một cách hồ đồ cùng chế độ nam quyền độc đoán đã dẫn đến cái chết đầy oan khuất của người p/nữ đức hạnh. + Cái chết của Vũ Nương là lời tố cáo đanh thép chế độ PK. Người phụ nữ như Vũ Nương lẽ ra phải được hưởng h/phúc trọn vẹn nhưng XHPK đã đối xử với họ thật bất công ? Qua nhân vật Trương Sinh, tác giả muốn phê phán điều gì ? + Phê phán thói ghen tuông mù quáng, tính độc đoán gia trưởng của người đàn ông trong gia đình dưới chế độ phong kiến ? Theo em, nguyên nhân sâu xa hơn dẫn đến cái chết của Vũ Nương là gì ? + Nguyên nhân sâu xa là chiến tranh phong kiến phi nghĩa khiến Trương Sinh phải đi xa -> là cơ hội để gây nên sự hiểu lầm...... ? Nếu hiểu bi kịch là: Sự mất đi những điều tốt đẹp, cái đẹp bị huỷ diệt, khát vọng hạnh phúc và khả năng không thể thực hiện được hạnh phúc đó trong thực tiễn.Vậy số phận Vũ Nương có phải là bi kịch không? Bi kịch được hiểu theo nghĩa nào? (H khá, giỏi) + Là bi kịch được hiểu theo 3 nghĩa * Giáo viên: Trương Sinh là hiện thân của chế độ nam quyền phong kiến bất công, sự độc đoán chuyên quyền đã làm tê liệt lí trí, đã giết chết tình người đã dẫn đến bi kịch. ? Em hãy nêu giá trị nội dung của tác phẩm? ? Em hiểu gì về người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ Nương ? + Cảm thông với người phụ nữ đức hạnh nhưng cũng bất hạnh. ? Tác giả bộc lộ thái độ gì qua câu chuyện ? + Tố cáo chế độ phong kiến phụ quyền đẩy người phụ nữ đến bước đường cùng của cuộc sống. ? Nêu ý nghĩa của văn bản? ? Em có nhận xét gì về nghệ thuật viết truyện của tác giả ? ? Câu chuyện hấp dẫn người đọc bởi chứa đựng những giá trị nào ? - Giá trị hiện thực và nhân đạo. + ? Theo em, đâu là những thành công của truyện về mặt nghệ thuật ? - Nghệ thuật dựng truyện, dựng nhân vật, sự sáng tạo trong việc kết hợp yếu tố kì ảo với tình tiết có thực + ? Những đoạn đối thoại và lời tự bạch của nhân vật có tác dụng gì ? - Đoạn đối thoại và lời tự bạch của nhân vật. Khắc hoạ quá trình tâm lí và tính cách n/vật +? Em nhận xét gì về cách dẫn dắt tình tiết câu chuyện ? ( Có tự nhiên, hợp lí hay không ? ) - Cách dẫn dắt tình tiết câu chuyện tự nhiên, hợp lí. * Học sinh đọc ghi nhớ * chi tiết chiếc bóng + Với bé Đản: Là người đàn ông xa lạ + Đối với Vũ Nương: Là nguyên nhân dẫn đến nỗi oan + Đối với T.Sinh: Là bằng chứng về sự hư hỏng của vợ, là sự thật về tội lỗi mình gây ra cho vợ. ->Chi tiết đặc sắc. Nếu không có nó sẽ theo tình huống khác, bi kịch sẽ kém hấp dẫn. -> Đó là nghệ thuật xây dựng mâu thuẫn trong truyện lên đỉnh điểm thắt nút là cái bóng mà cởi nút cũng là cái bóng * Vũ Nương sống dưới thuỷ cung: + Luôn nhớ chồng con, quê hương-> Bao dung, vị tha, ân nghĩa, nặng lòng với gia đình, khao khát được phục hồi danh dự. + Các yếu tố kì ảo đan xen yếu tố thực (điểm sáng tạo của Nguyễn Dữ) để hoàn chỉnh những nét đẹp của nhân vật tạo kết thúc có hậu thể hiện ước mơ về sự công bằng, về sự bất tử của cái thiện, cái đẹp của nhân dân. => Thái độ của tác giả: Ca ngợi người phụ nữ tiết hạnh, phê phán sự ghen tuông mù quáng. b Nhân vật Trương Sinh: + Đa nghi, vô học, độc đoán + Hành động nông nổi, hồ đồ, vũ phu, thô bạo => là hiện thân của chế độ phụ quyền bất công. ->Thái độ của tác giả: Phê phán sự ghen tuông mù quáng. 4. Tổng kết: a. Nội dung- ý nghĩa: *Nội dung: + Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam=> Cảm thông với số phận đầy bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ. *Ý nghĩa: + Với quan niệm cho rằng hạnh phúc khi đã tan vỡ không thể hàn gắn được, truyện phê phán thói ghen tuông mù quáng và ngợi ca vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. b Nghệ thuật: + Khai thác vốn văn học dân gian. + Sáng tạo về nhân vật, sáng tạo trong cách kể chuyện, sử dụng yếu tố truyền kỳ. + Sáng tạo nên một kết thúc tác phẩm không mòn sáo. c. Ghi nhớ: (SGK-51) HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập - Phương pháp, - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn - Thời gian: - Giaó viên phát phiếu thảo luận cho các nhóm lớn- 7 phút ( sử dụng KN tự tin, trình bày một phút, giao tiếp, lắng nghe...) Nhóm 1: ? Các hình ảnh: “bình rơi trâm gãy, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió” có ý nghĩa n.t.nào? + Là những hình ảnh chỉ sự đổ vỡ, héo tàn, không còn sức sống => Sự đau khổ, tuyệt vọng của V.Nương Nhóm 2: ? Hãy tìm những chi tiết khác nhau thể hiện sự sáng tạo của N.Dữ so với chuyện cổ tích? Nhóm 3: ? Trong chuyện cổ tích, khi bị oan, Vũ Nương chạy ra sông tự tử. Còn trong Chuyện người con gái N.Xương , Vũ Nương tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang thề cùng trời đất rồi mới gieo mình xuống sông. Hai cách kể đó tạo nên ý nghĩa khác nhau n.t.nào? Nhóm 4: ? Thân phận người phụ nữ xưa & nay khác nhau n.t.nào? Lấy ví dụ minh hoạ? * Các nhóm trình bày k.quả thảo luận. C. Luyện tập: HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: Hệ thống những kiến thức đã học và luyện tập - Phương pháp: Vấn đáp - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn - Thời gian: - GV yêu cầu: Vẽ bản đồ tư duy khái quát văn bản Chuyện người con gái Nam Xương - HS thực hiện theo nhóm bàn. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, SÁNG TẠO - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thảo luận nhóm - Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Phương tiện: Phiếu học tập - Thời gian: - GV yêu cầu: Hãy viết một kết thúc khác cho Chuyện người con gái Nam Xương 4. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài sau: + Đọc, tóm tắt lại văn bản, phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật. + Đọc thêm bài thơ của Lê Thánh Tông. + Tìm hiểu thêm về tác giả Nguyễn Dữ và tác phẩm Truyền kì mạn lục. + Nhớ được một số từ Hán Việt được sử dụng trong văn bản. + Chuẩn bị: Cách dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp: Đọc kĩ các nội dung trong SGK, trả lời các câu hỏi, nghiên cứu bài tập, tập lấy ví dụ minh hoạ nội dung bài học( đặt câu, viết đoạn văn)